Đề cử giải Mai vàng – Hội tụ gam màu cuộc sống
Nếu “Cánh đồng bất tận” và “Ngã rẽ” khắc họa số phận của những cuộc đời cùng khổ ở nông thôn thì “Chuyện tình mùa thu”, “ Cổng mặt trời” lại là những phim lãng mạn về tình yêu…
Sự lựa chọn của khán giả đã cho ra một kết quả thật bất ngờ khi 5 phim vào vòng bầu chọn của Giải Mai Vàng năm nay hội tụ đủ những gam màu của cuộc sống, đề tài và thể loại.
Đầy đủ cung bậc cảm xúc
Không quá bất ngờ khi phim Cổng mặt trời (đạo diễn Nguyễn Dương, Hãng phim Lasta sản xuất) vào top 5 vì đây vốn là phim đã được khán giả diễn đàn điện ảnh bình chọn là Phim truyền hình hay nhất trong năm 2010.
Nhà báo Cát Vũ nhận xét: “ Cổng mặt trời thành công chính là nhờ câu chuyện gần gũi, phản ánh đúng cuộc sống của giới trẻ cộng thêm sự hài hước duyên dáng của các nhân vật đã đáp ứng được nhu cầu của số đông khán giả. Phim mang lại những giây phút giải trí nhẹ nhàng”.
Cánh đồng bất tận là phim điện ảnh duy nhất vào vòng bầu chọn.
Phim Ngã rẽ (phần 3 của loạt phim Ký sự pháp đình, đạo diễn Tường Phương, Hãng phim TFS sản xuất) được các nhà chuyên môn khen nhiều nhất. Nhà báo Minh Tuyền đánh giá cao nội dung phim, còn nhà phê bình Thanh Lộc đã dành nhiều lời khen cho bộ phim này: “Ngã rẽ mang tính giáo dục cao và điều khiến phim lắng đọng nhất chính là đạo diễn đã sử dụng ngôn ngữ điện ảnh vào trong từng cảnh quay, tạo dựng được những chi tiết đắt giá, xúc động và đầy ấn tượng. Có thể nói đây là phần hay nhất trong loạt phim Ký sự pháp đình mà Tường Phương đã từng làm”.
Nhà báo Cát Vũ cho rằng: “Ngã rẽ là một phim truyền hình được làm khá nghiêm túc, chắc tay và đầy tâm huyết của đạo diễn. Giá trị sâu sắc mà phim mang lại chính là để cho người xem suy ngẫm, phải nhìn nhận lại một cách thấu đáo khi phán xét một con người.
Con mắt đạo diễn đã có những lựa chọn tinh tế, diễn viên nào vào phim dù nhỏ hay lớn tuổi, vai chính hay vai phụ đều có những thể hiện khá xuất sắc”. Đây cũng là bộ phim được nhiều người đặt kỳ vọng sẽ được đông đảo khán giả yêu thích và bầu chọn trong mùa giải này.
Video đang HOT
Không quá đình đám như một số phim giải trí khác, Chuyện tình mùa thu (đạo diễn Trương Dũng, Công ty Sóng Vàng sản xuất) cũng có dấu ấn riêng khi phát sóng. Đây là phim chuyển thể từ tác phẩm văn học với câu chuyện đẹp, lãng mạn và hấp dẫn của nhà văn Hoàng Thu Dung.
Giới chuyên môn nhận định có thể xem Chuyện tình mùa thu là một bước tiến cho thể loại phim thần tượng khi khai thác được câu chuyện tình yêu đẹp, lãng mạn trong một không gian đầy chất thơ và không thiếu éo le, kịch tính buộc người xem phải theo dõi đến tập phim cuối cùng.
Phim Ngã rẽ của đạo diễn Tường Phương được các nhà chuyên môn đánh giá cao.
Riêng Kỳ phùng địch thủ (đạo diễn – NSƯT Trần Ngọc Giàu) lại là một bất ngờ lớn khi phát sóng trên đài truyền hình tỉnh nhưng cũng nhận được nhiều tình cảm của khán giả. Phim về đề tài gia đình với những ân oán riêng giữa những con người sống trong một khu phố.
Bên cạnh những mâu thuẫn xung đột, phim cũng lồng ghép nhiều tình huống hài hước – vốn là “bản sắc” của phim truyền hình được sản xuất bởi hãng phim Phước Sang. Nhà báo Minh Tuyền nhận xét: “Kỳ phùng địch thủ không phải là phim nổi trội nhưng có thể chất hài trong phim đã thu hút được người xem”.
Cánh đồng bất tận: Vị trí độc tôn
Là phim điện ảnh duy nhất được vào vòng bầu chọn, Cánh đồng bất tận gần như giữ vị trí độc tôn khi đây là phim tạo đình đám nhất trong năm với “làn sóng dư luận” trong những ngày trước và sau khi phim ra rạp.
