Đẻ con từ tinh trùng của người chồng đã chết
Hai bé trai sinh đôi (tại Hà Nội) vừa chào đời nặng 2,4 kg và 2,6 kg là kết quả của ca thụ tinh trong ống nghiệm vô cùng hy hữu: tinh trùng của người bố được bảo quản sau 3 năm lấy từ tử thi.
ảnh minh họa
Tiến sĩ Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội – người thực hiện ca thụ tinh trong ống nghiệm đặc biệt này kể lại: “Năm 2010, theo đề nghị của một người phụ nữ, tôi trực tiếp lấy một bên tinh hoàn của một nam giới 30 tuổi (ở Hà Nội) là chồng của chị này đã tử vong do tại nạn giao thông. Tinh hoàn được lưu trữ, bảo quản tại ngân hàng mô-tinh trùng của bệnh viện. Trong suốt ba năm qua, vợ của nạn nhân thường xuyên ghé thăm và chúng tôi cũng kiểm tra chất lượng tinh hoàn (vì tinh hoàn được chia nhỏ, bảo quản nguyên mô) thấy vẫn rất tốt. Mãn tang chồng, người vợ đề nghị được sinh con từ tinh trùng của chồng được bảo quản”, tiến sĩ Vệ cho biết.
Tiến sĩ Vương Văn Vệ đã lấy tinh trùng từ mô tinh hoàn, thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Và vô cùng kỳ diệu, tinh trùng được lưu giữ sau 3 năm vẫn đảm bảo “chất lượng” hình thành phôi và phôi phát triển tốt. Hai phôi được bác sĩ cấy vào tử cung vợ của người đã mất. Chị đã mang bầu và sinh đôi hai bé trai kháu khỉnh được hơn một tháng.
Theo tiến sĩ Vương Văn Vệ, đây là ca đặc biệt hy hữu, lần đầu tiên tại Việt Nam và chưa từng gặp tại nhiều quốc gia. “Chúng tôi thực hiện lấy và bảo quản tinh trùng từ tử thi là có cơ sở khoa học. Bình thường, tinh trùng có thể sống được 20-30 giờ. Tất nhiên trong cơ thể đã chết, tinh trùng có nguy cơ bị phân hủy, biến đổi, nhiễm độc. Nhưng với trường hợp này tôi vẫn cho rằng, các mô phôi vẫn đảm bảo nên đã thực hiện theo nguyện vọng của vợ người đã mất”, tiến sĩ Vệ cho biết.
Theo tiến sĩ Vương Văn Vệ: “Hiện tại một số trường hợp có người chồng bị hôn mê cũng đề nghị chúng tôi thực hiện lưu trữ tinh trùng, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể thực hiện được vì tùy thuộc vào bệnh lý, tình trạng sức khỏe, lứa tuổi. Ví dụ, nếu bị ung thư, điều trị hóa chất lâu ngày ảnh hưởng đến “sức khỏe” tinh trùng thì cũng không nên thực hiện”.
Theo TNO
Bộ Y tế có trách nhiệm trong sự cố y khoa tại địa phương
Ngày 26.12, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức hội thảo khoa học về vai trò của chính quyền địa phương trong công tác y tế. Tại hội thảo một số ý kiến cho rằng theo quy định việc chăm sóc sức khỏe người dân địa phương là trách nhiệm trực tiếp của chính quyền địa phương, nhưng Bộ Y tế có liên đới một phần trách nhiệm nếu các quy định pháp quy do Bộ Y tế ban hành chưa đủ mạnh hoặc dẫn đến sai sót.
Ảnh minh họa
Báo cáo của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội nhận định trong năm 2013 với một số sự cố xảy ra tại các đơn vị y tế một số vụ việc Bộ Y tế vào cuộc chưa kịp thời, xử lý thiếu kiến thức pháp lý và kỹ năng quản lý nhà nước; chưa đề xuất được các giải pháp hiệu quả nâng cao y đức; chưa tích cực thanh tra các hoạt động y tế địa phương về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực y tế. Bộ Y tế cần có bộ phận xử lý khẩn cấp rủi ro nghề nghiệp và có đầy đủ thông tin và công khai cho toàn dân.
Theo TNO
Hai mẹ con co ro trong túp lều rách nát Túp lều rách nát, xiêu vẹo, chắp vá đủ bề của hai mẹ con chị Nguyệt nằm cuối rìa làng. Từng con gió đầu đông lùa vào khiến người đàn bà tuổi 60 này với chiếc áo khoác mỏng manh cứ run lên cầm cập. Túp lều của 2 mẹ con chị Nguyệt Đến khối 3, Nam Sơn, thị trấn Nghèn, huyện Can...