Để chủng ngừa vi rút rota cho trẻ hiệu quả, mẹ đừng bỏ lỡ cột mốc 6 tuần tuổi
Tiêu chảy do vi rút rota là một trong những căn bệnh dễ lây lan và nguy hiểm bậc nhất ở trẻ nhỏ. Lần phơi nhiễm tự nhiên đầu tiên thường là lần nhiễm nặng nhất, vì vậy, cho con uống vắc-xin sớm để ngừa vi rút rota đúng thời điểm là việc cha mẹ cần làm để giúp trẻ tránh được những hậu quả do căn bệnh này gây ra.
Là bệnh lý nhiễm vi rút gây viêm dạ dày ruột cấp với các triệu chứng gồm tiêu chảy, nôn ói, sốt, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: tiêu chảy nặng, mất nước, rối loạn điện giải, nhiễm toan chuyển hóa, suy dinh dưỡng… thậm chí là tử vong. Hơn nữa bệnh chưa có thuốc đặc trị nên vi rút rota rất nguy hiểm ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 9 tháng tuổi.
Vì sao mẹ cần chủng ngừa vi rút rota cho trẻ sớm từ 6 tuần tuổi?
Các thống kê cho thấy, trước khi vắc-xin ngừa vi rút rota xuất hiện và được áp dụng, mỗi năm tiêu chảy do vi rút rota đã cướp đi sinh mạng của hơn 611.000 trẻ em trên toàn thế giới.
Từ năm 2006, vắc-xin vi rút rota được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng thì tỷ lệ tử vong giảm đi 50% và tỷ lệ nhập viện ở các nước đã giảm đáng kể. Tuy nhiên gánh nặng bệnh vẫn còn, do đó việc triển khai chủng ngừa cần tiếp tục.
Thời điểm “vàng” để chủng ngừa vi rút rota cho trẻ là bắt đầu sớm từ 6 tuần tuổi. Nếu được chủng ngừa sớm vào thời điểm này, cơ thể trẻ tạo được miễn dịch hoàn chỉnh chống lại vi rút rota trước khi bước vào giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhiễm bệnh, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, khám phá môi trường xung quanh bằng cách bò toài, cầm nắm, đưa vật lạ vào miệng…
Thời gian tối thiểu cho liều vắc xin vi rút rota đầu tiên là 6 tuần và thời gian tối đa cho liều cuối cùng là 8 tháng, vì sau thời gian đó, hầu hết trẻ đã bị nhiễm vi rút rota tự nhiên. Do dó bà mẹ nên cho con đi tiêm chủng đúng lịch để bảo vệ sớm cho trẻ khỏi bị tiêu chảy do vi rút rota tự nhiên và bi bệnh tiêu chảy trong những tháng đầu đời,
Bên cạnh việc thiết lập hệ miễn dịch hoàn chỉnh cho trẻ, chủng ngừa sớm vi rút rota đúng vào thời điểm “vàng” còn mang lại những lợi ích khác.
Những điều mẹ cần lưu ý khi cho trẻ uống vắc-xin vi rút rota
Video đang HOT
Phác đồ chủng ngừa vi rút rota thường bao gồm 2 hoặc 3 liều dạng uống tùy loại vắc-xin sử dụng. Tuy nhiên, để có thể đem đến sự bảo vệ tốt nhất cho con yêu, mẹ nên ghi nhớ để đưa con đi chủng ngừa sớm ngay từ khi vừa đủ 6 tuần tuổi để trẻ được bảo vệ sớm trước khi bị phơi nhiễm vi rút rota. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của phác đồ và thời điểm vàng này, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến chuyên gia để vắc-xin phát huy hiệu quả tối đa.
Lưu ý: Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, không ngủ, quấy khóc liên tục sau khi chủng ngừa về, mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay cơ sơ y tế gần nhất để được kiểm tra.
Tiêu chảy do vi rút rota là một trong những căn bệnh dễ lây lan và nguy hiểm bậc nhất ở trẻ nhỏ.
3 bí quyết giúp tăng sự bảo vệ cho trẻ sơ sinh
Ngoài vắc-xin vi rút rota, trong thời điểm “vàng” này mẹ cần chủng ngừa thêm các mũi tiêm quan trọng để sớm bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm rất thường gặp như: viêm gan B; bạch hầu – uốn ván – ho gà – bại liệt; viêm phổi, viêm màng não do Hib; viêm phổi, viêm màng não do phế cầu… Song song việc chủng ngừa đúng thời điểm “vàng” và đủ liều lượng, mẹ có thể giúp trẻ nâng cao sức đề kháng bằng các cách đơn giản sau:
- Cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời
- Cho trẻ ngủ đủ giấc, ít nhất 14 tiếng mỗi ngày
- Giữ gìn vệ sinh và môi trường thông thoáng
“Tiêm chủng nhẹ nhàng – Mong ước vàng mẹ dành cho bé” là chương trình tuyên truyền tiêm chủng cộng đồng nhằm cung cấp kiến thức quan trọng cho mẹ về các vắc-xin cần thiết dành cho con ngay từ tuần thứ 6 để phòng ngừa sớm cho con khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
PV
Theo Dân trí
Bộ Y tế thông tin về hai trường hợp trẻ tử vong tại nhà sau tiêm chủng
Chiều 28/12, Bộ Y tế đã chính thức đưa ra thông tin về hai trường hợp trẻ ở Nam Định tử vong tại nhà sau tiêm chủng từ 36 đến 48 tiếng. Theo đó, hai trẻ đều được khám sàng lọc và tiêm vắc xin ComBE Five, uống vắc xin bại liệt tại trạm y tế, sau tiêm được theo dõi 30 phút tại trạm đúng qui định và không có biểu hiện bất thường.
