Để cá nuôi được khỏe mạnh, đừng bỏ qua việc chăm sóc cây cối đúng cách trong bể thủy sinh
Cây không cần thay đổi nước thường xuyên như cá, nhưng những thay đổi thường xuyên sẽ giúp cá sống trong bể thủy sinh của bạn khỏe mạnh.
Cắt tỉa những cây trồng phát triển nhanh trong bể thủy sinh
Điều này sẽ tránh việc lá cây phân hủy trong bể thủy sinh. Hầu hết các cây mọc nhanh, do đó việc cắt tỉa sẽ là điều cần thiết. Nếu cây trồng phát triển nhanh hơn, phần lá cây bên ngoài sẽ bị phân hủy. Hãy sử dụng kéo sắc để cắt bỏ chúng cẩn thận.
Bạn cũng có thể sử dụng cây trồng phát triển chậm để tránh gặp phải tình trạng này thường xuyên.
Làm sạch nước hàng tuần để duy trì sức khỏe của bể cá
Cây không cần thay đổi nước thường xuyên như cá, nhưng những thay đổi thường xuyên sẽ giúp hồ cá của bạn khỏe mạnh. Trước tiên, hãy cạo bất kỳ nhánh tảo nào sinh sôi ở những thành bể cá. Sử dụng ống xả để loại bỏ 10 đến 15% lượng nước của bạn, chú ý đặc biệt đến sỏi và khu vực xung quanh hồ cá của bạn. Thay nước mà bạn đã tháo ra bằng nước sạch, khử clorua.
Khi sử dụng bình siphon, chú ý không sử dụng chúng rửa xối dưới lớp nền vì có thể vô tình làm chết cây. Thay vào đó, bạn chỉ được xối rửa trên bề mặt.
Cá tra có thể ăn tảo, vì vậy có thể bổ sung chúng trong bể bơi của bạn.
Video đang HOT
Một số người thích lau chùi toàn bộ bể thủy sinh sau vài tháng nhưng điều này có thể làm hỏng hệ sinh thái của bể thủy sinh. Sử dụng bộ lọc và duy trì bể sạch sẽ là lựa chọn tốt hơn.
Thêm phân bón để tăng tốc độ tăng trưởng và giữ cho cây khỏe mạnh
Bể cá nước ngọt của bạn không cần phân bón, đặc biệt là nếu bạn nuôi cá thì chất thải của cá chính là nguồn chất dinh dưỡng cho cây trồng. Tuy nhiên, phân bón có thể giúp cây trồng của bạn phát triển tốt hơn nữa. Bạn có thể bón thêm phân bón bằng những cách sau:
- Thêm fluorite trực tiếp vào bề mặt, cung cấp chất sắt và chất dinh dưỡng cho cây.
- Lá rễ được đặt gần gốc rễ cây trồng cần được neo dưới lớp nền. Chúng sẽ liên tục bón phân cho cây trồng của bạn 2 – 3 tháng.
- Nếu bạn thích phân bón dạng lỏng, bạn có thể thêm nó vào bể của bạn 1-2 lần mỗi tuần. Phân bón dạng lỏng rất tốt cho các loại thực vật không kết nối trực tiếp với lớp nền.
Một máy bơm CO2 cung cấp cho cây trồng nhiều CO2 hơn, giúp chúng hấp thụ và chuyển đổi thành oxy. Nếu bạn có một bể chứa nhiều ánh sáng, hãy tăng cường thêm CO2 vì ánh sáng làm tăng tốc độ quang hợp, nghĩa là cây của bạn sẽ chuyển CO2 thành oxy nhanh hơn.
Không được để cây trồng khô hoàn toàn
Nếu không ở trong môi trường nước, những cây trồng trong bể thủy sinh sẽ chết. Để giữ cho cây khỏe mạnh, hãy giữ chúng trong những xô nước ngọt. Đây là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang trồng cây bổ sung cho bể thủy sinh của gia đình mình.
Bạn có thể lưu trữ các cây trồng trong xô vô thời hạn với lượng nước sạch và ánh sáng thích hợp. Cây trồng phải gắn bó với chất nền cần phải được neo lại ngay cả khi bê ra ngoài bể thủy sinh. Đừng quên làm sạch nước lưu trữ cây mỗi tuần.
