Đê biển Đông Hải tan hoang vì sóng lớn, triều cường
Liên tiếp những ngày qua, những đợt sóng lớn, triều cường xuất hiện khiến cho nhiều vị trí trên tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ, TP Phan Rang-Tháp Chàm bị hư hỏng, sụt lún.
Đê biển Đông Hải bị “thủng” lỗ chỗ
Những ngày đầu tháng 1/2021 chúng tôi cùng đoàn công tác của Sở NN-PTNT Ninh Thuận đi kiểm tra tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ, thuộc phường Đông Hải (TP Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận). Do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc mạnh nên những con sóng đánh vào bờ dữ dội, tràn qua cả tường chắn sóng tấp vào nhà dân dọc tuyến đê biển. Nhiều đoạn kè, mặt đường bị hư hỏng, sụt lún nghiêm trọng.
Ông Đặng Kim Cương đi kiểm tra đê biển Đông Hải hư hỏng nghiêm trọng. Ảnh: M.Phương.
Gia đình anh Nguyễn Văn Lang, khu phố 9, phường Đông Hải có nhà sát biển cho biết: Từ cuối năm 2020 đến nay, liên tục xuất hiện các đợt sóng lớn cao 4-5m khiến cho tuyến đê chắn sóng không chịu được, nhiều đoạn bị sóng đánh sạt mái kè, mặt đường bị sụt lún, tường chắn sóng hư hỏng khiến cho giao thông đi lại rất khó khăn. Không chỉ vậy, nhà cửa của người dân dọc tuyến đê hàng ngày bị sóng đánh vào tới sát nhà. Nếu không được gia cố kịp thời thì rất nguy hiểm đến tính mạng và tài sản.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Ninh Thuận, tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ có tổng chiều dài 2.123,3m được đầu tư năm 2011, đây là công trình thuộc Dự án củng cố đê, kè biển Đông Hải-Phú Thọ.
Ông Nguyễn Văn Bính, Trưởng Phòng xây dựng công trình, Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Dự án củng cố đê, kè biển Đông Hải-Phú Thọ khi lập dự án đầu tư có thiết kế tường chắn sóng biển cao 4,16m so với mực nước biển, với mục tiêu chống xói lở, bảo vệ dân cư địa phương. Tuy nhiên do nguồn kinh phí lúc bấy giờ bị thiếu nên tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ được xây dựng thấp hơn.Theo đó, tường chắn sóng chỉ có cao trình 3m, mặt đường 2,5m so với mực nước biển.
Video đang HOT
Đoạn đê biển Đông Hải K0 363 đến K0 415 bị sóng đánh toan hoang. Ảnh: M.Phương.
Theo ông Bính, năm 2017, dưới sự tác động trực tiếp của mưa bão, triều cường, đặc biệt là sóng lớn cao từ 4-6m do bão gây ra đã làm hư hỏng, sạt lở mái kè, mặt đường tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ tại 6 vị trí, làm sụt lún gây hư hỏng mái đê phía biển với diện tích trên 300m2; hư hỏng mặt đường quản lý trên đê với diện tích 87,5 m2.
Ông Đặng Kim Cương, Giám đốc Sở NN-PTNT Ninh Thuận cho biết: Trước việc tuyến đê biển xung yếu bị hư hỏng, tỉnh Ninh Thuận đã lập dự án nâng cấp, củng cố tuyến đê biển Đông Hải-Phú Thọ với tổng kinh phí đầu tư 160 tỷ đồng nhằm bảo vệ dân cư, chống xói lở, sụt lún trước thời tiết ngày càng khắc nghiệt.
Ông Cương cho biết thêm, trong năm 2020, từ nguồn vốn khẩn cấp của Trung ương đã cấp cho tỉnh 25 tỷ đồng để gia cố, nâng cấp tuyến đê biển này. “Với nguồn vốn 25 tỷ chúng tôi chỉ thi công được 104m đê Đông Hải và 268m đê Phú Thọ, đây là những đoạn xung yếu đã bị sóng lớn, triều cường làm hư hỏng những năm trước”, ông Cương nói và cho biết, những ngày qua tình hình thời tiết có những biến đổi bất thường, sóng biển cao 4-6m kết hợp triều cường liên tục làm ảnh hưởng trực tiếp đến tuyến đê này. Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi đã ghi nhận có 5 vị trí đê tiếp tục bị sạt lở, sụt lún hư hỏng.
