Để có trải nghiệm tốt hơn tại các khu chợ châu Á, đây là lời khuyên dành cho bạn
Những khu chợ châu Á nhộn nhịp là điểm dừng chân lý tưởng để mua sắm cũng như khám phá ẩm thực địa phương với giá rẻ nhất.
Từ Ấn Độ đến Việt Nam hay Hàn Quốc, dù bạn đang ở đâu hay du lịch đến nơi nào, không thể phủ nhận rằng các khu chợ địa phương luôn là địa điểm hoàn hảo để khám phá. Ngay cả khi bạn không thực sự cần mua bất cứ thứ gì thì những khu chợ châu Ásôi động và nhộn nhịp luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, phản ánh rõ nét nhất văn hóa của địa phương.
Kinh nghiệm mua sắm tại các khu chợ châu Á. Ảnh: arabtravelers
Thú vị là thế nhưng đôi khi những khu chợ nổi tiếng đông đúc cũng có phần “đáng sợ” đối với du khách. Không hề dễ dàng khi lạc vào “mê cung” rộng lớn ở một vùng đất xa lạ, vô số các loại mặt hàng bày bán với giá cả khác nhau và thậm chí là nạn trộm cắp vặt,… Hãy ghi nhớ những kinh nghiệm mua sắm ở khu chợ châu Á dưới đây để chuyến đi của bạn thuận lợi và có trải nghiệm tốt hơn.
Kinh nghiệm khám phá các khu chợ châu Á
Đừng quá lo lắng vì trở thành tâm điểm chú ý
Người dân địa phương rất hay tò mò về khách du lịch, bởi vậy sẽ không quá lạ khi bạn xuất hiện ở một khu chợ, nói một ngôn ngữ khác và bỗng nhiên trở thành tâm điểm chú ý của những người bán hàng. Có thể là những cái nhìn chằm chằm, tiếng bàn tán, đôi khi là câu chào “hello” khi bạn lướt qua quầy hàng tại khu chợ châu Á.
Đôi khi khách du lịch nước ngoài sẽ trở thành tâm điểm bàn tán của những người bán hàng.
Khách du lịch đôi khi được coi là giàu có khi đi du lịch ở những nơi kém phát triển – và bạn có thể là người giàu có ở tùy địa phương, sẽ hơi phiền phức với những lời mời vẫy gọi. Tuy nhiên thay vì trốn tránh, hãy tận dụng cơ hội đó để giao tiếp với người dân địa phương, trò chuyện để hiểu thêm về văn hóa của họ cũng như các món hàng được bày bán.
Tận dụng cơ hội này để trò chuyện và tìm hiểu thêm về các mặt hàng địa phương.
Hãy đến sớm
Khám phá các khu chợ châu Á vào buổi sớm không chỉ tránh được đám đông, mà đây cũng là thời điểm cơ thể khoan khoái và nhiều năng lượng nhất cho bạn thỏa sức lang thang khắp chợ. Đặc biệt, đi chợ sáng sớm cũng giúp bạn chọn được những mặt hàng thực phẩm tươi và tốt hơn, nếu bạn có ý định mua về tự nấu ăn.
Đi chợ sớm để tìm mua được thực phẩm tươi và ngon hơn. Ảnh: asiandreams
Video đang HOT
Những người kinh doanh thường giảm giá cho khách hàng đầu tiên như một cách để “lấy may”, cơ hội để bạn mua được nhiều thứ với giá rẻ hơn.
Học cách mặc cả
Kinh nghiệm khám phá khu chợ châu Á mà bất kỳ ai cũng nên biết và học nếu chưa biết, đó là…kỹ năng mặc cả giá tiền. Ngoại trừ một số mặt hàng có giá cố định, hầu hết mọi thứ trong đều được các tiểu thương “hét giá” lên một mức nào đó, và nếu không mặc cả bạn sẽ phải mua món đồ bạn thích với giá đắt hơn hẳn.
