Để con phá phách đồ đạc rồi tỉnh bơ “Trẻ con có biết gì đâu”, mẹ lĩnh ngay khoản nợ 50 triệu đồng
Kết cục của câu chuyện khiến dân mạng đồng tình vì ông bố, bà mẹ trong câu chuyện trên đã nhận bài học thích đáng.
Trẻ con vốn hiếu động, tò mò và ưa khám phá, thế nhưng điều quan trọng nhất là cách giáo dục của người lớn trong từng trường hợp, đặc biệt là ở nơi công cộng với đồ đạc không phải của mình. Đã có rất nhiều câu chuyện về việc người lớn “tặc lưỡi” cho qua khi thấy đám trẻ nghịch ngợm, và dưới đây cũng là một bài học khiến nhiều người phải suy ngẫm.
“Mình có 1 bà chị họ, rất hay sang nhà mình chơi, mà mình có 1 phòng để sưu tầm gồm truyện tranh, Gundam và Bearbrick… tất cả đều tự tay mình kinh doanh, tiết kiệm mua sắm được.
Lần trước mình quên đóng cửa phòng, mấy đứa trẻ vào tháo mấy bé Gundam của mình, mình về thấy tung toé đã khó chịu, mà toàn con đắt tiền chứ, 20 triệu, 30 triệu, thậm chí là 40 triệu đồng, may mà mình lùa hết mấy đứa ra, xong ngồi tỉ mẩn tìm chi tiết lắp lại không thiếu chi tiết gì… Hôm ấy cũng nói thì bà chị họ lại nói “Trẻ con thì biết gì?”. Mình cũng đã giải thích lần 1…
Lần thứ 2, cũng sang nhà mình chơi, lần này thì không vào trong đó nhưng lại lấy mấy cuốn truyện tranh của mình ra xong rồi không hiểu đọc hay làm gì mà bị gãy gập hết bìa cuốn truyện tranh, lúc về còn thấy 1 đứa đang ngồi lên 1 cuốn xong bị gãy gập. Lần thứ 2 mình lại nhắc thì lại nhận được sự ráo hoảnh “Mấy đứa nó bé, thấy truyện tranh thì thích đọc, biết gì đâu mà nói nó! Hết bao nhiêu chị đền cho!” vì có mấy cuốn truyện và vì họ hàng nên mình lại bỏ qua, bố mẹ cũng nói là chị ấy nói vậy rồi…
Lần thứ 3, chỉ mới hôm qua thôi, lại cho mấy đứa trẻ sang, bố mình vào lấy đồ gì không biết nên quên khoá cửa, trước mình đã bảo dù có mở hay đóng thì cũng không được vào khi không cho phép, y như rằng lại vào, lôi con Bearbrick của mình ra nghịch và làm rơi, ôi thôi, khi về thấy tách làm đôi…
- Em đã nói là không được cho mấy đứa vào phòng em cơ mà, sao chị cứ để cháu vào thế?
- Thì do bố mẹ em mở cửa phòng, chị làm sao biết được, làm sao quản hết được, có kè kè bên chúng nó đâu.
- Vậy bây giờ đồ của em gãy, chị tính sao? Mà em nhắc nhiều lần rồi.
- Gãy thì chị đền, làm gì mà căng thế. Trẻ con thì biết gì, chúng nó thấy đồ chơi thì chúng nó chơi thôi.
Ảnh minh họa.
Mình hít 1 hơi thật sâu:
- Vậy chị đền em con khác, con này gãy rồi thì chị mang về nhé.
- Ừ.
- Đây em cho chị xem giá.
Mình lên web, cho xem giá, có 2200$ thôi ấy mà:
- Gì, con này mà hơn 50 triệu á.
- Thế em mới khoá cửa, có phòng cẩn thận, chị xem rồi đặt em con mới nhé.
- Để chị tính…
Video đang HOT
Tất nhiên sau đó 2 vợ chồng cùng 3 đứa cháu đi về, ôm con Bearbrick gãy về và mình tin sau vụ này thì chắc có dám cũng không vào nữa. Bố mình hỏi:
- Sao con đó đắt thế con.
- Vâng, thế mới kì lạ chứ ạ.
Chắc vẫn đang đau đầu với số tiền hơn 50 triệu 1 món đồ chơi. Này thì “Trẻ con thì biết gì”, không biết thì đền 50 triệu cho biết, cho cả người lớn biết luôn!”.
