Để con cho hàng xóm trông, về thấy con bất tỉnh
“Mẹ còn phải làm việc, sao con không hiểu mẹ phải kiếm tiền nuôi con. Thế này không chịu, thế chai cũng không chịu thì mẹ biết tính sao? Mẹ không có tiền cho con đi nhà trẻ đâu”.
Ảnh minh hoạ
Vợ chồng tôi đều là dân lao động chân tay, chồng tôi đi bốc vác thuê còn tôi thì có một quán nhậu nhỏ nên gần như phải đi suốt ngày. Thế nên mỗi lần đi làm là tôi khốn khổ vì không biết gửi con ở đâu. Lúc con còn bé, mẹ tôi còn lên trông hộ chứ giờ bà phải về quê chăm con của em trai tôi nên tôi không thể nhờ vả ai được.
Cũng có đợt tôi định gửi con về quê cho bà ngoại trông nhưng chưa kịp làm thì mẹ tôi lại bị gãy chân, thế là đành phải cắp con ra cửa hàng. Ngặt nỗi, nó ra cửa hàng thì toàn tiếp xúc với bợm nhậu nên tôi không muốn, hơn nữa, cửa hàng của tôi lại gần một ga tàu, đường đông đúc lắm nên tôi không muốn con gái tôi ra đó.
Cũng may là dạo gần đây, bên nhà tôi có chú Hùng mới chuyển đến. Chú đã có 3 con, bị liệt một chân nên ở nhà. Chú có vẻ quý con bé con tôi, toàn cho kẹo các thứ. Bé Bông nhà tôi cũng thích sang nhà chơi với các con của chú, thấy mấy đứa trẻ chơi vui vẻ với nhau, lại được cho kẹo các thứ thì tôi vui lắm, tôi mới nói với chú hàng xóm:
- Chú ở nhà không làm gì hay cho chị gửi con bé, chị gửi thêm tiền ăn rồi cơm gạo cho cháu nữa.
- Vâng, vợ em đi suốt, em toàn ở nhà trông con thôi, cũng chẳng nặng nhọc gì vì con của chị cũng lớn rồi, chị cứ gửi cháu qua đây đi ạ.
Tôi mừng lắm, đưa tiền rồi đưa cả gạo gửi sang nhà hàng xóm. Được 3 ngày thì con bé nằng nặc không chịu qua nhà chú Hùng nữa. Tôi thấy vậy thì cũng không ép con, lại bỏ nó trong nhà rồi khóa cửa ra cửa hàng.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhưng mấy hôm sau con bé lại cứ đòi đi theo tôi, nó khóc ngằn ngặt. Tôi bực quá hét lên:
- Mẹ còn phải làm việc, sao con không hiểu mẹ phải kiếm tiền nuôi con. Thế này không chịu, thế chai cũng không chịu thì mẹ biết tính sao? Mẹ không có tiền cho con đi nhà trẻ đâu.
Con bé vẫn cứ khóc không nói gì. Tôi đưa nó sang nhà hàng xóm rồi bảo:
- Chú trông hộ chị một lúc, khoảng 2 tiếng sau anh Tấn về trông cửa hàng rồi chị chạy về đón cháu.
Nhưng con bé lại hét lên:
- Không, con không ở đâu.
- Ở nhà với chú hàng xóm một chút có sao đâu mà cứ khóc ầm lên thế. Hư lắm, đi nhanh.
Nói rồi tôi xách con bé lên qua giao cho chú Hùng hàng xóm, không quên dặn chú nhớ coi con bé cẩn thận vì nó đang lên cơn giận dỗi. Tôi cứ đinh ninh rằng mình chỉ đi một tí, nào ngờ khách đông quá nên ở lại làm luôn đến tối mới về, bụng bảo dạ: “Chắc con ở với chú hàng xóm thì không sao vì chú Hùng là người đàng hoàng, lại có vợ con ở đó”.
Thế mà tối về, tôi vừa mở cửa ra thì đã thấy con bé nằm bất tỉnh ở trên giường. Tôi tá hỏa lay con thì thấy người con bé trầy xước hết cả. Tôi chẳng hiểu vì sao con tôi lại leo được vào nhà.