Học cách mặc cả để mua được sản phẩm với giá phải chăng hơn. Ảnh: traveltriangle
Tuy nhiên, đừng bao giờ mặc cả đồ ăn hoặc thức uống được bày bán tại các chợ, việc thương lượng giá thường chỉ cần áp dụng cho các mặt hàng như quần áo, giày dép, đồ lưu niệm,…
Đi sâu vào trong các khu chợ
Luôn có rất nhiều gian hàng ở sâu bên trong chợ cho bạn khám phá. Ảnh: Booking.com
Những gian hàng ở những vị trí nổi bật nhất, chẳng hạn như gian hàng cạnh lối vào và góc phố, thường bán các mặt hàng với giá cao hơn hẳn so với khu vực sâu bên trong. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi các tiểu thương phải bỏ số tiền lớn hơn để thuê địa điểm đẹp và tất nhiên phần đó sẽ được tính cả vào giá sản phẩm.
Sản phẩm ở các gian hàng sâu bên trong chợ thường có giá rẻ hơn. Ảnh: planetbackpack
Kinh nghiệm du lịch là khi nhìn thấy một món hàng bạn muốn ở lối vào, bất kể là muốn mua gì ở khu chợ châu Á đó, hãy đi sâu vào khu vực bên trong và tìm nó ở các gian hàng khác. Một khu chợ luôn có nhiều cửa hàng bán món đồ mà bạn cần, và càng vào sâu bên trong giá cả càng rẻ.
Cẩn thận với hàng giả và lừa đảo
Hãy cẩn thận với những món đồ giả, hàng nhái. Ảnh: tripsavvy
Hầu hết những khu chợ châu Á tại Thái Lan hay Việt Nam,.. và chợ trên thế giới nói chung đều là “thiên đường” hàng giả, hàng nhái rẻ tiền. Vấn đề là bạn cần phải tỉnh táo, đừng bị đánh lừa bởi vẻ bề ngoài và rồi mua chúng với giá đắt như hàng thật. Cam chất đống xung quanh xe đẩy không có nghĩa là cửa hàng đó bán nước ép cam tươi 100%, một đống vụn gỗ trên sàn không có nghĩa là người đàn ông bán hàng là một nghệ nhân địa phương. Đó là những chiêu trò lừa đảo khá phổ biến ở các khu chợ châu Á khi du lịch Thái Lan.
Các khu chợ là thiên đường hàng nhái rẻ tiền: Ảnh: wearegurgaon
Còn một khi đã chấp nhận mua món hàng fake với giá chỉ bằng 1/10 hàng thật, đừng buồn nếu chiếc điện thoại giá rẻ bị hỏng trong cuộc gọi đầu tiên hoặc logo không được dán bên trong đồng hồ rất là “hàng hiệu” mà bạn mua ở chợ.
Thiên đường ẩm thực địa phương
Các khu chợ ở châu Á chính là thiên đường ẩm thực cho bạn thỏa sức thưởng thức các món ăn đặc sắc của địa phương với giá rẻ một nửa so với nhà hàng trên phố. Hãy mang theo nhiều tiền lẻ để thuận tiện và dễ sử dụng hơn trong hành trình khám phá ẩm thực của bạn.
Các khu chợ châu Á là nơi bạn tha hồ khám phá ẩm thực địa phương.
Tuy nhiên, cũng đừng vì ngon miệng mà ăn quá nhiều loại thực phẩm để tránh trường hợp gặp các vấn đề về tiêu hóa hoặc ngộ độc thức ăn.
Không mang theo hành lý vào chợ
Khám phá các khu chợ châu Á nổi tiếng cũng đồng nghĩa với việc bạn gần như sẽ phải chen lấn trong đám đông. Chợ thường đông đúc và khá khó kiểm soát, chiếc ba lô hoặc vali lớn của bạn sẽ trở thành vật cản trở, đồng thời là “miếng mồi ngon” thu hút những kẻ trộm cắp.
Không mang hành lý vào chợ đề phòng trộm cắp. Ảnh: telegraph
Nếu bạn đang ghé thăm một khu chợ trước khi lên máy bay hoặc sau khi đáp máy bay xuống nhận phòng, hãy yêu cầu khách sạn cho phép bạn gửi hành lý hay để lại sân bay và quay lại lấy sau khi đã mua đồ xong. Mặc dù việc mang theo một chiếc túi nhỏ đi quanh chợ là hoàn toàn có thể chấp nhận được, nhưng hãy cẩn thận khi đi qua những không gian đông đúc.
Đeo túi nhỏ và luôn bảo quản cẩn thận khi vào chợ. Ảnh: tropicalnorthqueensland
Tại những khu chợ phổ biến ở châu Á, trẻ em nghèo và người ăn xin có xu hướng đến để xin tiền khách du lịch và cho họ tiền không phải là cách hay để giúp đỡ họ. Việc bạn đang làm đôi khi là vô tình ủng hộ cho một nhóm người bất chính (chuyên lợi dụng trẻ em và người ăn xin để chuộc lợi) mà bạn không nhận ra.
