Dễ chơi cũng được nhưng đừng làm mỳ ăn liền (Phần 1)
Cách đây vài ngày, tôi và các bạn có bàn một chút về chủ đề game đang càng ngày càng dễ, không chỉ game online Việt. Thực tế đây là xu hướng khó tránh. Tuy nhiên, dễ không có nghĩa là mỳ ăn liền.
Vấn đề kinh tế
Thật ra, làm game hay làm bất cứ sản phẩm giải trí nào cũng vậy, tiền luôn là yếu tố cuối cùng mà các studio hay NPH nhắm đến. Có thể, sản phẩm đó không nhằm kiếm tiền thì nó cũng là đòn bẩy để sản phẩm sau thu tiền. Không hãng game nào là nhà từ thiện, đó là điều chắc chắn. Bạn hãy cứ xác định là game sẽ càng ngày càng dễ đó là điều dĩ nhiên.
Có người cho rằng, game khó cũng hay và dễ hút tiền. Tất nhiên, điều đó có thể đúng. Nhưng làm game khó, thứ nhất, công sức đầu tư sẽ rất lớn (thiết kế game…) trong khi rủi ro cũng vì thế mà lớn theo (hạn chế người chơi). Ngay cả các nhà sản xuất lớn trên thế giới cũng không thoát khỏi xu hướng này, vì vậy, không có nhiều điều để phàn nàn khi game Việt ngày càng dễ.
Dễ không đồng nghĩa với chán
Lần trước, tôi đã lấy ví dụ cho bạn về CoD 2 và MW 3 về việc game đang dễ đi. Xin nhân tiện đây chia sẻ một chút với một số comment về thời lượng chơi để “phá đảo” CoD 2 và MW 3. Phải thú nhận rằng, tôi không phải là một game thủ giỏi, đặc biệt là với những game bắn súng. Đồng thời, thời gian cũng không cho phép tôi mày mò nhiều với game. Đó là lý do vì sao tôi tốn khoảng 2 3 tháng (khoảng 10h mỗi tuần) với CoD 2. Tuy nhiên, dễ đi trong trường hợp này không có nghĩa là chán đi.
Đúng là thời gian và kỹ năng cần cho việc phá đảo MW3 ít hơn rất nhiều so với CoD 2. Tuy nhiên, cốt truyện, những thử thách trong game, những góc khuất, sự thú vị không vì thế mất đi. Phải nói thêm rằng, phá đảo với hoàn thành game là 2 câu chuyện hoàn toàn khác nhau. MW 3 chứa đựng rất nhiều yếu tố khiến cho nó trở nên thú vị.
Hay một ví dụ khác, bạn có thể Angry bird dễ không? Cá nhân tôi thấy là có. Nếu tập trung chơi, chỉ cần khoảng 2 ngày bạn sẽ phá đảo toàn bộ game. Tuy nhiên, Angry Bird không thể gọi là chán vì để chinh phục tất cả các bàn đều 3 sao không phải là chuyện dễ dàng.
Tóm lại, các game dễ đi không có nghĩa là chán đi. Dễ đi tạo cơ hội cho nhiều người tiếp xúc với game, chơi game nhưng vẫn chừa (nhiều) không gian cho những người yêu thích game muốn khám phá. Đó, là sự khác nhau căn bản giữa dễ và nhàm chán.
Video đang HOT
Và game Việt
Chắc hẳn đọc xong đoạn trên bạn đã biết tôi sẽ định nói gì ở phần này. Quả thật game Việt không phải đang dễ đi, mà là đang nhàm chán đi. Không hoặc có rất ít “kẽ hở” nào cho sự sáng tạo, cho trí óc và thử thách game thủ. Trong game Việt, yếu tố kỹ năng, chiến thuật và tư duy đang bị xóa xổ. Thay vào đó, kỹ năng “nạp thẻ” đang trở nên quá khủng khiếp và không thể nào chống lại.