Tôi đưa con đi cấp cứu, trong lòng lo lắng khủng khiếp, đến khi bác sỹ bảo do con bé bị đói, lại bị khủng hoảng tâm lý nên mới thế thì tôi òa lên khóc vì sợ, tôi nghĩ ngay đến việc tồi tệ nhất.
Đợi con tỉnh dậy, tôi ôm lấy nó rồi hỏi:
- Sao thế con? Sao không ở nhà chú Hùng mà lại về nhà mình vậy? Sao con vào được nhà? Nói mẹ nghe đi, đừng sợ, mẹ không mắng con đâu.
- Mẹ đừng gửi con ở nhà chú Hùng nữa, chú ấy chẳng bao giờ cho con ăn, đồ mẹ gửi qua chú ấy cho con chú ăn hết, đến bữa cứ bắt con ngồi nhìn, lại còn đánh con nữa, con sợ lắm. Lúc chiều con đói quá lấy bánh mẹ gửi để ăn thì mấy đứa con của chú lôi con ra đánh, con sợ quá chạy về leo cửa vào rồi lấy chìa khóa mẹ giấu ở sau chậu cây vào nhà. Con đói quá, lại bị chú ấy túm tóc dọa nên con sợ. Con không qua nhà chú ấy nữa đâu.
Tôi ôm con vào lòng khóc vì sợ hãi. Tôi hỏi con:
- Thế ngoài việc ấy ra chú Hùng còn làm gì con nữa không?
Con bé lắc đầu. Lúc này tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu như gã hàng xóm bẩn tính ấy làm gì con gái tôi thì có lẽ, tôi sẽ ân hận suốt đời mất. Thế mà trước giờ tôi không nghe con, cứ gạt lời nó đi và cho rằng gã hàng xóm là người tốt. Từ nay chắc tôi phải cắn răng chọn trường tốt cho con đi học chứ thả con ở nhà vất vưởng thế này vừa sợ vừa lo. Đấy, đôi khi các bậc cha mẹ như chúng ta cứ đổ lỗi cho công việc, thời gian và tiền bạc rồi bỏ mặc con cái, đến khi chuyện đáng tiếc xảy ra thì mới ôm đầu hối hận.
Theo blogtamsu
Có hàng xóm kiểu này thì chưa biết họa gì sẽ xảy ra
Dù ở trong nhà mình cũng phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, vì một khi bà tám còn ở sát nhà thì chưa biết họa gì sẽ xảy ra.
Khu chung cư gia đình anh Huân, chị Hồng đang ở khá rộng lớn với nhiều phòng ốc tiện nghi dành cho nhiều hộ gia đình. An ninh, bãi đậu xe, vệ sinh... cực tốt. Trước giờ rất nhiều gia đình mong muốn mua được một hộ để đến sinh sống.
Dù nhà trên anh chị là một gia đình không lịch sự, thích kéo bàn kéo ghế đến đinh tai nhức óc, nhưng môi trường sống ở đây rất tốt nên anh chị Huân cũng không có ý định chuyển đi. Sống riết cũng thành quen, vợ chồng anh Huân cũng mặc kệ họ muốn làm gì làm.
Thời gian sau thì cả khu tá hỏa khi biết những điều xảy ra đều đến từ người phụ nữ vừa dọn đến ở khu chung cư này hơn hai tháng trước. (Ảnh minh họa)
Nhưng có một hôm, cả nhà trên ấy mở tiệc sinh nhật cho con nên mời bạn bè của đứa nhỏ đến chơi. Cả ngày chủ nhật anh chị Huân cứ bị tiếng thình thịch, chạy nhảy của bọn trẻ làm cho thở không được. Thế rồi chị Hồng mới vọt miệng nói với chồng về việc bất lịch sự của nhà đó. Chị còn buông vài lời khó nghe nhưng cũng chỉ là nói cho hả giận mà thôi.