Sau khi về nhà, trong một đến hai ngày trẻ có biểu hiện sốt nhẹ, gia đình tự cho uống thuốc hạ sốt, không đưa đến cơ sở y tế.
Sang ngày hôm sau, gia đình thấy trẻ tím tái, khó thở nên đưa cháu đến bệnh viện huyện. Tuy nhiên, khi tới bệnh viện hai cháu đã tử vong.
Sở Y tế Nam định đã tiến hành điều tra nguyên nhân và họp Hội đồng Tư vấn chuyên môn đánh giá nguyên nhân. Hội đồng đã có kết luận hai trường hợp trẻ tử vong sau tiêm chủng không nghĩ đến phản ứng phản vệ nặng sau tiêm vắc xin, không liên quan đến thực hành tiêm chủng và Hội đồng tư vấn chuyên môn xác định trẻ tử vong chưa rõ nguyên nhân.
Bộ Y tế cũng cho hay, Vắc xin phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem) phòng bệnh Bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng Việt Nam từ tháng 6 năm 2010. Từ tháng 10 năm 2016, nhà sản xuất thông báo ngừng sản xuất vắc xin Quinvaxem trên qui mô toàn cầu.
Để đảm bảo tiêm chủng phòng các bệnh nêu trên cho trẻ em, được sự khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh tiêm chủng vắc xin toàn cầu (GAVI), Bộ Y tế xem xét đã có Quyết định về việc sử dụng vắc xin ComBE Five do Công ty Biological E. Ltd Ấn Độ sản xuất có thành phần tương tự để thay thế vắc xin Quinvaxem.
Sau khi triển khai trên quy mô nhỏ tại 7 tỉnh (Hà Nam,Bắc Giang, Yên Bái, Kon Tum, Bình Định, Đồng Tháp, Bà Rịa Vũng Tàu) trong tháng 10 và tháng 11/2018 với tổng số trẻ được tiêm là 17.356 trẻ. Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai trên quy mô toàn quốc từ tháng 12/2018.
Đến ngày 27/12/2018, đã có 12 tỉnh triển khai tiêm vắc xin ComBe Five đã được triển khai gồm: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Bắc Giang, Quảng Nam,Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum, Bà Rịa Vũng Tàu, Kiên Giang, Long An với tổng số trẻ được tiêm là 69.929 trẻ.
Theo báo cáo của các địa phương, ngoài phản ứng thông thường như (sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, các triệu chứng khác như khó chịu, quấy khóc...) ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài ở Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Kon Tum với tỷ lệ khoảng 0,05% -5,5%, các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
Các địa phương còn lại sẽ triển khai vào ngày tiêm chủng thường xuyên trong tháng 1 năm 2019.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ phản ứng thông thường đối với các vắc xin chưa thanh phân ho ga toan tê bao, trong đó có vắc xin ComBE Five: sôt từ 38-39C chiêm tơi 44,5%, phan ưng sưng 38,5%, nóng đỏ tai chô tiêm co thê tơi 56,3%, đau 25,6%, cac phan ưng khac như quấy khoc kéo dài là 3,5%.
Bộ Y tế cũng khẳng định sẽ tiếp tục chỉ đạo các tỉnh/thànhphố thực hiện tiêm vắc xin ComBE Five theo kế hoạch, thực hiện đúng qui trình tiêm chủng an toàn, khám sàng lọc, theo dõi 30 phút tại trạm sau tiêm, tư vấn cho các bậc cha mẹ biết cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng.
Khi trẻ có biểu biện bất thường về sức khỏe như sốt cao trên 39 độ C, quấy khóc kéo dài, tím tái, phát ban, ly bì...các bà mẹ phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.
Thông tin chi tiết xin liên hệ Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia theo số điện thoại: 0243 8213764. DĐ: 0936255696
Hồng Hải
Theo Dân trí
Bộ Y tế nói về thông tin một số trẻ nhập viện sau tiêm vắc xin ComBe Five Trước một số thông tin phản ánh về việc nhiều trẻ có phản ứng sau tiêm vắc xin ComBE Five, sáng 28/12, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện Chương trình tiêm chủng mở rộng đang tổng hợp báo cáo về các trường hợp có phản ứng sau tiêm đối với loại...