Nhà dân dọc tuyến đê bị uy hiếp nghiêm trọng. Ảnh: M.Phương.
Theo đó, tại vị trí K0 200 đến K0 230 với chiều dài 30m bị hư hỏng, sạt lở 2 khoang mái với diện tích khoảng 30m2. Địa điểm này cũng hư hỏng, sụt lún bê tông mặt đường và có khả năng sụt lún các đoạn tiếp giáp.
Tại vị trí K0 363 đến K0 415 với chiều dài 52m xảy ra sạt lở 7 khoang mái phía biển với tổng diện tích khoảng 100m2, hư hỏng, sập lún bê tông mặt đường quản lý khoảng 50m và 20m tường chắn sóng. Ngoài ra, 3 vị trí khác cũng sụt lún, hư hỏng từ 40-50m2.
Khẩn cấp sửa chữa
“Để đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của người dân sinh sống dọc kè, đồng thời không để các vị trí sụp lún lan rộng sang 2 phía và lấn sâu vào nhà dân, chúng tôi đã chỉ đạo Chi cục Thủy lợi xử lý tạm thời bằng cách dùng đá hộc đổ vào vị trí bị sụt lún, không cho loang ra các phần tiếp giáp”, ông Đặng Kim Cương cho biết.
Chi cục Thủy lợi gia cố tạm thời đoạn bị sụt lún bằng cách đổ đá hộc không cho loang ra các phần tiếp giáp. Ảnh: M.Phương.
Theo Sở NN-PTNT, đối với những đoạn đê bị sóng lớn, triều cường gây hư hỏng cần phải sửa chữa khẩn cấp. Theo đó phương án sửa chữa đối với hạng mục mái đê phía biển sẽ đổ cát đệm tạo lại mái, đổ đá dăm và lắp đặt lại mái bằng cấu kiện bê tông đúc sẵn. Phần chân mái đê bảo vệ bằng các kết cấu đổ đá hộc, xếp nhiều lớp Tetrapods (bê tông khối lớn) nhằm giảm tác động của sóng, đảm bảo ổn định cho mái đê.
Các vị trí đường bị hư hỏng sẽ sửa chữa bằng cách đổ bê tông dày 20cm như kết cấu mặt đường hiện trạng để người dân đi lại. Ngoài ra, đổ bê tông tường chắn sóng tại các vị trí bị sập để đảm bảo an toàn cho công trình và khu vực dân cư lân cận.
Đê biển Đông Hải tan hoang sau sóng lớn, triều cường. Ảnh: M.Phương.
“Chúng tôi đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, sớm cho chủ trương xử lý khẩn cấp để có thể triển khai ngay, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân. Trước mắt, kiến nghị UBND tỉnh cho khẩn trương khắc phục các đoạn xung yếu với kinh phí khoảng 14,5 tỷ đồng”, ông Đặng Kim Cương nói và cho biết thêm, trong năm 2021, Sở kiến nghị UBND tỉnh Ninh Thuận đầu tư, nâng cấp hoàn chỉnh các đoạn còn lại của tuyến kè với tổng kinh phí khoảng 135 tỷ đồng.
Miền Bắc sắp đón gió mùa đông bắc gây rét đậm, rét hại
Ngày 17, 18-1 sẽ có một đợt gió mùa đông bắc mạnh ảnh hưởng đến nước ta và có thể tạo ra một đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ...
Hiện nay, người dân các tỉnh Bắc bộ, Bắc Trung bộ, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang phải oằn mình để chống đỡ cái rét cắt da cắt thịt khi nhiệt độ nhiều nơi xuống dưới 0 độ C. Cụ thể do ảnh hưởng của không khí lạnh mạnh, từ ngày 7-1 đến nay, các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ đã xảy ra rét đậm, rét hại trên diện rộng với nhiệt độ thấp nhất 8-10 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C như Sa Pa (Lào Cai) -2,1 độ C; Mẫu Sơn (Lạng Sơn) -3,4 độ C.
