“Đế chế hoa cải” của giang hồ đất Cảng hình thành thế nào?
Ẩn số về “kho vũ khí” của giang hồ vùng Duyên Hải
Bài 1: “Đế chế hoa cải” của giang hồ đất Cảng hình thành thế nào?
Khi giang hồ đất Cảng thường còn sử dụng những món đồ “nguyên thủy” như dao tông, phớ, kiếm hoặc côn để giải quyết ân oán, thì những đại ca giang hồ đất Cảng như Lâm già và Cu Nên đã dùng hàng nóng để khẳng định đẳng cấp giang hồ.
Sau những trận chiến đó, súng đã hình thành trên đất Cảng một đế chế mới. Đế chế đó bắt đầu từ súng hoa cải mang tên súng tự chế.
Đỗ Văn Sơn lúc bị bắt sau khi bắn chết chiến sỹ Đỗ Đăng Long.
Thế giới ngầm và “lịch sử” hình thành “đế chế”
Nói đến khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh, việc sử dụng súng để dằn mặt, tranh giành lãnh địa của giang hồ, chắc chắn nhiều người đều cho rằng, đó là “chuyện thường ngày ở huyện”. Cách đây gần 20 năm, chuyện thanh toán nhau bằng phớ, dao tông, được coi là “biện pháp” chính để giải quyết ân oán giang hồ thì khoảng hơn 10 năm trở lại đây, sự xuất hiện của các loại “hàng nóng” đã khiến giang hồ đất Cảng ngày càng manh động, cuộc chiến “lấy số” vì thế cũng tàn khốc hơn.
Công “mặt ma”, 39 tuổi, quê Thủy Nguyên một tay giang hồ cộm cán ở Hải Phòng mới chuyển từ nghề “nhảy xe” sang nghề thợ hàn, vanh vách kể với chúng tôi về chuyện “súng ống” của giang hồ đất Cảng và giang hồ đất Mỏ (tức giang hồ Quảng Ninh). Sở dĩ gọi hắn là Công “mặt ma” bởi khuôn mặt của hắn luôn đúng với câu điển hình của người Hải Phòng: “Bánh đa chợ Hỗ, mặt rỗ Thủy Nguyên”. Khuôn mặt đầy “mồ mả” cộng với hai con mắt lúc nào cũng đỏ sọng như máu của hắn từng là nỗi ám ảnh một thời của nhiều người tham gia giao thông trên quốc lộ 10.
Video đang HOT
Sau khi “đi trường” (tức đi tù – PV) 7 năm, Công trở về với công việc chuyên hàn chuồng chó, chuồng gà. Đối với khu vực địa bàn Quảng Ninh, Hải Phòng, Công cũng thuộc dạng “khách quen” của nhiều nhóm giang hồ. Nói về các loại “súng ống”, Công “mặt ma” khẳng định: “Việc “súng ống” trong thế giới ngầm đất Cảng cũng có “lịch sử” hình thành của nó. Những năm 90 của thế kỷ trước, súng chỉ được dùng để dằn mặt nhau theo kiểu bạo lực nhất. Súng chỉ là đặc quyền của các đại ca số má nhất đất Cảng. Có lẽ, bạo lực nhất và độc ác nhất phải nói về thời giang hồ của Lâm già, Cu Nên. Bởi “súng ống” được coi như đặc quyền của những tay anh chị “chiếu trên” này. Ngày đó, việc phải dùng đến súng để thanh toán đối thủ, nghĩa là mâu thuẫn giang hồ đã lên đỉnh điểm và đối thủ chắc chắn cũng là một tay anh chị “số má đầy mình”.
Trong giới tội phạm đất Cảng, thậm chí cả những người dân lương thiện tại Hải Phòng vẫn còn ám ảnh kinh hoàng về những vụ xả súng không ghê tay của đám đàn em của hai đại ca giang hồ “đặc biệt lớn” ở đất Cảng. “Mặc dù, hai đại ca đặc biệt nguy hiểm này có những lãnh địa làm ăn riêng nhưng “một núi không thể có hai hổ”. Việc đàn em Cu Nên và Lâm già liên tục va chạm và về báo cáo lại đại ca nên các đại ca cũng nóng mắt mà dùng súng để xử lý nhau. Những cuộc va chạm nhỏ, lẻ tại các khu vực chợ Đổ, Lạch Tray liên tục diễn ra. Những việc nhỏ lẻ đó đã dẫn đến “cuộc chiến” không thể tránh khỏi của các đại ca giang hồ này. Đỉnh điểm chính là việc có kẻ đã “cả gan” nã súng thị uy vào nhà Cu Nên. Không đoán và cũng không cần tìm hiểu kẻ đó là ai, Nên ra lệnh cho hai sát thủ lạnh lùng nhất của mình vác súng thẳng tới nhà địch thủ Lâm già. Tại đây, Linh Cu (đàn em của Cu Nên) đã dùng Ak47 xả nguyên một băng đạn vào nhà Lâm già rồi ung dung leo lên Xe máy do đám đệ tử của Cu Nên chờ sẵn tẩu thoát.