Dưới phần bình luận, rất nhiều người đồng tình và cho rằng cách xử lý của nhân vật trong câu chuyện trên hoàn toàn hợp lý. Tình huống đã diễn ra nhiều lần và kèm theo nhắc nhở nhưng ông bố, bà mẹ vẫn cố tình để con mình nghịch như vậy. Đành rằng đây là độ tuổi hiếu động, thích khám phá của các bé nhưng việc dạy con là điều mà các bậc phụ huynh cần phải làm.
Một số điều cần lưu ý khi dạy trẻ các kĩ năng ứng xử ở nơi công cộng
Với những bé nhỏ, luôn cần sự giám sát của người lớn bởi bé có thể xảy ra nguy hiểm bất cứ lúc nào. Những bé đã lớn và hiểu biết hơn thì cần được dạy cách ứng xử sao cho phù hợp:
- Luôn đi chung với mẹ hoặc bố. Không tự ý đi bất cứ đâu một mình.
- Đừng nhặt hoặc chạm vào đồ vật trừ khi bố mẹ cho phép. Không được sờ, nghịch đồ đạc ở nơi công cộng.
- Không la hét. Sử dụng lời nói nếu trẻ muốn bày tỏ ý kiến, biết xin phép khi muốn chạm vào đồ dùng nào đó.
- Thực hiện những hành động yêu thương như xoa đầu, vỗ vai hoặc ôm trẻ khi trẻ cư xử tốt.
- Dành cho trẻ những lời khen ngợi động viên khi trẻ tuân thủ các quy tắc.
Mẹ Việt ở nước ngoài bày tỏ quan điểm vụ bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành tới chết: Có nơi chỉ cần trẻ bị một vết xước, bố mẹ cũng "lãnh đủ"
Đã có người nói rằng, ở nước ngoài, trẻ con chỉ cần có một vết xước, lập tức giáo viên đã tra hỏi cặn kẽ để ra vấn đề và đương nhiên, trẻ em luôn được ưu tiên số 1 trong mọi tình huống. Liệu có đúng như thế?
Những ngày gần đây, vụ việc bé gái 8 tuổi bị mẹ kế bạo hành đến chết gây làn sóng phẫn nội trên khắp các trang mạng xã hội, báo chí truyền thông. Ở nơi xa, nhiều người Việt đang sinh sống tại nước ngoài cũng cảm thấy bất bình vô cùng, thương xót cho một cô bé tuổi đời mới lên 8 đã phải vĩnh viễn ra đi vì đòn roi nghiệt ngã của người mà em gọi là mẹ nhưng chẳng có chút máu mủ gì.
Đau lòng chứ! Dù chẳng nhìn thấy cô bé ấy bằng da bằng thịt lần nào nhưng cứ xem những bức ảnh chụp trên mạng cũng đủ thấy chua xót lắm rồi. Đã có những ý kiến trách móc vài người hàng xóm sao nghe thấy tiếng trẻ gào góc, nhìn thấy vết thâm tím trên người cô bé hay cả sự lầm lũi sợ sệt đến lạ kỳ cả đứa trẻ mà không ai quyết liệt tìm hiểu đến cùng. Vì biết đâu, sự quyết liệt tưởng chừng như "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng ấy" lại có thể giữ em ở lại với đời.
Đã có người nói rằng, ở nước ngoài, trẻ con chỉ cần có một vết xước, lập tức giáo viên đã tra hỏi cặn kẽ để ra vấn đề và đương nhiên, trẻ em luôn được ưu tiên số 1 trong mọi tình huống. Liệu có đúng như thế? Chúng tôi đã liên lạc với một số bà mẹ người Việt hiện đang sống ở nước ngoài để xem câu trả lời này ra sao!
Một vết xước có làm nên câu chuyện?
Chị Anna Phan, một bà mẹ của 2 bạn nhỏ đang sống tại bang Victoria (Úc) và từng trải qua một "cuộc chiến" giành quyền nuôi con, sẽ cho chúng ta một góc nhìn mới mẻ về câu chuyện tưởng là chuyện cá nhân nhưng lại là vấn đề của cả xã hội.
Chị Anna Phan khẳng định: "Theo những gì mình biết trong thời gian sống ở đây, chưa có một trường hợp nào cho thấy đứa trẻ bị xước chân tay mà cô giáo gọi phụ huynh hay báo cảnh sát gấp. Bởi trẻ con thì ai cũng biết, bọn nhỏ leo trèo, nghịch ngợm và bị thương khá nhiều, nếu có như thế mà cô giáo đã tra hỏi phụ huynh thì đúng là hơi quá, thậm chí bị coi là có vấn đề.
