Để con tuổi teen mở lòng nói chuyện với bố mẹ
Nhiều bố mẹ kêu trời khi con tuổi teen lúc nào cũng cắm cảu, luôn tỏ thái độ khó chịu và tránh xa bố mẹ càng xa càng tốt. Con tuổi teen không muốn giao tiếp, chia sẻ với bố mẹ, một phần cũng do bố mẹ không hiểu tâm lý tuổi teen.
Ảnh minh họa: BusinessMirror
Theo TS Vũ Thu Hương, lý do bố mẹ khó nói chuyện với con thì rất nhiều và đến từ hai phía. Bố mẹ cho rằng con nói năng khó nghe. Con nói lời nào cũng như chọc vào tai, chưa kể thỉnh thoảng còn thiếu lễ độ, thiếu chủ vị, thiếu thưa gửi, thiếu ạ. Con thì suy nghĩ bố mẹ chẳng hiểu gì về mình. Bố mẹ chỉ đòi hỏi, quát nạt, mắng mỏ, chỉnh đốn. Bố mẹ luôn coi con là đứa trẻ tệ hại, luôn so sánh con với người khác, luôn tò mò việc của con…
Để gần gũi, nói chuyện với con tuổi teen, bố mẹ và con cần mở lòng để có thể thực sự giao tiếp bằng trái tim. Muốn như vậy, bố mẹ cần gỡ bỏ cái mác “Tao là bố/mẹ mày”. Bố mẹ đừng nói chuyện với con bằng mối quan hệ: Tao là bố/mẹ mày, mà hãy ngồi xuống làm bạn thực sự với con. Tâm sự với con để con hiểu tình yêu của bố mẹ dành cho con lớn đến chừng nào, kể cho con nghe những câu chuyện bố mẹ đã làm khi bằng tuổi con… Có như vậy, con mới tin tưởng kể về chuyện học hành, tình cảm, những lo lắng, suy tư. Thông qua đó, bố mẹ có thể đưa ra những lời khuyên chân thành, giúp con giải quyết những khúc mắc.
Video đang HOT
Để gần gũi, nói chuyện với con tuổi teen, bố mẹ và con cần mở lòng để có thể thực sự giao tiếp bằng trái tim. Ảnh minh họa: theasianparent
Nhiều lúc con tuổi teen cãi bố mẹ, có những hành động thiếu suy nghĩ làm bố mẹ “tăng xông”, tức giận. Những lúc này, bố mẹ nên ngưng cuộc nói chuyện với con chứ không nên chửi bới, quát mắng. Chỉ vài lần bị bố mẹ mắng chửi, con sẽ thu mình vào và không muốn giao tiếp với bố mẹ. Khi nói chuyện với con, có một nguyên tắc “bất di bất dịch” là bố mẹ tuyệt đối không thể nói “ngoa” .
Làm được vậy, bố mẹ cần giữ bình tĩnh bằng cách đi uống cốc nước, đi tắm để “hạ hỏa”. Sau đó, bố mẹ mới ngồi nói chuyện với con đàng hoàng. Bố mẹ phải giữ âm lượng vừa phải để không tạo căng thẳng trong cuộc nói chuyện. Tuy nhiên, mỗi câu nói phải thật chuẩn, lý lẽ sắc bén để con không thể cãi. Sau đó, bố mẹ có thể ra lệnh cấm hoặc yêu cầu bắt buộc thi hành dù con muốn hay không. Bố mẹ cũng cần khẳng định với con, mặc dù có tức giận con đến thế nào nhưng bố mẹ vẫn yêu con.
Điều khá quan trọng mà không nhiều bố mẹ làm được là phải đặt mình ở vị trí của con để suy nghĩ. Khi đặt mình vào vị trí của con, bố mẹ sẽ thông cảm cho những việc làm của con, con sẽ dần dần bị thuyết phục bởi bố mẹ. Còn nếu bố mẹ cứ nghĩ con tồi tệ và xỉ vả con thì con sẽ càng trở nên bướng bỉnh, có thái độ chống đối lại bố mẹ.
Sự chống đối của con cái ở tuổi vị thành niên đối với bố mẹ xuất phát từ tâm lý cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, xem mình là trẻ con, kiểm soát và ngăn cấm mình nhiều mặt theo cái nhìn chủ quan của người lớn. Nếu bố mẹ biết dành nhiều thời gian cho con, tôn trọng suy nghĩ, cảm xúc của con thì khoảng cách thế hệ giữa cha mẹ và con cái khi ấy không còn là vấn đề gì lớn.
Đặc biệt, bố mẹ không nên đòi hỏi và yêu cầu con tuổi teen quá nhiều. Bởi khi đòi hỏi quá sức của con, con sẽ phản đối bằng cách làm kém hơn khả năng của con. Khi đó, kết quả còn tệ hơn ban đầu. Bố mẹ cũng đừng quá áp đặt, yêu cầu, đòi hỏi con nhiều về việc học mà hãy yêu cầu con học tập trung và khoa học. Bố mẹ cần dạy con phân phối thời gian học, cùng con lập thời gian biểu giữa việc học bài, làm việc nhà với việc vui chơi, giải trí để con luôn hứng khởi và thích thú với việc học.
Vợ sốc nặng khi biết lý do 'đẩy chồng' vào tay người đàn bà khác
Đó là tất cả những gì tôi nghe được từ chồng khi tôi gặng hỏi anh cho ra nhẽ. Anh đã dọn khỏi ngôi nhà của tôi, bỏ lại toàn bộ những gì tôi đã sắm cho anh cùng với một lá đơn ngắn gọn với lí do không muốn cùng tôi đi đến hết cuộc đời mà anh đã kí sẵn.
