Để bảo vệ sức khỏe trẻ đang ăn dặm, tránh những thực phẩm kỵ nhau khi nấu cháo
Không phải thực phẩm nào kết hợp với nhau cũng cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ em khi ăn dặm. Những cập thực phẩm dưới đây nằm trong danh sách “kỵ”, mẹ đừng bao giờ nấu cùng nhau.
Thịt lợn và thịt bò
Thịt bò và thịt heo nấu cùng nhau sẽ không còn giá trị dinh dưỡng – Ảnh minh họa: Internet
Các tài liệu Đông y cho biết, thịt bò tính ôn, ích khí trong khi đó thịt lợn có tính hàn. Vì vậy, hai loại thịt đỏ và thịt trắng này hoàn toàn kỵ nhau. Mẹ kết hợp hai loại thịt này nấu chung với nhau sẽ không còn giá trị dinh dưỡng.
Thịt bò và đậu đen
Hàm lượng sắt dồi dào trong thịt bò sẽ bị mất đi nếu nấu cùng đậu đen. Hậu quả là cơ thể trẻ sẽ không hấp thu được dưỡng chất này. Vì vậy, mẹ không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau.
Thịt bò và hải sản
Mặc dù hai loại thực phẩm này cực kỳ bổ dưỡng cho bé nhưng mẹ không nên kết hợp khi nấu cháo cho bé. Chất photpho trong thịt bò kết hợp với canxi trong hải sản sẽ sinh ra chất kết tủa ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể trẻ.
Thịt bò và lươn
Thịt bò và lươn khắc nhau, khi nấu cháo cùng có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.
Thịt gà và cá chép
Thịt gà và cá chép nấu cùng nhau không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ – Ảnh minh họa: Internet
Thịt và gà cá chép cực kỳ kỵ nhau. Khi nấu hai thực phẩm cùng nhau dễ sinh ra chứng nổi mụn nhọt, đầy bụng ở trẻ em.
Óc lợn và lòng đỏ trứng gà
Kết hợp óc lợn và lòng đỏ trứng gà khi nấu cháo cho bé ăn dặm sẽ khiến hàm lượng cholesterol tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Tôm và cải bó xôi
Đây là hai nguyên liệu không nên kết hợp với nhau khi nấu cháo cho bé. Thành phần axit phytic trong cải bó xôi sẽ phản ứng với canxi trong tôm sinh ra muối. Kết quả là trẻ vừa không nhận được nguồn canxi cần thiết vừa phải loại bỏ lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể.
Cải bó xôi và đậu phụ
Thành phần đầu phụ chứa hai hoạt chất magie clorua và canxi sunphat, cải bó xôi lại chứa lượng lớn axit oxalic. Khi nấu đậu phụ cùng cải bó xôi, các nguyên tố này phản ứng với nhau sẽ sinh ra các chất kết tủa magie oxalate và canxi oxalate dẫn đến nguy cơ sỏi thận và cản trở quá trình hấp thụ canxi trong cơ thể trẻ.
Gan động vật và cà rốt, rau cần
Video đang HOT
Gan động vật chứa nhiều khoáng chất đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác. Trong khi đó cà rốt, rau cần là những loại rau củ giàu vitamin C, chất xơ, axit oxalic. Khi xào nấu gan động vật với cà rốt, rau cần sẽ diễn ra qua quá trình oxy hóa, toàn bộ dưỡng chất sẽ không giá trị đối với cơ thể trẻ.
Các loại thịt động vật và đậu nành
Đạm trong thịt và đậu nành kết hợp sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ – Ảnh minh họa: Internet
Thịt động vật và đậu nành đều là những thực phẩm chứa nguồn đạm phong phú. Vì vậy, khi kết hợp với nhau, lượng đạm trong thịt và đậu nành sẽ tăng lên ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.
Khoai tây/khoai lang và cà chua
Sự kết hợp của khoai tây hoặc khoai lang với cà chua có thể khiến hệ tiêu hóa trẻ bị trì trệ, khó tiêu hóa.
Cà rốt và củ cải trắng
Lượng vitamin C trong của cải trắng sẽ bị một số enzyme trong cà rốt phá hủy. Cơ thể trẻ sẽ không thể hấp thu lượng vitamin C cần thiết ảnh hưởng xấu đến làn da.
Biết được những thực phẩm đại kỵ nhau không tốt cho sức khỏe này, cha mẹ đừng nên kết hợp khi nấu cháo con.
Theo infonet
Bí quyết để bố mẹ lựa chọn những món ăn dặm cho bé
Ăn dặm là một trong những cột mốc vô cùng quan trọng của bé, do đó việc lựa chọn chính xác những món ăn dặm cho bé là điều vô cùng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về thể chất và trí não.