Có chăng thì có trường hợp như thế này. Những đứa trẻ thường hồn nhiên kể chuyện xảy ra với mình cho bạn bè, chẳng hạn như nó bảo "Bố mẹ tớ đánh tớ" hoặc "Bố mẹ tớ nói thế này, thế kia". Và khi đó, phụ huynh của bạn kia biết, sẽ tìm đến nói chuyện với giáo viên, giáo viên để họ tìm hiểu và có bằng chứng thì báo lên cảnh sát".
Chị Anna Phan hiện đang sống ở Úc cùng 2 con.
Chị Anna Phan cũng nhận thấy rằng trong cách giáo dục của các nước phương Tây nói chung, và của Úc nói riêng, trẻ em luôn được khuyến khích cất lên tiếng nói của mình, hay nói cách khác, khi có vấn đề xảy ra với bản thân, bọn trẻ sẽ không sợ hãi mà lên tiếng.
Trên một trang cổng thông tin của chính phủ Úc có tên Child Family Community Australia, người ta còn có những tiêu chí thế nào là Lạm dụng/bạo lực trẻ em, chẳng hạn như thâm mắt, chân tay, kể chuyện với bạn, tỏ ra sợ hãi, rụt rè...
Còn về phản ứng của cảnh sát khi có trường hợp báo cáo về trẻ em, chị Anna Phan cho biết: "Như mình nghe bố mẹ chồng kể, đã có trường hợp hàng xóm thấy đứa trẻ khóc liên tục nhưng không rõ lý do và họ quyết định báo cảnh sát. Tất nhiên, cảnh sát (bằng các kỹ năng nghiệp vụ của họ) tìm hiểu, điều tra có bằng chứng mới có quyết định tiếp tục. Kết quả của trường hợp đó là không phải đứa trẻ bị bố mẹ đánh đập hay bạo hành gì cả, nó có thể khóc do nhiều nguyên nhân khác, trẻ con đôi khi cũng nhiều vấn đề. Câu chuyện này để cho thấy rằng người dân ở đây luôn quan tâm đến những bất thường liên quan đến trẻ nhỏ.
Khi có bằng chứng về một vụ lạm dụng trẻ em thực sự, cảnh sát Úc sẽ lập tức đưa đứa trẻ ấy đến một trung tâm bảo trợ trẻ em và sau đó giao cho một cặp bố mẹ nuôi nào đó. Mình không nắm rõ tường tận quy trình này lắm, nhưng đại khái là như vậy. Có một điểm rất hay là khi một cặp bố mẹ nhận nuôi một đứa trẻ, chính phủ Úc sẽ tài trợ khoảng 25.000 USD/năm, quần áo, sách vở, đi học...
Tuy nhiên, không phải bố mẹ nuôi nào cũng tử tế, có khi còn có trường hợp lạm dụng tiếp đứa trẻ. Có những vấn đề không tránh khỏi nhưng theo cá nhân mình thấy chính phủ Úc luôn quan tâm đến trẻ nhỏ. Nói chung, không có sự thờ ơ quá...".
Từ trải nghiệm của bản thân, đưa ra đúc kết "đắt giá"
Là một người từng trải qua nỗi đau khi phải ly hôn và giành quyền nuôi con, bản thân chị Anna cũng có góc nhìn riêng và "sâu sắc" hơn trong trường hợp của bé gái 8 tuổi ở TP.HCM. Khi được hỏi rằng nếu rơi vào tình huống như mẹ ruột của em bé, chị sẽ làm gì để giành quyền nuôi con, chị Anna Phan trả lời rằng: "Mỗi người đều có hoàn cảnh, cá tính khác nhau nên khi tình huống xảy ra mỗi người sẽ có cách xử lý khác nhau.
Trước hết, mình rất đồng cảm, và đau xót cho người mẹ của em bé. Chưa bao giờ mình nghĩ đến việc trách người mẹ đó. Mình tin rằng người mẹ đó đã làm hết những gì có thể trong khả năng/cá tính của bạn ấy. Không người mẹ nào muốn bỏ con ở lại nơi nguy hiểm cả. Có thể bạn ấy đã không lường được rằng: một người cha lại táng tận lương tâm đến vậy.