Ảnh minh họa: Internet
Tôi nghĩ cái câu "ông trời không cho ai tất cả" chắc dành cho người khác chứ không phải dành cho tôi. Bởi tôi may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, bố mẹ tôi khi mới cưới nhau đã được ông bà nội tôi tặng nhà, tặng đất cùng một số vốn lớn để bố mẹ nối nghiệp ông bà buôn bán bất động sản.
Bố mẹ lại sinh có tôi là con gái đầu lòng và cậu em trai kém tôi tới 14 tuổi, nên ngày tôi đi lấy chồng em trai tôi mới lên 8 tuổi. Vì vậy quà mừng cho con gái ra riêng bố mẹ tôi không ngại dành cho tôi một món lớn khiến tôi cũng phải ngỡ ngàng. Ngoài ngôi nhà 3 tầng đầy đủ tiện nghi ở mặt phố chính, bố mẹ còn đầu tư cho tôi mở công ty kinh doanh thời trang.
Nhà chồng tôi không giàu, chỉ thuộc dạng đủ ăn ở quê, còn chồng tôi anh cũng chỉ là kĩ sư, làm việc cho một công ty không mấy nổi tiếng. Bạn bè tôi thắc mắc sao tôi lại yêu và lấy anh ấy, nhưng tôi có quan điểm riêng của mình, tôi muốn được yên lành, được tự do làm những điều mình muốn.
Tôi lấy chồng hơn mình cả một con giáp, nhưng bù lại anh sống điềm đạm, chỉnh chu, chăm sóc tôi như người anh trai lớn với cô em gái nhỏ. Và một điều tôi chọn anh làm chồng trong lúc tôi từ chối nhiều chàng trai trẻ môn đăng hộ đối khác vây quanh tôi là vì anh không bao giờ hỏi han, tò mò hay ngỏ ý sẽ thụ hưởng, chia sẻ khối tài sản khổng lồ của bố mẹ tôi và của tôi cả.
Chồng tôi rất dễ tính, đi làm về người giúp việc nấu món gì anh cũng không bao giờ chê, quần áo tôi sắm thế nào anh cũng mặc mà không một lời bình luận, đòi hỏi.
Thế nhưng có lẽ là phụ nữ mà được hưởng nhiều ưu ái quá cũng sinh hư. Tôi bắt đầu có ý coi thường chồng vì anh chỉ có mỗi lương tháng mà không còn nguồn thu nhập nào khác, rồi tôi thấy khó chịu khi anh luôn nhẫn nhịn, luôn cho tôi phần thắng trong những lần vợ chồng tranh luận. Tôi thấy ghét cả chuyện anh không bao giờ phản đối khi tôi bắt anh liên tiếp thay 4,5 bộ quần áo cho đến khi tôi ưng ý mới cho anh lái xe chở tôi đến nhà bạn tôi để tôi cà phê, "buôn dưa lê" với bạn.
Nói tóm lại tôi cho mình cái quyền hành chồng vì mình trẻ, đẹp, lại giàu có. Cuộc sống của vợ chồng tôi bắt đầu có sự chông chênh, rạn nứt khi chồng tôi ngày đi làm, tối về âm thầm lặng lẽ như người dưng đối với tôi, chuyện tế nhị vợ chồng gần như không còn duy trì giữa chúng tôi nữa.
Điều không ngờ đối với tôi là người chồng hiền lành, luôn chiều vợ không còn nhận thấy ở chồng tôi nữa, anh bắt đầu phản ứng với những yêu cầu thái quá của tôi, anh kêu bận, kêu mệt khi tôi bắt anh lái xe đưa tôi đi giải trí, anh bảo tôi hãy tự lo cho bản thân bởi vì anh còn giữ sức để lao động kiếm tiền chứ không muốn phụ thuộc vào tiền nong của tôi như tôi nghĩ nữa.
Cuối cùng sự thay đổi của chồng tôi cũng có lí do của nó, đó là qua bạn bè tôi biết chồng tôi đã có người tình mới, người đàn bà đó hơn chồng tôi 3 tuổi, đã qua một lần đò và đang nuôi cậu con trai riêng 15 tuổi. Người đàn bà đó không đẹp, không giàu tiền của lại đang nặng gánh vì phải nuôi con một mình song người đó đã cho chồng tôi biết thế nào là tình yêu, là sự tôn trọng nhân cách, danh dự con người khi chồng ở bên một nửa của mình, mà khi gắn bó với tôi, chồng chưa bao giờ cảm nhận được.
Đó là tất cả những gì tôi nghe được từ chồng khi tôi gặng hỏi anh cho ra nhẽ. Anh đã dọn khỏi ngôi nhà của tôi, bỏ lại toàn bộ những gì tôi đã sắm cho anh cùng với một lá đơn ngắn gọn với lí do không muốn cùng tôi đi đến hết cuộc đời mà anh đã kí sẵn.
Trẻ, đẹp, giàu có đâu phải là điều kiện để buộc chồng thủy chung với tôi đến hết đời! Nuối tiếc, ân hận tôi chỉ biết tự trách mình...
Gia đình đang yên ấm nhưng cô vợ lại đòi ly hôn, chồng liền chất vấn thì nhận được câu trả lời đắng chát: 'Tôi không muốn là một con lạc đà nữa' Hạnh cứ câm lặng và ảm đạm sống như thế, cho đến cái ngày ấy, cô đột nhiên nhận ra mình chẳng khác gì một con lạc đà đáng thương. Cô không muốn sống như thế nữa, cô muốn sống tự do vui vẻ và hạnh phúc theo ý mình muốn. Không ít chị em phụ nữ sau khi bước chân vào hôn...