Bố mẹ nên lưu ý lựa chọn thức ăn phù hợp theo từng giai đoạn, những món ăn có thể gây nguy cơ dị ứng, cũng như gây nghẹn... để bé ăn dặm an toàn và hiệu quả.
Cách lựa chọn những món ăn dặm cho bé
Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể cho bé làm quen với nhiều loại thức ăn hơn để bé dần dần quen với việc ăn dặm trong những tháng tiếp theo.
Những món ăn dặm cho bé phù hợp với giai đoạn này:
Thịt, gia cầm và cá: Bạn nên nấu chín để thịt mềm, băm nhuyễn và loại bỏ xương.
Trứng: Nấu chín kỹ để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của bé.
Các sản phẩm từ sữa: Sữa chua và phô mai nguyên chất là những lựa chọn tốt cho bé. Tuy nhiên, không được cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi.
Ngũ cốc có chứa gluten: Các loại đậu, hạt, gạo... nấu thành cháo, súp hoặc các loại sữa hạt, bơ hạt. Không nên cho bé ăn nguyên hạt để tránh bị hóc.
Các món để bé ăn bốc: Hãy cho bé ăn thử bánh quy, bánh mì, các món mì ống, nui nấu chín, cũng như trái cây mềm (chuối, lê, xoài, bơ) và rau nấu chín mềm (cà rốt, khoai lang, bông cải xanh)... các món này phù hợp với phương pháp ăn dặm chủ động.
Vào khoảng 7-9 tháng tuổi, nhiều bé có thể ăn 3 bữa nhỏ mỗi ngày. Bạn nên cố gắng lựa chọn những món ăn dặm phù hợp để bé hấp thụ đầy đủ protein, carbohydrate và chất béo.
Vào khoảng 9-11 tháng tuổi, nhiều em bé có thể ăn những món được cắt thành từng miếng nhỏ. Bạn cũng có thể cho bé ăn bốc những món cứng hơn, chẳng hạn như táo, cà rốt, bánh quy giòn và bánh mì. Ở độ tuổi này, hầu hết các bé có thể ăn 3 bữa ăn hàng ngày, trong đó có một món tráng miệng, chẳng hạn như sữa chua hoặc hoặc trái cây.
Khi 1 tuổi, hầu hết các bé đều có thể cùng ăn thức ăn với các thành viên trong gia đình vào bữa cơm. Ở giai đoạn này, nhiều bé có thể ăn 3 bữa nhỏ cộng với 2-3 bữa ăn nhẹ hàng ngày.
Tuy nhiên, bạn hãy nhớ rằng mỗi em bé sẽ khác nhau. Bé nhà bạn có thể ăn nhiều hơn hoặc ít hơn tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ.
Các thực phẩm bố mẹ cần tránh cho bé ăn dặm
Mặc dù những món ăn dặm cho bé nên có sự đa dạng, vẫn có một số loại thực phẩm mà bố mẹ cần tránh cho trẻ ăn, bao gồm:
Mật ong: Không bao giờ cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn mật ong do nó có thể mang lại nguy cơ ngộ độc botulism, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng ở người.
Trứng chưa nấu chín: Trứng tái có thể chứa vi khuẩn salmonella, có thể làm trẻ mắc phải các bệnh đường ruột.
Các sản phẩm sữa chưa được thanh trùng: Việc thanh trùng giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng có trong sữa. Do đó, sản phẩm từ sữa thanh trùng hoặc tiệt trùng mới là lựa chọn phù hợp cho trẻ nhỏ.
Thực phẩm hoặc đồ uống có đường, muối hoặc thực phẩm chế biến sẵn: Chúng thường cung cấp rất ít chất dinh dưỡng. Thêm vào đó, đường có thể làm hỏng men răng của trẻ. Thận của trẻ nhỏ không thể chịu được quá nhiều muối, do đó bạn nên tránh thêm muối, bột nêm vào các món ăn của bé.
Các loại hạt còn nguyên hạt: Không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn nguyên hạt vì nguy cơ gây nghẹn cao.
Trái cây nhỏ như chôm chôm, nhãn...
Các sản phẩm ít chất béo: Lượng chất béo mà trẻ cần trong chế độ ăn uống sẽ tương đối nhiều hơn so với người lớn.
5 mẹo giúp việc ăn dặm trở nên dễ dàng hơn cho cả nhà
Công cuộc ăn dặm sẽ không còn nước mắt của bé hay sự mệt mỏi của bố mẹ nhờ 5 mẹo nhỏ sau:
1. Trẻ thường yêu thích vị ngọt hơn. Do đó, bạn nên cố gắng tập cho bé thích ăn rau trước khi ăn trái cây để hạn chế khả năng bé không thích ăn rau trong tương lai.