Cá nhân mình cũng rơi vào "cuộc chiến" giành giật con cái, nhưng mình đã vượt qua được để giờ đây cả 2 con đều được sống cùng mẹ và học tập tại Úc. Có lẽ chồng cũ đã hiểu cá tính của mình: Nếu không ai động vào con mình, mình chỉ là một con mèo nhỏ bé, hiền lành, nhưng mình sẽ thành một con hổ dữ nếu bất kỳ ai động đến các con .
Tình huống như mẹ của em bé không phải là hiếm, xảy ra nhiều đấy. Mỗi người sẽ phải tìm cho mình cách thức xử lý tình huống đó khác nhau.
Nhưng có một công thức mà mình đúc kết được:
- Phải hiểu rõ tính cách đối phương (chồng cũ), biết điểm mạnh, điểm yếu của anh ta, hiểu được mục đích của anh ta làm vậy để làm gì và phải tìm được gót chân achilles của anh ta (anh ta sợ gì nhất).
- Kêu gọi sự ủng hộ, hỗ trợ của bố mẹ, anh em, bạn bè, hàng xóm 2 bên. Mạnh dạn chia sẻ tình huống gặp phải, đừng xấu hổ, đừng gia vẻ ta đây vẫn hạnh phúc, hay vẫn "ổn đấy". Người Việt có câu: "Việc trong nhà đóng cửa bảo nhau", hay "xấu chàng hổ ai"... làm cho phụ nữ không dám chia sẻ những rắc rối họ gặp phải.
2 con của chị Anna Phan.
Những câu này không còn phù hợp với thời đại hiện nay khi phụ nữ hiểu được quyền của mình, chúng ta mong có cuộc sống được yêu thương, tôn trọng hơn. Vì thế có gì xấu đâu mà không dám "vạch trần" bộ mặt của chồng cũ, nếu anh ta là kẻ không ra gì.
- Dám xông thẳng vào cuộc chiến: nghĩa là khi anh ta đã tuyên chiến, thì dũng cảm nhảy vào, chiến đấu đến cùng một cách khôn ngoan. Khi chồng cũ cố giành con bằng được, đưa con về mà không nuôi nấng dạy dỗ. Anh ta làm vậy nhằm mục đích trả thù vợ cũ, để cho cô ta phải đau khổ vì không được sống cùng con, nghĩa là anh ta "tuyên chiến" rồi đấy.
Bạn đâu thể mang sự yêu thương, hay im lặng để tham gia "cuộc chiến" đó. Cách thức thế nào thì bạn phải xem điểm mạnh, điểm yếu của anh ta mà tìm ra phương cách. Ví dụ đến nơi anh ta làm việc nhờ hỗ trợ của cấp quản lý; nhờ hội phụ nữ nơi bạn đang sống, nhờ chính quyền địa phương... có thể dùng mạng xã hội để vạch trần bộ mặt của anh ta".
Con ngã thâm môi, mẹ bị giáo viên gọi đến "hỏi tội"
Khác với chuyện ở Úc mà chị Anna Phan kể, chị Vũ Thúy Hằng (hiện đang sống tại thành phố Sderkping, Thụy Điển) lại có một câu chuyện khác cho chúng ta trong vấn đề chung này.
Chị Hằng có 2 con nhỏ cũng tầm tuổi bé V.A bị mẹ kế bạo hành ở TP.HCM nên khi đọc tin tức và xem hình ảnh, chị không khỏi thương xót mà thốt lên rằng "quá tàn ác!".
Chị Vũ Thúy Hằng hiện đang sống cùng gia đình tại thành phố Sderkping, Thụy Điển.
Chị cho rằng, nếu ở Thụy Điển, có lẽ bé V.A đã không phải chịu quá nhiều đau đớn trong một thời gian dài như vậy, có lẽ vì sự khác biệt trong cách giáo dục con trẻ và cả cách phản ứng của chính quyền khi có bất kỳ dấu hiệu của sự lạm dụng nào.
Chị Hằng kể ra câu chuyện của mà chính gia đình chị gặp phải: "Con trai lớn của mình và anh họ của thằng bé (con trai anh rể mình) chơi với nhau và có chút cãi vã (trẻ con mà, lúc nào cũng muốn hơn thua rõ ràng). Thế là, con mình bị anh họ véo làm thâm ở tai. Hôm sau đến lớp, cô giáo nhìn thấy và lập tức tra hỏi. Đến chiều anh rể mình đi đón 2 đứa cũng bị gọi vào phòng giáo viên và phải giải trình rõ ràng thì mới được đưa các con về.