Đường đi của “tử thần”
Nhắc về súng hoa cải, Công “mặt ma” khẳng định, việc súng hoa cải “nở rộ” ở khắp các vùng Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình đều có “lịch sử” của nó. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, sau những “trận chiến” đẫm máu bằng dao, kiếm, việc sử dụng súng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
Theo Công “mặt ma” thì, “đế chế hoa cải” gắn liền với phong trào vượt biên sang Hồng Kông của người dân Hải Phòng. Những năm 90 của thế kỷ trước, người Hải Phòng đua nhau vượt biên, Cu Nên cũng là một trong số đại ca giang hồ đất Cảng có cung xuất ngoại và “được” ăn cơm trại tị nạn Hồng Kông. Số người vượt biên đi Hồng Kông ngày đó có đến hàng ngàn người, với đủ các thành phần.
Một loại súng hoa cải phổ biến trong giới giang hồ Hải Phòng.
Từ đó, súng hoa cải tràn về Việt Nam theo nhiều đường khác nhau, bởi ở đó, việc “kiếm” súng hoa cải đơn giản hơn nhiều người nghĩ. Hải Phòng lúc đó có những mối hàng có thể đặt được đến vài trăm khẩu từ nước ngoài. Tất cả số hàng đó được thủy thủ tàu viễn dương đưa về Việt Nam theo hàng buôn bãi.
Công “mặt ma” kể: “Những loại súng này, khi tàu chuẩn bị cập cảng, các thủy thủ này đã thả hàng cho các thuyền nhỏ tại phao số 0 để mang vào đất liền. Những món “hàng” này, ngay lập tức được đưa vào các kho, xưởng cất giấu và cưa lòng, cưa báng trở thành một thứ vũ khí “nóng”, “hót” trên Thị trường lúc đó. Sự phổ biến của súng hoa cải ở Hải Phòng ngày ấy và ngay cả đến bây giờ vẫn khiến người ngoại đạo đầy nghi ngờ. Thực tế, không cần phải là giang hồ quá “số má”, cũng có thể sở hữu một khẩu.
Nói về những tay anh chị đầu tiên dùng súng hoa cải ở Hải Phòng, Công “mặt ma” luôn nhắc tới Trường “trộm” (tức Lê Xuân Trường, SN 1982, ở xóm Chợ, xã Minh Đức, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng). Trường có lệnh truy nã nhưng vẫn lấy thêm được vợ và bị tuyên tử hình. Trường “trộm” là một kẻ “khát máu” nhất, nhì trong giang hồ mới nổi đất Cảng. Số má giang hồ của Trường “trộm” chỉ ở khu vực giang hồ mới nổi và chẳng thể đi vào “lịch sử” tội phạm đất Cảng được nhưng Trường vẫn luôn tỏ ra khát máu và sử dụng súng hoa cải như một cách thể hiện đẳng cấp, khi điên cuồng “xử” đối thủ. “Chính Trường “trộm” đã bắn hạ Bảo “đông” (anh trai Trần Thái Long, tức Long “tuýp” một trùm giang hồ khét tiếng của Hải Phòng vào đầu những năm 2000). Lúc đó, Bảo “đông” và Long “tuýp” đang đứng trên “đỉnh cao quyền lực Xã hội đen” của Hải Phòng. Việc đụng vào Long “tuýp” không phải giang hồ nào cũng dám làm ở đất Cảng lúc đó.
