Để có “đất vàng” làm công viên cần khoảng 10 ngàn tỷ đồng
Sáng 7-12, tại nghị trường HĐND Đà Nẵng, nhiều đại biểu đặt vấn đề lấy vệt đất từ chân cầu Rồng tới cầu Trần Thị Lý làm công viên. Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng nói vệt đất này đã giao cho DN, giờ muốn mua lại làm công viên cần mua lại khoảng gần 10 ngàn tỷ đồng.
Đại biểu Nguyễn Nho Khiêm đặt vấn đề, việc xây Quảng trường Trung tâm TP từ nhà hát Trưng Vương xuống sông Hàn sẽ vướng vào chợ Hàn, ngôi chợ truyền thống, gắn với lịch sử TP. Vì thế, ông Khiêm đề nghị nên chăng lấy vệt đất từ công viên APEC tới cầu Trần Thị Lý làm công viên phục vụ người dân, du khách. Ý tưởng này cũng được một số đại biểu đồng tình, vì TP hiện rất thiếu công viên, không gian ven sông Hàn là không gian mở, nếu vệt đất đó được làm công viên sẽ rất hữu ích.
Tuy vậy, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng Nguyễn Ngọc Tuấn nói, có nhiều phương án chọn xây Quảng trường Trung tâm TP, tuy nhiên tại vị trí từ nhà hát Trưng Vương tới sông Hàn đã được phân tích, tư vấn, đã thi chọn kiến trúc. Việc lấy lại khu đất từ công viên APEC đến cầu Trần Thị Lý như đề xuất khó khả thi, vì khu đất này đã được qui hoạch làm khu thương mại dịch vụ.
Theo Chủ tịch TP.Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ, thực sự ông cũng rất phân tâm về khu đất đã được lựa chọn, thi kiến trúc làm Quảng trường trung tâm TP. Lý do vì khu đất này không phải lớn, chi phí giải tỏa lại rất cao, lại cấn chợ Hàn là chợ truyền thống. Vì thế, sắp tới cũng cần xem xét rà soát lại. Còn ý tưởng lập công viên trên vệt đất vàng bên công viên APEC, đó là mong muốn, khát vọng của các đại biểu, của người dân, điều đó cũng rất tốt. Tuy nhiên, vệt đất này đã giao cho nhà đầu tư từ trước năm 2010, giờ TP muốn lấy lại làm công viên thì phải thỏa thuận với DN. Nếu tính giá trị vệt đất khoảng 10 ha đó cũng phải gần 10 ngàn tỷ đồng. Đây là chuyện lớn, phải cân nhắc rất kỹ. Nếu quyết tâm làm thì dồn tiền vào đây, những năm tới TP sẽ không đầu tư được cái gì nữa.
Video đang HOT
Vệt đất vàng bên cạnh công viên APEC.
Từ thực tế đó, ông Thơ cho biết vừa rồi lãnh đạo TP đã làm việc với nhà đầu tư để mua lại 6 ngàn m2 cạnh công viên APEC, mục đích để nối vào công viên APEC, làm thành công viên lớn phục vụ người dân, du khách. 6000 m2 này nếu tính chi phí khoảng 800 tỷ đồng. Tuy nhiên phía DN vẫn chưa có câu trả lời. “Làm công viên thì rất tốt. Nhưng tôi đưa ra số liệu như vậy để đại biểu nghiên cứu. Ước muốn của chúng ta là vậy, nhưng thực tế có làm được không?”- Ông thơ nói.
Theo Hải Hậu
Hơn 700 triệu đồng mỗi m2 'đất vàng' dọc bờ sông Sài Gòn
Đất mặt tiền sông tại ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi có giá 703,9 triệu đồng mỗi m2, cao nhất so với các trục đường ven sông Sài Gòn.
Công ty TNHH Gachvang vừa công bố báo cáo diễn biến giá đất nằm dọc theo bờ sông Sài Gòn kéo dài từ khu trung tâm TP HCM đến điểm cuối là vùng ven của đô thị này.
Báo cáo dựa trên lộ trình của dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn, là quỹ đất ven sông bắt đầu từ quận 1 về đến huyện Củ Chi, dài 59 km, để phát triển hạ tầng và khu siêu đô thị. Dự án này từng gây xôn xao thị trường bất động sản do Tập đoàn Tuần Châu - Công ty TNHH Âu Lạc Quảng Ninh đề xuất với Thành ủy TP HCM hồi quý I/2017.