Nguồn: Wikihow
"Lô cốt" lại gây bức xúc
TP HCM lại ngổn ngang "lô cốt" trên đường những tháng cuối năm, các vi phạm theo đó liên tục gia tăng trước sự bức xúc của người dân
TP HCM hiện có 148 vị trí có rào chắn thi công trên 60 tuyến đường. Đây là con số rào chắn nhiều nhất trong các năm gần đây. Theo phản ánh của bạn đọc với Báo Người Lao Động, ngoài việc gây khổ cho người đi đường lúc thi công, khi rút đi, "lô cốt" lại tiếp tục gây bức xúc bằng việc tái lập bầy hầy, cẩu thả.
Khắp nơi chịu khổ
Giờ cao điểm chiều 9-11, hàng ngàn phương tiện phải nhích từng chút trên đường Phạm Thế Hiển (quận 8) do nhiều đoạn "lô cốt" chiếm hơn nửa mặt đường. Dòng xe kẹt cứng từ đoạn qua cầu Rạch Ông tới ngã ba đường Phạm Thế Hiển và Dạ Nam. Nhiều người tìm cách leo lên lề nhưng cũng bất lực và càng khiến giao thông trở nên hỗn loạn. Qua ghi nhận, các dãy "lô cốt" trên đường Phạm Thế Hiển nằm dọc từ đoạn qua cầu Bà Tàng đến cầu Nhị Thiên Đường, thuộc các hạng mục thi công gói thầu G - xây dựng hệ thống cống bao của dự án Cải thiện môi trường nước giai đoạn 2. Những dãy "lô cốt" này đã được dựng lên từ nhiều tháng, ngoài ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại còn khiến các sinh hoạt, kinh doanh buôn bán của những hộ dân xung quanh bị đảo lộn.
Cách đó không xa, trên đường Bến Bình Đông (thuộc quận 8), các dãy "lô cốt" cũng liên tục mọc lên dọc kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, đặc biệt đoạn gần cầu Chà Và khiến kẹt xe thường xuyên xảy ra. Còn tại khu vực cầu Chữ Y cũng đang được nâng cấp và mở rộng, "lô cốt" dựng lên tại đây khiến giao thông liên tục hỗn loạn. Tương tự, trên đường Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận), một dãy "lô cốt" mới mọc lên để thi công nhánh cầu vượt thép còn lại của dự án cầu vượt nút giao thông Nguyễn Thái Sơn - Hoàng Minh Giám. Khu vực này có lưu lượng xe rất lớn từ trung tâm TP đổ về các quận Gò Vấp, 12, Bình Thạnh..., vì vậy không chỉ riêng khung giờ cao điểm mà ùn ứ vẫn xảy ra tại đây do ảnh hưởng bởi "lô cốt".
Đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), mưa hoặc triều cường bị ngập nặng, còn nắng thì bụi mù mịt và nhấp nhô do các đoạn thi công xong tái lập cẩu thả
Không chỉ phải chịu đựng các "lô cốt" lúc đang thi công, ở nhiều khu vực, người dân còn khốn khổ hơn với những gì mà nhiều công trình đào đường để lại. Điển hình như trên đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7), hiện như một đại công trường khi không chỉ nhiều "lô cốt" nằm án ngữ mà sau khi một số rào chắn được dọn đi, mặt đường lại như manh áo, chằng chịt ổ gà... "Nắng thì bụi mù mịt nhưng mưa hoặc triều cường còn khổ hơn bởi khi chạy xe qua không thể nhận biết được các đoạn nhấp nhô phía dưới nên rất nguy hiểm, nhất là với người đi xe máy bởi con đường này có lượng xe tải lưu thông nhiều" - chị Hà Tâm (ngụ huyện Nhà Bè) ngao ngán.
Tình trạng trên cũng xảy ra ở hàng loạt tuyến đường khác tại khu trung tâm TP, như đường Hai Bà Trưng, Lê Quang Định, Nơ Trang Long..., nhiều đoạn trở nên nham nhở sau khi các đơn vị thi công ngầm hóa lưới điện, nước, cáp viễn thông... rời đi. Thậm chí, có những đoạn mặt đường tạo thành rãnh sâu hoặc đơn vị thi công sử dụng các tấm ván để che chắn như trên đường Nơ Trang Long, đoạn gần Bệnh viện Ung Bướu.