Phim nào cũng xứng đáng Dù thật khó khi so sánh giá trị giữa phim điện ảnh và truyền hình nhưng có thể nói rằng khán giả đã có những lựa chọn tinh tế và chuẩn xác để chắt lọc ra 5 trong số hàng trăm phim điện ảnh – truyền hình trong năm qua để đề cử tranh Giải Mai Vàng năm nay. Mỗi phim đều có ưu thế riêng và theo các nhà chuyên môn, giải thưởng năm nay thuộc về phim điện ảnh hay truyền hình cũng đều hoàn toàn xứng đáng.
Đã có rất nhiều lời khen dành cho bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học cùng tên vốn quá nổi tiếng này. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, Cánh đồng bất tận dù có vẻ như chiếm ưu thế vượt trội về mặt khán giả nhưng xét về góc độ nghề nghiệp, nếu tỉnh táo nhận định thì đây không hoàn toàn là phim xuất sắc nhất trong danh sách của vòng bầu chọn năm nay.
Trên trang web cá nhân, nhà phê bình Nguyễn Thanh Sơn thẳng thắn nhận xét: “Xem phim Cánh đồng bất tận, chúng ta chỉ mới thấy số phận trôi nổi đắng cay của ba cha con Sương hoàn toàn là một bi kịch cá nhân”.
Nhà báo Cát Vũ cũng bộc bạch những điều chưa hài lòng về bộ phim này: “Mỗi một chi tiết, nhân vật trong phim đều rất đẹp nhưng nếu đem ghép tất cả vào một tổng thể thì lại không có được một sự hòa hợp toàn diện mà chỉ là một sự gượng ép, rời rạc. Bối cảnh đẹp nhưng lại không hợp với câu chuyện phim bi đát, nhân vật đẹp nhưng lại không hợp với số phận con người. Cái đẹp trên phim chỉ để cho người ta ngắm chứ chưa thật sự mang giá trị phục vụ nội dung phim”.
Nhà phê bình – đạo diễn Tô Hoàng cũng phân tích nhiều về những cái được và chưa được của phim, nhưng không quá khắt khe, ông nhìn nhận: “Điều lớn lao mà Cánh đồng bất tận làm được chính là vừa bảo đảm được những giá trị của dòng phim nghệ thuật vừa thành công về mặt doanh thu”. Nói theo nhà phê bình Thanh Lộc, “đây là một dấu hiệu mừng cho điện ảnh Việt Nam”.
Theo Người Lao Động
Phim truyền hình tết: Hoa khoe sắc?
Còn gần hai tháng nữa mới đến tết, nhưng không khí làm phim tết đang khá sôi động ở các hãng phim truyền hình.
Khởi động sớm nhất có lẽ là bộ phim truyền hình dài bảy tập Người hoàn hảo vừa bấm máy vào cuối tháng 11...
TFS trở lại
Người hoàn hảo được xem là bộ phim duy nhất của Hãng Phim truyền hình TP.HCM (TFS) tham gia thị trường phim tết sau ba năm vắng bóng. Bộ phim này hi vọng sẽ là một bộ phim đáng xem bởi đã được đóng mộc "chất lượng" mang tên TFS qua những phim dành cho ngày tết như U6&U7, Ba chàng trai tuổi Hợi...
Nguyên nhân của sự gián đoạn phim tết trong thời gian qua, theo ông Việt Hùng - giám đốc TFS: "Một thời gian dài thời lượng phát sóng phim của TFS bị cắt giảm, vì thế phim ngắn tập rất khó chen chân vào. Năm nay lượng giờ phát sóng phim của chúng tôi đã tăng lên đáng kể. Mặt khác, việc đặt viết kịch bản phim ngắn tập cũng khó khăn hơn trước nhiều vì xu hướng chung bây giờ tác giả thích viết kịch bản dài tập".
Năm nay số lượng phim sản xuất dành cho ngày tết của Trung tâm Sản xuất phim truyền hình VN (VFC) cũng giảm đáng kể, chỉ có hai phim là Một tuần làm dâu (đạo diễn Mai Hồng Phong, 7 tập) và Đếm ngược đến 30 (6 tập, đạo diễn Trịnh Lê Phong). Trong khi tết năm 2010, VFC trình làng tới sáu phim.
Ông Đỗ Thanh Hải, giám đốc VFC, cho biết: "Tuy số lượng phim có giảm nhưng số tập phim vẫn tương đương, bởi các phim năm trước của chúng tôi thường chỉ có 1-2 tập".