Hay như trường hợp của con gái mình, bé nô đùa với anh và bị dập môi nên có vết thâm. Hôm sau đến trường cô giáo cũng lại gặng hỏi rõ ràng và bản thân mình cũng không tránh khỏi việc bị giáo viên "hỏi tội". Họ phải chắc chắn rằng đó không phải là dấu vết còn lại của sự bạo hành trẻ nhỏ thì phụ huynh mới được... tha".
2 con của chị Hằng chơi đùa trong nhà.
Kể tiếp một câu chuyện khác về một gia đình người Việt sang Thụy Điển sinh sống, chị Hằng khiến tôi có phần "choáng váng" với cách làm cực kỳ chặt chẽ của các nhà chức trách, kể cả khi sự bạo hành mới dừng lại ở mức "nghi ngờ", chưa có chứng cứ rõ ràng.
Thông thường, người Việt sang Thụy Điển theo diện lao động gia đình, tức người chồng sẽ là lao động chính và mang theo cả vợ con. Khi mới sang, họ sẽ được cấp một visa có thời hạn 2 năm. Sau 2 năm nếu được đánh giá là lao động tốt, đóng thuế đầy đủ, tuân thủ pháp luật tốt thì sẽ được cấp visa thêm 2 năm, sau 4 năm sẽ được định cư vĩnh viễn và sau vài năm nữa sẽ được nhập quốc tịch.
Cặp vợ chồng này có 2 con trai nhưng vì bố mẹ mải làm ăn nên để con xem điện thoại quá nhiều đến mức nghiện. Người bố trong lúc nóng giận đã "động chân động tay" một chút. Theo quan sát của chị Hằng, cặp vợ chồng ấy là người yêu thương con và không hề bạo hành con cái nhưng 2 đứa trẻ "láu cá" đã đến lớp kể với giáo viên rằng "bố mẹ con đánh con, đánh cả từ ở Việt Nam sang đến tận đây". Lập tức, cô giáo gọi cho cảnh sát đến làm việc mà không cần làm việc với bố mẹ chúng. Buổi chiều, bố mẹ đến đón con như thường lệ nhưng không được tiếp xúc với con luôn. Họ đưa 2 đứa trẻ đến một nơi khác nuôi trong 3 tháng.
Cặp vợ chồng ngỡ ngàng phải cầu cứu luật sự, nhờ tất cả những người họ hàng, anh em bạn bè thân thiết đến làm chứng để "minh oan cho bản thân". Còn 2 đứa trẻ vì muốn được chơi game thoải mái mà cố tình không nói ra sự thật để bố mẹ khỏi lao đao.
Sau đúng 3 tháng, khi cảnh sát đã điều tra rõ, 2 đứa trẻ mới được trở về với bố mẹ. Nhưng vì chuyện này mà họ không được gia hạn visa thêm 2 năm và phải chấp nhận mà không thể làm cách nào khác.
Từ câu chuyện này, chị Hằng cho biết: " Cách giáo dục ở Thụy Điển rất đặc biệt, giáo viên luôn khuyến khích trẻ em nói ra vấn đề của bản thân hoặc bất kỳ điều gì nguy hiểm với chúng. Họ không chỉ dạy ngày một ngày hai mà nhắc nhở liên tục, thường xuyên hàng ngày để chính những đứa trẻ dần hình thành khả năng biết bảo vệ bản thân, nói ra chính của mình và tự lập hơn".
Bên cạnh đó, bản thân chị Hằng thấy cảnh sát và các nhà chức trách ở Thụy Điển luôn quan tâm và ưu tiên và tin tưởng trẻ em trong bất kỳ trường hợp nào, cho dù là có những lúc niềm tin ấy trở nên mù quáng như trường hợp kể trên.
Cảm ơn chị Anna Phan và chị Hằng về những chia sẻ thiết thực khi cả xã hội đang cần chung tay loại bỏ sự thờ ơ, bảo vệ và mang lại cho những đứa trẻ cuộc sống tốt đẹp nhất!
Con trai trộn đậu xanh vào gạo ở siêu thị, ông bố lập tức giúp con sửa sai nhưng lại nhận về nhiều chỉ trích vì một lý do Trẻ cần phải biết rằng việc mắc sai lầm không đáng sợ nhưng nhất định phải biết sửa sai và rút ra được kinh nghiệm từ những lần sai của bản thân. Nghịch ngợm tò mò vốn là bản chất của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên nếu hành vi phá phách của con gây tổn hại đến người khác, bố mẹ nhất định...