Nước đóng băng trên mặt đường khiến nhiều phương tiện gặp nạn. Ảnh: VŨ TRUNG THANH
Theo báo cáo mới nhất của Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, tính đến 7 giờ sáng 12-1, rét đậm, rét hại, băng giá đã bắt đầu gây ra thiệt hại ở bốn tỉnh miền núi phía Bắc gồm Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên, Sơn La. Đã có gần 250 con trâu, bò, dê, ngựa bị chết rét; gần 100 ha rau màu bị hỏng; hơn 1.000 chậu địa lan, cây cảnh của người dân bị thiệt hại.
Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai cũng đánh giá đây là đợt không khí lạnh mạnh nhất từ đầu đông 2020-2021, nhiều khu vực núi cao trên 1.000 m xuất hiện băng giá như tại Mẫu Sơn (Lạng Sơn), chùa Đồng Yên Tử, Bình Liêu (Quảng Ninh), Phia Oắc (Cao Bằng), Mèo Vạc (Hà Giang), Tam Đường (Lai Châu)..., thậm chí vùng núi phía tây Nghệ An cũng có băng giá.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM , ông Tạ Công Huy, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lào Cai, cho biết ngay khi nhận được thông tin về đợt không khí lạnh, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại do không khí lạnh gây ra như: Khuyến cáo người dân không chăn thả gia súc ở ngoài trời khi nhiệt độ xuống thấp, chuẩn bị sẵn lương thực, thực phẩm dự trữ cho gia súc, di chuyển đàn vật nuôi ở các vùng núi cao có băng giá xuống các vùng có nhiệt độ cao hơn...
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đợt không khí lạnh mạnh này vẫn còn kéo dài thêm vài ngày tới. Thậm chí đến ngày 17, 18-1 sẽ có thêm một đợt gió mùa đông bắc mạnh nữa ảnh hưởng đến nước ta và có thể tạo ra một đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng ở Bắc bộ, Bắc Trung bộ...
Cũng trong ngày 12-1, quốc lộ 4D (đoạn đèo Ô Quy Hồ, thị xã Sa Pa, Lào Cai) tiếp tục xảy ra hiện tượng nước đóng băng trên mặt đường khiến nhiều phương tiện di chuyển khó khăn. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Trần Hưng Hà, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ I (Tổng cục Đường bộ Việt Nam), cho biết sau khi một số địa phương miền núi phía Bắc xuất hiện băng tuyết bao phủ trên một số tuyến đường gây trơn trượt, có nguy cơ cao dẫn tới tai nạn giao thông, cục đã có công điện chỉ đạo tất cả đơn vị trực thuộc kiểm tra. Trường hợp phát hiện đường nào có băng tuyết thì phải xử lý chống trơn trượt để đảm bảo an toàn giao thông.
Trong khi đó, ông Mai Khắc Phượng, Phó Giám đốc Sở GTVT Lai Châu, cho biết hiện trên địa bàn tỉnh nhiệt độ giảm sâu, mặt đường lên đèo Ô Quy Hồ (quốc lộ 4D) xuất hiện băng tuyết. Trước tình hình trên, sở đã phối hợp với lực lượng công an để phân luồng phương tiện qua đây nhằm đảm bảo an toàn giao thông.
Cứu nạn tàu cá bị hỏng máy, gặp sóng lớn trên vùng biển Quảng Trị Tàu bị hỏng trong lúc vùng biển có gió cấp 6, giật cấp 7, sóng cao 3 mét đẩy tàu trôi dạt nhanh, các thuyền viên hoang mang, mệt mỏi.. Hồi 5h ngày 4/1, trong lúc đang hành nghề trên vùng biển tỉnh Quảng Trị tại vị trí 17017'N - 108016'E thì tàu BĐ 97692 TS gồm 07 thuyển viên do ông Tôn...