Luôn cảnh giác khi mua sắm ở chợ đông đúc. Ảnh: tripsavvy
Mua đồ tại các khu chợ châu Á tức là du khách sẽ không nhận được biên lai giao dịch như tại cửa hàng hay trung tâm mua sắm, gần như các giao dịch là tiền mặt. Chợ địa phương cũng không có phòng thử đồ, ngay cả khi vừa mua xong, về nhà bạn kiểm tra lại món đồ và thấy ống tay không đều nhau hoặc đường may lỗi, bạn cũng khó mà có thể đổi trả.
Kiểm tra thật kỹ món hàng trước khi mua. Ảnh: cloudinary
Kinh nghiệm là hãy xem xét và kiểm tra thật kỹ trước khi quyết định trả tiền mua một món đồ nào đó để không gặp phải những tình huống “dở khóc dở cười” như trên.
UNESCO đưa 3 địa danh châu Á vào danh sách Di sản thế giới
Ủy ban Di sản Thế giới của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) ngày 25-7 đã ghi danh thêm 3 địa điểm nổi tiếng ở châu Á vào danh sách Di sản thế giới.
Thành phố cảng Tuyền Châu từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại".
Theo thông báo từ UNESCO sau cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến và chủ trì từ thành phố Phúc Châu của Trung Quốc, các địa danh nói trên gồm: "Tuyền Châu: Tòa nhà của thế giới thời Tống Nguyên - Trung Quốc" (ở Trung Quốc), "Đền Ramappa" ở Ấn Độ và "Tuyến đường sắt xuyên Iran" của Iran.
Thành phố cảng Tuyền Châu ở phía Đông Trung Quốc từng được nhà thám hiểm người Italy Marco Polo ca ngợi là "thành phố vĩ đại". Nằm trên vùng đồng bằng hẹp, dọc theo bờ biển của tỉnh Phúc Kiến, Tuyền Châu từng là một trong những cảng lớn nhất thế giới, đặc biệt là vào thời nhà Tống (960-1279) và nhà Nguyên (1271-1368) của Trung Quốc cổ đại. Quần thể di sản Tuyền Châu bao gồm 22 địa điểm, trong đó có các tòa nhà và công trình kiến trúc, các tòa nhà tôn giáo và nhiều bức tượng ở khắp thành phố.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam, Ấn Độ.
Quần thể di tích Kakatiya Rudreshwara ở bang Telanganam (Ấn Độ), thường được biết đến với tên gọi "Đền Ramappa", là một ngôi đền thờ Thần Shiva. Theo sử sách ghi lại, ngôi đền này được xây dựng bằng đá sa thạch từ năm 1213 và phải mất 40 năm công trình mới hoàn tất. Đây là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc và có lẽ cũng là ngôi đền duy nhất trong cả nước Ấn Độ được biết đến với tên của nghệ nhân điêu khắc (Ramappa). Ngôi đền là điểm đến thích hợp cho những người ngưỡng mộ kiến trúc rực rỡ.
Tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km.
Địa điểm còn lại là tuyến đường sắt chạy xuyên Iran dài 1.394 km, nối Biển Caspi ở phía Đông Bắc với Vịnh Ba Tư ở phía Tây Nam, băng qua hai dãy núi, nhiều con sông, cao nguyên, rừng và đồng bằng, đồng thời trải qua 4 khu vực khí hậu khác nhau. Được khởi công vào năm 1927 và hoàn thành vào năm 1938, tuyến đường sắt này nổi tiếng với quy mô và các công trình kỹ thuật cần thiết để vượt qua các tuyến đường dốc và hiểm trở.
Mấy ai biết tên gọi Côn Đảo có nguồn gốc từ nước ngoài với ý nghĩa khá lạ Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tự nhiên, Côn Đảo vẫn phần nào giữ được sự hoang sơ và yên bình - vốn là những điều vô cùng hiếm hoi ở những điểm du lịch nổi tiếng. Những hòn đảo tạo nên vẻ đẹp nên thơ cho vịnh Côn Sơn và khu bảo tồn sinh thái biển với các rạn san hô phong...