Bộ phim Người hoàn hảo đánh dấu sự trở lại phim tết của Hãng phim TFS sau ba năm vắng bóng - Ảnh: TFS
Tư nhân "trội" hơn Nhà nước
Ngược lại, không khí sản xuất phim tết ở các hãng phim tư nhân khá sôi động. Ông Phần "nông thôn" (tên gọi vui của đạo diễn Nguyễn Hữu Phần - từng thành công trong vai trò đạo diễn các bộ phim nói về đề tài nông thôn như Ma làng, Gió làng Kình) - đang chuẩn bị vào TP.HCM tham gia bộ phim Nụ hôn giao thừa (5 tập, đạo diễn Xuân Phước, Công ty HIC phối hợp cùng Công ty V-Art sản xuất) với tư cách là chỉ đạo nghệ thuật kiêm tác giả kịch bản bộ phim.
Ông cười: "Đây là bộ phim đầu tiên của tôi sau khi nghỉ hưu ở VFC nên cần phải đầu tư một chút. Làm phim tết dĩ nhiên phải mang không khí vui vẻ đầu xuân. Câu chuyện Nụ hôn giao thừa đề cao giá trị gia đình, song song đó phản ánh phong tục tập quán đón tết ở các vùng miền như miền Tây, TP.HCM, Hà Nội...".
Đạo diễn Trần Lực, giám đốc Hãng phim Đông A, cho biết năm nay hãng sản xuất đến hai bộ phim tết là Ra ngõ gặp xuân (5 tập, đạo diễn Quang Đại) và Tía ơi về ăn tết (4 tập, đạo diễn Nguyễn Quang Hưng) cho HTV và SCTV.
Hãng phim TV Plus hiện đang lên kế hoạch sản xuất hai bộ phim là Vua bếp (2 tập) do đạo diễn Nguyễn Dương thực hiện và Ai cũng có tết (5 tập, đạo diễn Phương Điền) cho cả HTV lẫn VTV. Hãng phim Sao Thế Giới cũng đang lên kế hoạch sản xuất phim dài 2 tập Bi hài số đỏ cho HTV...
So với các năm trước, số lượng đầu phim lẫn số tập phim truyền hình năm nay dành cho dịp tết đều tăng. Rõ ràng đây là một tín hiệu vui, bởi đối với phim truyền hình, một bộ phim tối thiểu phải 30 tập mới bắt đầu có lãi, trong khi phim dành cho tết chỉ khoảng năm tập. Bỏ tiền làm phim, các hãng phim tư nhân chấp nhận sự rủi ro đáng kể.
Tuy nhiên, có lẽ sự đắn đo suy tính không phù hợp lắm với không khí vui vẻ của ngày tết, như ý kiến của đạo diễn Trần Lực: "Dĩ nhiên sản xuất phim tết không có lời như phim nhiều tập nhưng không đến nỗi tệ để phải nói lỗ. Điều chính là làm sao đem đến cho khán giả những món ăn tinh thần đậm tiếng cười ngày xuân. Nếu làm được những bộ phim mang lại niềm vui cho khán giả thì bản thân người làm phim cũng cảm thấy vui lây".
Nhiều nghệ sĩ kịch nói góp mặt Tiếng cười ngày xuân trong các bộ phim truyền hình tết năm nay xoay quanh nhiều đề tài. ó có thể là chuyến "du hành" ngày xuân của một tờ vé số trong bộ phim Bi hài số đỏ. Tía ơi về ăn tết lại là mối xung đột nhẹ nhàng giữa một người cha ở quê khi lên thành phố thăm con trong những ngày giáp tết, nhưng người con cứ mải mê với công việc. Bộ phim Ai cũng có tết là câu chuyện về những người công nhân trong một khu xóm trọ những ngày giáp tết. Vua bếp là cuộc đua tài đầy ngẫu hứng của hai đầu bếp cừ khôi vào dịp đầu năm... Còn với Người hoàn hảo, đạo diễn Trương Dũng cho biết: "Bên cạnh tiếng cười sảng khoái ngày xuân, Người hoàn hảo còn châm biếm nhẹ nhàng thói thích khoe mẽ của một chàng trai cứ nghĩ mình là người hoàn hảo". Vai diễn này được giao cho diễn viên ình Toàn. Nghệ sĩ hài Hoài Linh sẽ xuất hiện trong cả hai bộ phim Vua bếp và Nụ hôn giao thừa. Nghệ sĩ Thanh Thủy cũng sẽ góp mặt trong hai phim Người hoàn hảo và Ai cũng có tết.
Theo Tuổi trẻ
Phim Việt 2010: "Vàng, thau" lẫn lộn Có những phim được đưa lên đỉnh nhưng có những phim đã "chết yểu" khi ra rạp. Phim Việt 2010 là vậy. Đôi điều về phim Việt 2010 Luận bàn về phim Việt đã có biết bao nhiêu bài báo cùng viết về chủ đề này: khen cũng có mà chê cũng không hề ít. Tất nhiên người thực hiện series bài viết...