Quay trở lại ví dụ Kiếm Thế và VLTK (xin lỗi VNG và các bạn đang chơi Kiếm Thế, tôi xoáy và ví dụ này đơn giản là do đây là 2 game online tôi gắn bó lâu nhất và có kiến thức nhất). Ở VLTK, ít nhất là 3 phiên bản đầu tiên, tôi có thể tự tin solo và chiến thắng ngay cả những đại gia thuộc hàng top đầu của game nhờ kỹ năng của mình. Thực tế, những người chiến thắng và “bá đạo” trong giai đoạn đầu của game hầu không phải những đại gia số một số hai đơn giản là để có tiền đổ vào game, họ không có nhiều thời gian để luyện tập. Ở VLTK 1, những trận đấu của hai nhân vật có kết quả rất khó đoán nhất là khi đồ same same nhau (khoảng 1 10 18). Đôi khi thắng và thua chỉ do một hoặc hai skill chí mạng (x2 dam).
Sang Kiếm Thế, mọi chuyện khác hẳn. Tôi khẳng định tôi đoán trúng 90% kết quả các trận đấu mà không cần xem trận đấu, chỉ cần xem đồ. Quả thật, hầu như không còn sự khác biệt trong kỹ năng thi đấu, đơn giản, đồ ai mạnh hơn người đó sẽ thắng. Xin lưu ý thêm, 10% còn lại có một phần không nhỏ đến từ yếu tố… mạng. Đa phần game online ngày nay đều như vậy.
Hay webgame thần giới mà em trai tôi chơi. Khi chiến đấu, hầu như chỉ nhìn đồ là biết thắng thua. Những nhân vật đầu top chỉ cần vẩy 1 hoặc 2 skill là tất cả chết như ngả rạ, ngay cả những game thủ thuộc top 100 đi chăng nữa. VLTK trước đây, ngay cả top 1000 (trừ trường hợp khắc hệ) đánh nhau đều không có chuyện như vậy.
Lý do rất dễ hiểu, nhà phát hành muốn tăng doanh thu. Mà các game online hiện nay đều miễn phí. Cách dễ dàng và nhanh nhất để kiếm được tiền từ game là khiến cho các game thủ nạp càng nhiều càng tốt. Do đó, việc tạo ra sự chênh lệch giữa những người nạp nhiều và nạp ít rất quan trọng.
Phần một của loạt bài này tôi xin tạm dừng tại đây, trong phần sau, chúng ta sẽ bàn đến sự tác động của auto, các chính xác khác của NPH và câu chuyện mỳ ăn liền trong game online Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Game online Việt càng ngày càng dễ, tốt hay xấu?
Ngày qua ngày, game online Việt càng dễ, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nhiều game thủ, đặc biệt những game thủ của ngày xưa không thực sự thích điều này. Tuy nhiên, nhìn rộng ra, dễ chơi, vui vẻ đang là xu hướng chung của làng game thế giới chứ không chỉ riêng GO Việt. Chúng ta nên nhìn nhận sự dễ này như thế nào?
Game online Việt càng ngày càng dễ
Sự thật này không ai có thể chối cãi và không ai chối cãi làm gì cả: game Việt đang càng ngày càng quá dễ, ít thử thách, đánh đố game thủ hơn. Tất nhiên, tôi không nói đến những sự đánh đó kiểu như lỗi game, lỗi mạng hay những thứ như thế. Độ khó của game, ít nhất trong bài viết này, là những yếu tố yêu cầu game thủ đầu tư đầu óc và công sức để đạt được hay vượt qua.
Một ví dụ rất rất nổi tiếng và dễ để so sánh: Kiếm Thế và VLTK. Hai tựa game được coi là "anh em". Có nội dung khá giống nhau về cuộc chiến trong giới võ lâm trung quốc thời phong kiếm (tôi nhớ không nhầm thì cũng cùng thời luôn vì cả hai đều có chiến trường Tống Kim). Và bản thân tôi cũng là một game thủ gắn bó và cũng có chút thành tích trong cả hai game.
Là xu hướng chung của game thế giới
Thật ra, bạn không sai khi đánh giá game Việt đang ngày càng dễ hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn ra thế giới, có một xu hướng đáng giật mình: các game đang ngày càng dễ, thậm chí dễ đến mức kinh ngạc.