“Sau những uy lực “kinh hồn” của súng hoa cải, giới giang hồ đều nhận thấy, những loại súng này có nhiều hạn chế như chỉ bắn được một viên, uy lực sát thương không đáng kể nếu bắn ở tầm xa. Nếu rút súng hoa cải ra thanh toán nhau không chính xác, đồng nghĩa với việc lãnh hậu quả tàn khốc, bởi bây giờ, súng hoa cải chỉ dành cho các loại “ong ve” chíp hôi. Còn, các ông trùm lại có những loại súng chính xác hơn nữa”. Bên cạnh việc săn lùng, tìm mua, thì giang hồ đất cảng còn tìm cách chế tạo súng tự chế. Đây là một câu chuyện dài…
Phá công xưởng sản xuất súng cho thế giới “ngầm” ở Thanh Hóa
Ngày 17/10, Công an TP.Thanh Hoá cho biết cơ quan này đã đột kích vào một lò sản xuất súng tự chế lớn nhất từ trước đến nay tại Thanh Hóa được đặt tại trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn (Thanh Hoá). Đối tượng bị bắt quả tang là Tạ Văn Bình (55 tuổi, trú tại khu phố 6, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn). Khám xét tại hiện trường, lực lượng chức năng thu giữ gần 100kg đạn chì, 37kg đạn súng hơi, 3kg thuốc nổ, 65 vỏ đạn bằng đồng các loại, 26 khẩu súng bắn đạn ria, 1 khẩu súng tự chế đã hoàn thiện. Theo một số thông tin, “lò” của Bình có thể cho ra đời nhiều loại súng khác nhau phục vụ cho những đối tượng hình sự. Không chỉ vậy, ông chủ lò còn bào chế được đạn dược và luôn sẵn sàng nhận sửa chữa các loại súng cho những tay anh chị giang hồ xứ Thanh.
“Cải tạo” súng hoa cải gây uy lực kinh hồn
Việc sử dụng súng hoa cải được cải tiến hơn khi một số kẻ đã tiến hành cải tạo loại đạn này giúp chúng có độ sát thương cao. Một trong những kẻ đó chính là Sơn “mặt ma” (tức Đỗ Văn Sơn, 31 tuổi, ở Thủy Nguyên, Hải Phòng) kẻ đã bắn chết chiến sỹ Đỗ Đăng Long, đại đội 3, phòng Cảnh sát bảo vệ, Công an TP. Hải Phòng. Những kẻ quen biết Sơn đều khẳng định, Sơn là một trong những kẻ đã “cải tiến” đạn hoa cải khi hắn tự thay lõi đạn gém bằng những thứ có sức sát thương cao hơn, thậm chí “xuyên giáp”. Sơn “mặt ma” đã phải lãnh án tử hình cho những tội lỗi mà hắn gây ra nhưng uy lực của súng hoa cải đã từng một thời làm kinh hồn bạt vía những người lương thiện ở Hải Phòng thì vẫn còn đó.
NHÓM PV
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Thanh Hóa: Phá lò sản xuất súng tự chế quy mô lớn
Trong khi Bình đang sửa chữa, sản xuất súng tự chế để bán cho các đối tượng hình sự đã bị lực lượng công an đột nhập vào bắt quả tang, thu giữ nhiều khẩu súng tự chế, súng bắn đạn ria, súng hơi...
Ngày 17/10, Công an TP Thanh Hóa cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Tạ Văn Bình (55 tuổi), trú tại khu phố 6, thị trấn Rừng Thông, huyện Đông Sơn. Đối tượng Bình bị bắt quả tang khi đang sản xuất, sửa chữa hàng chục khẩu súng tự chế để bán tại nhà.
Đối tượng Tạ Văn Bình cùng tang vật là súng, đạn tự chế thu giữ được
Tại lò sản xuất súng của Bình, lực lượng chức năng đã thu giữ được gần 100 kg đạn chì, 37 kg đạn súng hơi, 3 kg thuốc nổ, 65 vỏ đạn bằng đồng các loại, 26 khẩu súng bắn đạn ria, 1 khẩu súng tự chế đã hoàn thiện và nhiều dụng cụ, phương tiện dùng để đóng đạn, sửa chữa súng và đóng gói thuốc nổ khác...
Qua đấu tranh khai thác, cở sở sản xuất súng của Bình đã hoạt động khá lâu, chuyên buôn bán, sản xuất, sửa chữa, buôn bán, tàng trữ vũ khí, vật liệu nổ và đạn tự chế... có tính sát thương cao để bán cho các đối tượng hình sự.
Bình khai nhận, bản thân làm nghề cơ khí nên biết cách chế tạo súng hơi. Từ đó, y đã mua cac loại báng súng, súng săn về để chế tạo bán cho các đối tượng hình sự kiếm lời. Bên cạnh đó, Bình con sửa chữa các khẩu súng hư cho những ai có nhu cầu.
Hiện vụ việc đang được Công an TP Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra mở rộng.
Theo Khampha
Đột kích "lò" sản xuất, sửa chữa súng lớn nhất xứ Thanh Ngày 18/10, Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, cơ quan chức năng vừa ập vào một khu chuyên sản xuất, sửa chữa các loại súng tự chế. Trước đó, vào trưa ngày 17/10/2014, lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế Công an TP. Thanh Hóa đã bất ngờ đột kích "lò" sản xuất, sửa chữa súng tự chế...