Đề cao trách nhiệm người đứng đầu
Ngày 29-11, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy – Trưởng Đoàn ĐBQH TP Hà Nội cùng các ĐBQH thuộc đơn vị bầu cử số 2 đã tiếp xúc với cử tri quận Hai Bà Trưng và Đống Đa để báo cáo kết quả kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII.
Đánh giá cao Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn, cử tri đề nghị các ĐBQH phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, có bản lĩnh chính trị trong quá trình bỏ phiếu tín nhiệm, không nên xuê xoa, nể nang, dĩ hòa vi quý, bình quân chủ nghĩa. Trao đổi với cử tri, đồng chí Phạm Quang Nghị cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm là biện pháp đề cao trách nhiệm cán bộ, của cả cấp dưới và cấp trên, của tập thể và cá nhân người đứng đầu. Cùng với việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, những vấn đề mà cử tri băn khoăn sẽ càng nhanh chóng được làm rõ, khắc phục. Bí thư Thành ủy cũng xác nhận, từ năm 2013, Hà Nội sẽ thực hiện sớm việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do cấp ủy và HĐND bầu, phê chuẩn.
Theo ANTD
Bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm từ năm 2013
Sáng qua (21-11), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn với tổng số 474 đại biểu tán thành (đạt 95,18%). Theo đó, sẽ bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013. Từ các nhiệm kỳ sau, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiến hành vào kỳ họp đầu tiên trong năm, kể từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ.
Bắt đầu lấy phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013
(Trong ảnh: Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu bầu các chức danh của Quốc hội tại kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XIII)
Qua thảo luận, nhiều ĐBQH đề nghị thu gọn phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm để tránh dàn trải. UBTVQH đã tiếp thu nội dung này và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết. Theo đó, Quốc hội lấy - bỏ phiếu tín nhiệm với các chức danh Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của UBTVQH Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng kiểm toán nhà nước. HĐND lấy - bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ Chủ tịch, Phó chủ tịch, Ủy viên thường trực, Trưởng ban của HĐND Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND.
Nghị quyết cũng đã điều chỉnh về 3 mức độ thể hiện tín nhiệm là: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp". Liên quan đến hệ quả đối với người bị đánh giá tín nhiệm thấp, Nghị quyết quy định, người có quá nửa tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì có thể xin từ chức. Người có trên 2/3 tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" hoặc 2 năm liên tiếp có quá nửa tổng số phiếu đánh giá "tín nhiệm thấp" thì UBTVQH, thường trực HĐND trình Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm. Người được đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có quyền trình bày ý kiến của mình trước Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, ĐBQH thảo luận tại các đoàn. Chủ tịch Quốc hội có thể họp với các Trưởng đoàn ĐBQH để trao đổi các vấn đề liên quan. Sau đó, UBTVQH báo cáo trước Quốc hội về kết quả thảo luận. Phiếu tín nhiệm chỉ thể hiện hai mức độ: "tín nhiệm", "không tín nhiệm". Người nhận quá nửa tổng số phiếu "không tín nhiệm" thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền đã giới thiệu người đó, có trách nhiệm trình Quốc hội, HĐND xem xét, quyết định hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ bắt đầu thực hiện ngay tại kỳ họp Quốc hội đầu năm 2013. Với các nhiệm kỳ sau, việc lấy phiếu tín nhiệm sẽ bắt đầu vào kỳ họp đầu tiên trong năm kể từ năm thứ 2 của nhiệm kỳ (để bảo đảm thời gian cần thiết cho việc thể hiện năng lực lãnh đạo, quản lý). Quy trình được tiến hành như sau: Người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ có báo cáo công tác bằng văn bản gửi UBTVQH chậm nhất 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội. UBTVQH gửi thông báo về việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp và báo cáo công tác của người được lấy phiếu tín nhiệm đến đại biểu chậm nhất là 20 ngày, trước ngày khai mạc kỳ họp. Quốc hội quyết định ngày lấy phiếu tín nhiệm trong chương trình kỳ họp. Hình thức là bỏ phiếu kín.
Theo ANTD
Tín nhiệm quá thấp, nên bãi nhiệm luôn Hôm qua, 11-10, Đoàn ĐBQH TP Hà Nội đã tổ chức lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Hà Nội hiện có hơn 7 triệu nhân khẩu và luôn có hơn 1 triệu lao động...