Đề cao vai trò thực thi công vụ trong đấu tranh phòng chống tội phạm, buôn lậu, hàng giả
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới của Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ.
Cán bộ Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái, BĐBP Quảng Ninh phối hợp với cán bộ Hải quan kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu Ka Long. Ảnh: Thùy Chi
Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung tổ chức quán triệt và triển khai có hiệu quả những quy định của pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả và Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ. Đồng thời, xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của tất cả các bộ, ngành, địa phương.
Video đang HOT
Đặc biệt, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, nếu trên địa bàn, lĩnh vực nào để xảy ra các điểm nóng nghiêm trọng về tội phạm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp, kéo dài hoặc có cán bộ, công chức dưới quyền tiêu cực, tham nhũng thì phải tổ chức kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu, xem xét điều chuyển, bố trí công tác khác. Tập trung xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức; quyết tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính, tuân thủ pháp luật.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình yêu cầu các Bộ Tài chính, Công Thương, Quốc phòng khẩn trương rà soát, hoàn thiện quy định và thực hiện cơ chế luân chuyển cán bộ lãnh đạo cấp Cục, cấp Chi cục thuộc ngành Thuế, Hải quan, Quản lý thị trường, lãnh đạo cấp đồn Biên phòng, nhất là ở các địa bàn trọng điểm như tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, An Giang, Bà Rìa – Vũng Tàu…
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nắm bắt thông tin, dự báo tình hình, không để xảy ra bị động, bất ngờ. Làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, xác lập các chuyên án đấu tranh với các loại tội phạm có tổ chức, buôn bán người, ma túy, tín dụng đen, sử dụng công nghệ cao, tội phạm buôn lậu, nhất là buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá, đường cát, phân bón, rác thải độc hại, sản xuất, kinh doanh các mặt hàng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người…
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kết quả đấu tranh của các lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thúc đẩy phong trào toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật còn bất cập, sơ hở liên quan đến công tác phòng, chống tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; phòng ngừa, ngăn chặn triệt để tình trạng hàng hóa sản xuất ở nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam để lấy xuất xứ Việt Nam xuất sang nước thứ 3, rác thải độc hại nhập khẩu vào Việt Nam, các hành vi chuyển giá, trốn thuế…
Thùy Chi
Theo bienphong
Hải quan khởi tố 30 vụ án hình sự
Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong 6 tháng đầu năm 2018 có diễn biến phức tạp với các phương thức, thủ đoạn rất tinh vi.
Cơ quan hải quan giao quyền giám sát ở cổng cho đơn vị kinh doanh cảng. Trong ảnh là xe ra vào cảng Cát Lái. Ảnh: Minh Tâm.
Trong 6 tháng đầu năm, các hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại như nhập khẩu hàng hoá cấm nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, khai không đúng với thực tế hàng hoá, khai trị giá, thuế suất thấp để buôn lậu và trốn thuế, gian lận thuế... gia tăng đã làm ảnh hưởng đến số thu ngân sách, môi trường hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hoá trong nước; làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị và an toàn xã hội.
Từ 16-12-2017 đến 30-6-2018, toàn ngành hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 7.879 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 389 tỉ đồng; số thu ngân sách nhà nước hơn 115 tỉ đồng. Cơ quan hải quan khởi tố 30 vụ án hình sự, chuyển cơ quan khác khởi tố 51 vụ.
Nguồn: Hải quan Việt Nam
Theo thesaigontimes
Sóc Trăng: Xử phạt 13 trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường Từ đầu năm 2018 đến nay, Sở TN&MT tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất việc chấp hành pháp luật về đất đai, môi trường, khoáng sản đối với 31 tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Lực lượng chức năng tỉnh Sóc Trăng kiểm tra việc khai khoáng sản trên...