Thật ra tôi cũng không chơi nhiều game cho lắm. Nhưng cái sự dễ đi của game là điều thật sự quá rõ ràng. Lấy ví dụ, thời trước chơi Call of Duty 2, tôi trầy trật cả 2 3 tháng mới có thể gọi là "vượt qua được game". Còn bây giờ, mới chơi qua qua MW 3 trong chưa đến 1 tuần, tôi đã có thể hoàn thành game. Thật sự, game dễ hơn rất nhiều.
Ngay cách thời điểm bài viết này xuất bản chỉ khoảng 1h, tôi có hỏi bạn bè của mình, những người gắn bó lâu năm với thế giới game họ cũng cho một đáp án như vậy. Cảm giác chung của họ, ngay cả với một game đỉnh, sự hứng thú khám phá, tìm hiểu hay sự vui sướng đến phát điên khi "phá đảo" như cái cách mà trước đây họ có được với CoD 1 2, Ninja Gaiden hay xa hơn là Mario hay Contra.
Tại sao?
Có một điều bạn phải biết thế này, dù là game online Việt hay game ở đâu đi chăng nữa, mục đích cuối cùng vẫn là kiếm tiền. Cho dù họ có nói là muốn phục vụ người chơi, muốn cho ra mắt sản phẩm đỉnh nhất hay gì gì đó, mục đích cuối cùng vẫn là tiền. Mà doanh thu của hãng thì tính bằng công thức đơn giản:
Tổng doanh thu = Doanh thu/ đầu người x số gamer
Dễ hiểu, muốn tăng doanh thu phải tăng số tiền kiếm được trên mỗi người chơi hoặc tăng số lượng người chơi. Mà tăng giá game (tăng doanh thu/ người) thì số người mua sẽ giảm. Như vậy, cách tốt nhất là tăng số người chơi game. Mà muốn tăng người chơi game, cách đơn giản là làm game dễ, ai cũng có thể chơi, cũng có thể chiến thắng để họ tiếp tục chơi game thay vì tạo ra những sản phẩm khó nhằn. Một sự thật là dù ở Việt Nam hay nước ngoài, xu hướng lười đi của game thủ là rất rõ ràng. Chính vì thế, làm game dễ đi làm một giải pháp.
Rõ ràng, bài toàn cạnh tranh đã khiến tất cả các hãng game/ các studio game phải chạy theo chiều hướng này.
Game Việt chỉ đi theo xu hướng thế giới?
Đáng tiếc, câu trả lời là không. Cho dù cũng xu hướng dễ chơi nhưng cách tiếp cận của GO Việt rất khác. Tạm thời, tôi sẽ không bàn đến tính đúng sai.
GO Việt dễ bằng auto và sự thật là quá nhiều auto. Ai đời, auto tích hợp và game, được NPH hỗ trợ (bằng nhiều cách) lại có khả năng... vượt phụ bản (tương tự Dungeon)... Thật sự, auto khiến người chơi Việt lười và game chán đi rất nhiều. Cá nhân tôi thì không thể gắn bó được với một game trong 1 hoặc 2 năm nếu chỉ có mỗi việc bật auto như vậy.
Hay cái cách các NPH tăng rate (gold và exp) để cuốn hút game thủ thật... khó chấp nhận. Vẫn biết đây là cách nhanh nhất, dễ nhất và ít phải suy nghĩ nhất để tăng doanh thu nhưng hậu quả của nó là tuổi thọ game ngắn đi và thế giới game càng ngày càng chán.
Kết
Dễ đi không có nghĩa là chán đi, đó là sự thật. Nhưng cái cách GO Việt đang chọn là dễ đi và chán đi. Về mặt kinh doanh, đây có thể là những quyết định có lợi, nhưng về mặt lâu dài, nó có ảnh hưởng rất xấu đến thị trường.
Trong bài viết tới, chúng ta sẽ bàn sâu hơn về câu chuyện cạnh tranh và sự dễ đi của GO Việt.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Total Recall: Liệu có vượt qua "dớp" ăn theo phim? Những tựa game ăn theo phim từ trước đến nay luôn bị gán cho cái mác "tồi tệ" do chất lượng chúng mang lại thường không thể sánh bằng tác phẩm điện ảnh. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn tồn tại không thiếu những tựa game chất lượng được "bệ nguyên xi" từ những bộ phim bom tấn. Thế nhưng, tựa game được...