"Việc này là bắt buộc"
Theo Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (Khu 1) - Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP HCM, trên địa bàn đơn vị này quản lý hiện có nhiều dự án đang triển khai, đơn cử như công trình nâng đường Võ Văn Kiệt, đoạn từ cầu Lò Gốm đến giao lộ Ký Con (thuộc địa bàn các quận 1, 5, 6); dự án nâng cấp hệ thống điều khiển giao thông tại quận 3... Tại các công trình, Khu 1 thừa nhận rào chắn chiếm dụng một phần lòng đường, gây ảnh hưởng đến việc đi lại cũng như kinh doanh, buôn bán của người dân. "Việc này là bắt buộc do phải bảo đảm an toàn và tại các công trình, đơn vị thi công phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu như phân luồng từ xa, hướng dẫn giao thông cũng như tiến độ phải thực hiện đúng hoặc sớm hơn để trả lại mặt đường" - đại diện Khu 1 nói.
Trái lại, theo Thanh tra Sở GTVT, trong 10 tháng đầu năm 2018, vi phạm ở các công trình có "lô cốt" trên địa bàn TP tăng cao. Ông Nguyễn Bật Hận, Phó Chánh Thanh tra Sở GTVT, cho biết tính đến cuối tháng 10-2018, đơn vị này đã phát hiện và xử lý 721 vụ vi phạm trong thi công công trình, xử phạt hành chính gần 4,3 tỉ đồng (tăng 12% số vụ vi phạm so với cùng kỳ năm 2017). Đáng chú ý, các vi phạm liên quan đến việc thu dọn, tái lập mặt đường ẩu chiếm đến hơn 50%. Ngoài ra, tại nhiều công trình, các vi phạm như thiếu biển báo thông tin, không bố trí người hướng dẫn, điều tiết giao thông... cũng phổ biến. Điển hình, từ đêm 6 đến rạng sáng 7-11, Đội Thanh tra Giao thông số 1 - Thanh tra Sở GTVT khi kiểm tra 2 công trình tại quận 8 và quận 1 thì cả 2 đều vi phạm.
Theo ông Nguyễn Bật Hận, nhiều nhà thầu, đơn vị thi công ẩu vẫn tái phạm bởi theo quy định hiện nay, những nhà thầu vi phạm 3 lần sau khi khắc phục xong lỗi và hoàn thành việc đóng phạt thì vẫn tiếp tục được thi công. "Việc này chưa đủ sức răn đe nên từ năm 2015 tới nay, Thanh tra Sở GTVT đã có 4 văn bản kiến nghị cần bổ sung chế tài với chủ đầu tư, nhà thầu thi công như điều chỉnh mức phạt hành chính và cấm thi công từ 1 đến 3 năm tại các công trình trên địa bàn TP, tùy theo mức độ" - ông Hận thông tin.
Đáng nói, từ đầu năm 2018, Sở GTVT khẳng định chỉ xem xét cấp phép đào đường khi các chủ đầu tư có kế hoạch thi công chi tiết, đồng bộ với những khu vực có công trình thi công trùng lắp nhằm không đào đường và tái lập nhiều lần. "Tuy nhiên, thực tế thì hàng loạt công trình đồng thời thi công vào cuối năm, trong khi nhiều tuyến mặt đường rất đẹp nhưng vẫn bị đào lên để thi công. Đơn cử như đường Võ Văn Kiệt đang có dự án nâng cao độ, trong khi bề mặt vẫn rất tốt và không bị ngập" - anh Hậu (ngụ quận 1) nói.
"Than trời" vì thi công ẩu
UBND quận 3, TP HCM vào tháng 10 vừa qua đã phải đề nghị tạm ngưng xem xét giải quyết cấp phép thi công đào và tái lập mặt đường để lắp đặt hệ thống cấp nước, điện, viễn thông trên địa bàn do nhiều đơn vị thi công ẩu. Sau đó, Sở GTVT phải tạm ngưng cấp phép thi công trên các tuyến đường do Khu 1 đảm trách trên địa bàn quận này đối với các chủ đầu tư để xảy ra sai phạm.
Bài và ảnh: GIA MINH
Theo nld.com.vn
Đà Nẵng đề nghị JICA hỗ trợ thực hiện dự án Cải thiện môi trường nước hơn 3.600 tỷ đồng Trong buổi làm việc với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), lãnh đạo TP. Đà Nẵng mong muốn đẩy nhanh tiến độ thực hiện, sớm triển khai dự án cải thiện môi trường nước thành phố Đà Nẵng với tổng số vốn hơn 3.600 tỷ đồng. Tin từ Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng, trong buổi làm việc với...