Để cả nhà không bị ngộ độc, cần chú ý những thứ mình cho vào tủ lạnh
Ngộ độc, mắc bệnh thậm chí bị ung thư do sử dụng thực phẩm để tủ lạnh không đúng cách không phải là mới, nhưng nhiều người vẫn chưa ý thức được mối nguy cơ này.
Việc cho thức ăn thừa vào tủ lạnh là điều rất quen thuộc và hầu như gia đình nào cũng làm. Tuy nhiên tủ lạnh không phải vạn năng và nhiều người đã phải nhập viện cấp cứu vì ngộ độc hoặc mang bệnh trong người do ăn phải thức ăn bảo quản không đúng cách.
Dưới đây là một số sai lầm mọi người hay mắc phải và cách khắc phục:
1. Dùng màng bọc thực phẩm phủ thức ăn thừa
Hạn chế dùng màng bọc thực phẩm bằng cách cho thức ăn thừa vào hộp đậy kín.
Dù màng bọc được sản xuất bằng nhựa PE vốn được đánh giá là có chất lượng đảm bảo cũng không nên lạm dụng quá nhiều vì có nguy cơ thôi nhiễm ra thực phẩm.
Màng bọc thực phẩm nên chỉ được sử dụng 1 lần. Bởi việc lôi ra rồi lại bọc màng bọc thực phẩm bỏ vào dùng nhiều lần sau còn khiến vi khuẩn sản sinh nhanh hơn. Hãy hạn chế dùng màng bọc khi thức ăn còn quá nóng, nhiều dầu mỡ.
Để hạn chế tối đa những rủi ro từ sử dụng màng bọc thực phẩm, người tiêu dùng nên tránh dùng nhiều, thay vào đó nên để đồ ăn trong hộp, bát đựng có nắp đậy kín.
2. Để đồ ăn thừa lâu trong tủ lạnh
Thức ăn thừa càng để lâu trong tủ lạnh càng tạo nhiều cơ hội cho vi khuẩn phát triển. Nếu bất đắc dĩ phải bảo quản trong tủ lạnh, thức ăn thừa cũng nên tiêu thụ hết trong thời gian ngắn nhất có thể.
Thức ăn đã lấy từ tủ lạnh ra mà ăn không hết thì nên đổ đi, đừng lại cho vào tủ lạnh để tiếp vì có khả năng nhiễm khuẩn và gây ngộ độc cao.
Lưu ý: Những thực phẩm giàu dinh dưỡng bạn tuyệt đối không cất trong tủ lạnh qua đêm như: Rau chín, trứng rán thịt, trứng đúc thịt, canh cua… vì sẽ sinh ra chất độc gây hại cho cơ thể.
Video đang HOT
3. Thức ăn thừa không cho vào tủ lạnh ngay
Thức ăn thừa cấn được bảo quản trong tủ lạnh trước 2h sau khi nấu xong.
Để tránh bị nhiễm khuẩn, không nên đổ toàn bộ thức ăn phục vụ trên bàn một lần. Nếu thấy nấu nhiều, bạn nên xẻ dần ít một vừa đủ ăn. Phần còn thừa trong nồi để nguội lập tức cho vào hộp kín nắp để tủ lạnh.
Tránh việc để thức ăn thừa bên ngoài chán chê rồi mới cho vào tủ lạnh. Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Mỹ khuyến cáo, nếu thức ăn thừa để ngoài quá 2 giờ thì nên bỏ đi.
Cách bảo quản thực phẩm thừa an toàn trong tủ lạnh:
- Không nên để nhiệt độ tủ lạnh quá ấm bởi trên 4 độ C là môi trường cho vi khuẩn phát triển. Nên giữ một nhiệt kế riêng trong tủ lạnh để kiểm tra an toàn, nhất là tủ lạnh không có màn hình hiển thị nhiệt độ kỹ thuật số.
- Thức ăn thừa chứa chất bảo quản tương tự như thực phẩm đóng gói để tránh hư hỏng và ô nhiễm.
- Thường xuyên dọn dẹp thực phẩm trong tủ lạnh thường xuyên để có không gian để lưu thông giúp thực phẩm trong tủ được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp và không bị hỏng.
Giữ tủ lạnh thông thoáng để đảm bảo chất lượng thức ăn bảo quản.
- Cách bảo quản một số món ăn: Món thịt cần được bảo quản trong tủ lạnh không quá 2 ngày; cơm cần được bảo quản trong tủ lạnh 1 giờ sau khi nấu và không nên giữ trong tủ lạnh quá 6 ngày.
- Nên bảo quản thịt trong bao bì cho đến khi nấu. Thực phẩm đông lạnh nên rã đông tự nhiên. Trữ thức ăn thừa trong hộp có nắp.
- Rửa sạch trái cây và rau trước khi cất trong tủ lạnh làm chúng nhanh hư hỏng nếu còn ẩm và tủ lạnh dễ bị ô nhiễm. Nên rửa sạch, thấm khô bằng khăn giấy hoặc vải sạch trước khi cho vào tủ lạnh.
- Bọc rau củ quả trong túi đựng để không làm phân tán vi khuẩn và giữ vệ sinh cho tủ lạnh.