Theo dữ liệu của Gachvang, giá đất bờ sông cao nhất trục Đại lộ ven sông Sài Gòn thuộc về Ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi, đạt 703,9 triệu đồng mỗi m2. Ngã ba này mệnh danh là đất vàng của thành phố vì có mặt tiền sông nằm trong lõi trung tâm hiện hữu của quận 1.
Xếp thứ hai là giá đất dọc bờ sông khu vực quanh cầu Sài Gòn, thuộc quận 2, ghi nhận 155 triệu đồng một m2. Chiếm top 3 là đất bờ sông khu vực cầu Thủ Thiêm, có giá 117 triệu đồng. Kế đến là khu vực cầu Bình Triệu (quận Bình Thạnh) giá đất mặt tiền sông hơn110 triệu. Chốt chặn ở top 5 là đất bờ sông gần cầu Bình Lợi (quận Bình Thạnh) có giá 77 triệu đồng mỗi m2.
Giá đất bờ sông nằm dọc theo dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn do Gachvang khảo sát và công bố cuối tháng 10/2017.
Kể từ địa phận quận 12 trở đi, giá đất bờ sông bắt đầu giảm dần về vùng dưới 40 triệu đồng mỗi m2. Cụ thể, đất mặt tiền sông tại xã An Phú Đông (quận 12) ghi nhận 36 triệu đồng, trong khi huyện Hóc Môn khoảng 23 triệu đồng.
Giá đất bờ sông quanh cầu Phú Long và Cầu Sắt giao dịch 21,4 triệu đồng mỗi m2, theo sau là khu vực bến phà An Sơn - Nhị Bình (Hóc Môn) giữ mức 16,7 triệu đồng.
Đến địa phận huyện Củ Chi, giá đất bờ sông lùi về ngưỡng dưới 7 triệu đồng mỗi m2. Cụ thể, mức giá cao nhất là khu vực cầu Phú Cường với 6,3 triệu đồng, xã Trung An khoảng 5 triệu, xã An Nhơn Tây 5,4 triệu đồng. Riêng khu vực Bến Súc (điểm cuối của đại lộ ven sông) có giá đất khoảng 6,2 triệu đồng một m2.
Gachvang cho biết thêm, nếu xét theo khu vực, trong 12 tháng qua, địa bàn có giá đất bờ sông leo thang chóng mặt nhất lần lượt là bến phà An Sơn - Nhị Bình ( tăng 105%), Xa lộ Hà Nội (tăng 95,6%) và cầu Thủ Thiêm (tăng 94,2%). Trong khi đó, đất bờ sông đoạn ngã ba Tôn Đức Thắng, cầu Phú Long - cầu Sắt, cầu Sài Gòn, Bến Súc, cầu Phú Cường cũng tăng mạnh ở biên độ 52-80,7%.
Đơn vị này đánh giá, có nhiều nguyên nhân khiến giá đất dọc bờ sông các khu vực này tăng cao, trong đó, không loại trừ tác động của cơn sốt đất lan rộng khắp TP HCM trong những tháng đầu năm.
Ở khu vực trung tâm quận 1 và các quận nội thành (quận 2, Thủ Thiêm, Bình Thạnh) đất bờ sông tăng giá mạnh mẽ do sự bùng nổ các dự án ven sông. Trong khi đó, khu vực ngoại thành, gồm các quận 12, huyện Củ Chi, Hóc Môn, giá đất bờ sông tăng dột biến do cú hích hạ tầng và sự kỳ vọng đón đầu diễn biến tích cực của dự án Đại lộ ven sông Sài Gòn.
Theo VNE
Sabeco đã rút sạch vốn tại dự án nghìn tỷ trên "đất vàng" Sài Gòn Tuy nhiên, báo cáo tài chính mới công bố của Sabeco không thể hiện rõ nội dung số tiền Sabeco thu về từ đợt thoái vốn này cũng như đối tác nào đã mua lại số cổ phần của Sabeco tại đây. Sabeco Pearl chi gần 1.000 tỷ đồng nộp tiền đất của dự án "đất vàng" 6.000m2 tại số 2-4-6 Hai Bà...