Đời đi dạy chắc cô giáo chưa gặp em học sinh nào “nhờn” như em này: Viết 1 câu vào bài kiểm tra khiến cô phải cho tận hai điểm 0
Đúng là tình huống có 1-0-2.
“Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò” – câu nói này quả thật không sai bao giờ. Không chỉ bày trò nghịch ngợm trong giờ học, nhiều em học sinh thậm chí còn bày trò lầy lội ngay cả trong… bài kiểm tra, khiến thầy cô cạn lời, bất lực. Chẳng hạn như câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội mới đây.
Chuyện là một học sinh được yêu cầu phân tích bài thơ “Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Có lẽ chưa học kĩ bài này nên em học sinh tất nhiên chẳng biết viết gì trong bài kiểm tra. Và dường như em này còn chẳng thuộc nổi bài thơ.
Tuy nhiên nam sinh này lại rất to gan khi dám hồn nhiên thể hiện chuyện mình không hiểu, và còn lươn lẹo cho sự không học bài. Cụ thể ở phần I “Đọc hiểu”, nam sinh viết: “Đã đọc nhưng chưa hiểu”.
Video đang HOT
Ở phần II “Làm văn”, nam sinh này viết: “Bài thơ “Nhàn” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một bài thơ hay đến mức em không phân tích nổi”.
Tất nhiên cô giáo không thể đồng tình với cách làm bài của em học sinh này và đã “tặng” tận hai điểm 0, kèm theo lời phê “Quá tệ”. Còn dân tình sau khi xem bài kiểm tra thì chỉ biết “ngả mũ” trước độ lầy lội, “gan to tày trời” của em này. Được biết bài kiểm tra này vốn xuất hiện từ vài năm trước nhưng mới đây lại được dân tình “khai quật” lên.
Nhiều cư dân mạng đã để lại những bình luận hài hước như: “Đời đi dạy chắc lần đầu tiên cô giáo gặp phải em học sinh “nhờn” như này. Một lớp mà có dăm ba em chắc cô chán muốn bỏ nghề luôn mất”, “Hay đến mức em không phân tích nổi” – chịu luôn đó. Tôi đọc mà cười chảy nước mắt. Chắc cô giáo chấm bài cũng 7 phần bực mà 3 phần buồn cười”,…
Học sinh giải thích câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng": Viết luyên thuyên đến mức cô giáo cười rũ rượi, hiểu chết liền!
Học sinh luôn có những suy nghĩ khiến giáo viên cạn lời.
Trí tưởng tượng của học sinh là một thứ gì đó dường như ngoài tầm hiểu biết của giáo viên, phụ huynh. Có những sự vật, sự việc rất bình thường nhưng qua ngòi bút của trẻ lại mang một nghĩa khác hoàn toàn. Nếu muốn hiểu rõ điều này thì cứ xem bài kiểm tra của học sinh là biết, chẳng riêng gì học sinh cấp 1 mà cấp 2, cấp 3 cũng vậy.
Mới đây, một bài kiểm tra Văn của học sinh cấp 2 được chia sẻ trên mạng xã hội và nhận được cơn mưa like, share của cư dân mạng. Được biết bài văn này từng xuất hiện vài năm trước nhưng giờ lại được cư dân mạng "khai quật" lại.
Trong bài văn có 1 câu 6 điểm với nội dung như sau: "Tục ngữ có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng". Hãy giải thích câu nói trên để rút ra bài học trong việc "chọn bạn mà chơi". Đây là câu tục ngữ quen thuộc với bao thế hệ người Việt, răn dạy chúng ta trong việc chọn bạn mà chơi.
Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ này. Chẳng hạn như bạn học sinh trong câu chuyện. Em này đã giải thích luyên thuyên đến mức cô giáo cũng phải ngỡ ngàng, phê 3 chữ "Hiểu chết liền" vào bài.
Cụ thể em này viết:
"Trong cuộc sống con người như chúng ta, ai cũng có bạn để chơi trong việc chọn bạn mà chơi. Ông bà ta có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng".
Mực là con mực dùng để làm mực viết. Đèn là bóng đèn để soi sáng. Vì sao chúng ta phải nói "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng"? Vì khi chúng ta đến gần mực thì nó sẽ phun mực đen ra, còn gần đèn thì sáng. Hồi còn học lớp 3, ba mẹ dẫn em đi tắm biển gặp phải một con mực nhưng đến gần thì nó phun nước lại phun mực đen ra ở đó.
Tối về nhà bật đèn lên thì lại sáng. Nếu không có mực viết và đèn thì xã hội sẽ ra sao? Thì xã hội sẽ rất tối và không có mực để viết. Đến bây giờ câu tục ngữ này vẫn đúng cho đến ngày nay và trong việc 'chọn bạn mà chơi".
Không biết cả bài kiểm tra này được mấy điểm nhưng chắc chắn là dưới trung bình. Bởi câu hỏi 6 điểm, em này đã viết sai bét rồi!
Vậy câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" phải giải thích thế nào cho đúng? Về nghĩa đen, Nghĩa đen: "Mực" là mực viết, khi gần mực, dùng mực thì chúng ta sẽ bị vấy bẩn, dính mực và đen. "Đèn" là ánh sáng, nơi phát ra ánh sáng, gần nơi sáng sủa thì chúng ta cũng sáng.
Về nghĩa bóng: Nếu chúng ta gần những cái xấu xa thì chúng ta cũng trở nên xấu xa và hư hỏng như vậy. Khi chúng ta gần những cái tốt, cái đẹp thì chúng ta sẽ có những điều tốt đẹp và tươi sáng.
Nam sinh làm bài kiểm tra chỉ ghi họ Trần, thầy giáo thêm vào 1 CHỮ, dân tình đọc xong đỏ mặt tía tai vì ngượng Mọi sai lầm đều phải trả giá, quên ghi tên bài kiểm tra cũng vậy. Không ít người từng nghĩ thầy cô là những người lúc nào cũng nghiêm khắc và khiến học sinh sợ hãi. Thế nhưng, thực tế lại chứng minh ngược, thầy cô giáo hiện nay ngày càng trẻ trung, hài hước và gần gũi với học trò. Ngay như...