- Làm sạch khay đựng đá bằng nước ấm và xà phòng, sau đó chờ khô mới đổ đầy nước trở lại và đông lạnh.
Minh Khôi
Theo ĐSPL
Đây là những loại thực phẩm nên tránh hâm nóng, đun lại nhiều lần vì dễ gây hại tới sức khỏe
Chuyện đồ ăn thừa thãi chất đầy trong tủ lạnh luôn là nỗi lo sợ của rất nhiều gia đình. Tuy nhiên, nếu cứ cố tình đun đi đun lại nhiều lần những loại thực phẩm sau thì sẽ vô tình gây nguy hại lớn tới sức khoẻ dù bạn có bảo quản bằng bất cứ cách nào trước đó.
Thịt gà
Một món ăn quen mặt thường xuất hiện trong các bữa cơm gia đình của mỗi nhà nên việc chúng được hâm nóng lại là khá nhiều. Trong thịt gà có chứa một lượng protein cao nên dễ khiến bạn gặp phải một số vấn đề về tiêu hóa khi hâm nóng lại sau 1 - 2 ngày cất trong tủ lạnh. Nhiều nhà chọn cách dùng những phần gà thừa đổ vào nồi đảo rang với gừng để có thể ăn thêm được nhiều bữa nữa. Tuy nhiên, việc làm này thực chất không hề tốt cho sức khỏe tổng thể cũng như hệ tiêu hóa của bạn.
Thịt gà khi được làm nóng lại nhiều lần, các protein sẽ phân rã và kết hợp cùng các chất khác trong dạ dày gây ra hiện tượng đau bụng, chướng hơi, tiêu chảy, khó tiêu...
Trứng
Trứng không phải là một loại thực phẩm tốt để hâm nóng lại sau khi đã nấu chín. Do trong trứng có chứa một hàm lượng canxi, vitamin và nhiều yếu tố dinh dưỡng khác nên khi được xử lý qua nhiệt sẽ vô tình làm mất đi các chất dinh dưỡng này. Không những thế, việc hâm nóng lại còn làm sản sinh ra những chất độc có hại cho đường ruột nên bạn cần tuyệt đối tránh hâm nóng trứng sau khi đã nấu chín.
Các loại rau lá mềm
Có một số loại rau lá mềm thường được chế biến cùng những món ăn trong bữa cơm, nếu còn thừa lại thì nhiều nhà tiết kiệm lại cất vào tủ lạnh để hôm sau mang ra ăn tiếp. Các loại rau lá mềm như rau muống, rau mồng tơi, rau cần, rau bina... hay bất kỳ những loại rau lá mềm nào khác đều rất giàu sắt và nitrat. Vậy nên, khi chúng được mang ra chế biến trong lần tiếp theo thì vô tình các nitrat này lại biến đổi thành nitrit - một trong những chất gây ung thư, nên vô cùng có hại cho sức khoẻ về sau.
Khoai tây
Canh khoai hầm, súp rau củ, khoai tây chiên, khoai tây nghiền... là một trong những món ăn quen thuộc ở mỗi gia đình. Thế nhưng, việc mang những món khoai tây từ tủ lạnh ra để chế biến lại sẽ tạo cơ hội thúc đẩy cho sự phát triển của vi khuẩn botulism (ngộ độc). Đây vốn là một loại vi khuẩn rất hiếm gặp nhưng không thể tiêu diệt chỉ bằng nhiệt độ cao được. Vậy nên, cách tốt nhất là bạn nên dùng đủ lượng khoai tây cho mỗi món ăn và cất đi phần chưa dùng đến. Đồng thời, bạn nên bảo quản lạnh ngay sau khi chế biến thì mới tránh được vi khuẩn có cơ hội sản sinh nếu muốn sử dụng tiếp cho lần sau.
Nấm
Theo Hiệp hội Thông tin Thực phẩm Châu Âu thì nấm chứa nhiều protein nên sẽ dễ dàng bị phá huỷ bởi các enzyme và vi sinh vật.
Khi nấm không được bảo quản đúng cách, những vi sinh vật có hại chứa trong nấm sẽ tiếp tục sinh sôi và làm hỏng nấm. Chính điều này sẽ gây đau bụng nếu bạn tiếp tục đun nấm lại để ăn trong lần tiếp theo. Bù lại, nếu nấm được cất giữ trong tủ lạnh chưa quá 24 giờ thì không có vấn đề gì hết, nhưng khi đã đun nóng lại thì bạn cần lưu ý chỉ nên để nhiệt độ cao ở mức 70 độ C.
Source (Nguồn): Women's Day/Independent/Helino
Ăn thức ăn để tủ lạnh qua đêm sẽ bị ung thư "ghé thăm"? Thời tiết nắng nóng, hầu hết các bà nội trợ đều cho thức ăn thừa vào tủ lạnh để bảo quản và họ yên tâm rằng như thế là an toàn. Tuy nhiên, không ít thông tin cho rằng ăn thức ăn để tủ lạnh qua đêm dễ bị ung thư. Vậy chuyên gia nói gì về vấn đề này? Khủng hoảng về...