Ấy vậy mà không biết thế nào, ngày hôm sau cả gia đình tầng trên kéo đến cửa làm khó nhà chị. Rồi còn cự cãi um sùm kéo mọi người ở chung cư đến vây xem. Chuyện ngày hôm ấy cũng qua với sự khó chịu và mất lòng nhau của cả hai gia đình. Chính điều đó lại làm cho gia đình tầng trên cố tình tạo ra nhiều âm thanh, tiếng động để dằn mặt anh chị. Chị Hồng chua xót nhìn chồng chẳng biết từ đâu mà hàng xóm lại đến ầm ĩ lên như thế. Vợ chồng anh Huân chưa từng đi nhiều chuyện lê la hàng xóm nói này nói kia, cũng chỉ tâm sự với nhau cho qua chuyện.
Sau đó vài hôm, gia đình cách nhà anh Huân cũng ầm ĩ chuyện nọ chuyện kia. Số là chị vợ suốt ngày ở nhà nội trợ, chồng đi làm. Nghe đâu ầm ĩ vì anh chồng ghen bóng ghen gió bảo vắng mặt chồng lại dắt trai về. Mà sự tình cũng không biết cụ thể thế nào chỉ có chị vợ là khóc đến thảm thiết. Anh chồng tra hỏi ngày giờ người đàn ông xuất hiện thì chị vợ xanh cả mặt. Nhưng cuối cùng, người đàn ông đó chẳng ai xa lạ là ba ruột của chị vợ đến xin tiền.
Vợ chồng anh chị lại ở sát vách, không biết rồi ngày nào bà ta lại ghé tai vào tường để nghe ngóng anh chị đây. (Ảnh minh họa)
Cả khu chung cư lâu lâu lại "được" dịp rộn ràng với mấy chuyện thị phi. Thời gian sau thì cả khu tá hỏa khi biết những điều xảy ra đều đến từ người phụ nữ vừa dọn đến ở khu chung cư này hơn hai tháng trước. Mà hộ nhà chị này sát vách gia đình anh Huân.
Thì ra là bà ta chuyên đi nghe ngóng, hóng hớt tình hình xung quanh khu chung cư và tìm cơ hội đâm chọt, "đốt nhà" người ta, gây hiềm khích hàng xóm láng giềng. Tra tiểu sử mới biết bà này đi đến đâu là nơi đó lộn xộn cả lên. Mấy bà tám nhiều chuyện ở các khu chung cư không ít nhưng quá đáng như bà này thì chẳng mấy ai.
Bà ta khá rảnh rỗi, vì lý do nào đó mà sống một mình, mỗi tháng con cái chu cấp tiền nuôi nên cả ngày đi hóng chuyện. Hồi đầu dọn đến cũng có chào hỏi qua, nhưng qua lời kể cũng thấy bà ta như bị con cái bỏ, hàng xóm cũng có chút thương. Ai có ngờ, cũng vì cái tính thích tám chuyện mà bà ta mới bị con cái "mời" đi nơi khác.
Chẳng biết thời gian tới khu chung cư của vợ chồng anh Huân còn xảy ra chuyện gì nhưng bà tám đã đến ở thì phải cẩn thận hơn mới được. Vợ chồng anh chị lại ở sát vách, không biết rồi ngày nào bà ta lại ghé tai vào tường để nghe ngóng anh chị đây. Nhưng bài học lần trước của gia đình tầng trên đã cho anh chị một chút kinh nghiệm về việc: Dù ở trong nhà mình cũng phải cẩn thận lời ăn tiếng nói, vì một khi bà tám còn ở sát nhà thì chưa biết họa gì sẽ xảy ra.
Theo Khampha
Vợ của hàng xóm thường xuyên bị đánh đập rồi đuổi đi, tôi mua lại cô ấy chỉ 20 ngàn đồng Thương vơ cua hang xom ngay nao cung bi đanh đap đuôi đi, thây phân minh ngheo tôi mua lai cô ây chi vơi gia 20 ngan đê rôi 6 năm sau nhân đươc mon qua không ngơ. ảnh minh họa Tôi sinh ra trong gia đinh ngheo, cai canh ngheo kho thi moi ngươi biêt rôi đo, nao đâu co đươc cai...