2. Cho bé ăn đa dạng các loại thực phẩm, tránh cho bé ăn cùng một loại thực phẩm nhiều lần. Nếu bé không thích một số loại thực phẩm nhất định, bạn hãy thử kết hợp chúng với món ăn mà bé thích cho đến khi trẻ làm quen được.
3. Đừng ép bé ăn nhiều hơn nhu cầu, trẻ thường dừng ăn khi chúng đã no bụng.
4. Tạo không khí thư giãn cho bữa ăn và đừng quá đặt nặng việc trẻ sẽ khiến phòng ăn trở thành "bãi chiến trường". Điều này sẽ khuyến khích các bé trải nghiệm các món ăn mới nhiều hơn và tạo nên mối liên hệ tích cực với việc ăn uống.
5. Cố gắng cho bé ăn cùng với gia đình. Trẻ có xu hướng dễ thích ăn những thực phẩm mà chúng thấy những người xung quanh ăn.
Một số điều bố mẹ cần lưu ý trong giai đoạn bé ăn dặm
Ăn dặm gần như là thời điểm lần đầu tiên trong đời bé được tiếp xúc những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Do đó, bố mẹ cần lưu ý một số điều để bé được ăn dặm an toàn và hiệu quả.
Bé bị ứng thực phẩm
Mỗi con người có các đặc điểm khác nhau, do đó khả năng bé bị dị ứng với một số loại thực phẩm là rất có thể xảy ra. Nguy cơ sẽ cao hơn nhiều nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng thực phẩm, viêm mũi dị ứng, hen hoặc bệnh chàm (eczema).
Dị ứng thực phẩm là phản ứng gây ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể đối với thức ăn. Trẻ em có hệ miễn dịch và đường ruột chưa hoàn thiện, do đó nếu trẻ tiếp xúc với những thức ăn có tính dị nguyên cao thì sẽ dễ dàng bị dị ứng.
Dị ứng thức ăn thường gây nên các dấu hiệu như: ban đỏ, viêm da, mề đay, phù nề ở da hoặc phù niêm mạc miệng; buồn nôn, đau bụng và rối loạn tiêu hóa; ngứa, chảy nước mắt, mũi... Trong một số trường hợp, dị ứng thức ăn có thể gây tử vong.
Các thức ăn thường gây dị ứng là: đậu phộng (lạc), hạt hạnh nhân, hải sản, trứng, sữa... Dị ứng sữa là trường hợp thường gặp nhất. Ngoài ra, các loại trái cây cũng có thể gây dị ứng, điển hình như: việt quất, bí đỏ, cà chua, khoai tây, mù tạt... Các chất phụ gia dùng trong thức ăn như benzoat, salicylate, bột ngọt... cũng có nguy cơ gây dị ứng.
Để phòng ngừa dị ứng hoặc chữa dị ứng thực phẩm, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và có thể thực hiện một số xét nghiệm để xác định chắc chắn nguyên nhân gây dị ứng. Nếu bé bị kích ứng với thức ăn và xác định được nguyên nhân, bố mẹ phải thay đổi thói quen ăn uống của trẻ, loại trừ những thực phẩm gây dị ứng ra khỏi chế độ ăn và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ.
Bé bị nghẹn và nghẹt thở khi ăn
Bị nghẹn có thể là một mối bận tâm đáng kể khi trẻ bắt đầu được cho ăn thức ăn đặc. Tuy nhiên, bị nghẹn là một phần hoàn toàn bình thường của việc học ăn. Nó hoạt động như một phản xạ an toàn để ngăn trẻ bị nghẹt thở.
Dấu hiệu trẻ bị nghẹn khi ăn chính là trẻ mở miệng và đẩy lưỡi về phía trước, khò khè hoặc ho, đỏ mặt. Điều quan trọng là bạn không nên quá hoảng loạn hoặc lo lắng khi bé bị nghẹn.
Tuy nhiên, nghẹt thở lại nghiêm trọng hơn nhiều. Nó xảy ra khi thức ăn chặn đường thở, có nghĩa là bé không thể thở đúng. Các dấu hiệu bao gồm: da bé dần chuyển sang màu xanh, không nói hay khóc được. Trẻ cũng có thể bắt đầu ho hay gặp trường hợp nghiêm trọng nhất: mất ý thức.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích để giảm nguy cơ trẻ bị nghẹt thở khi ăn:
Cho bé ngồi thẳng lưng, không cười đùa trong khi ăn.
Không bao giờ được lơ là bé trong khi bé ăn.
Tránh các thực phẩm có nguy cơ gây nghẹt thở cao, chẳng hạn như các loại hạt, quả có kích thước nhỏ, bỏng ngô, thịt và cá có xương.
Không ép bé ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc.
Nếu con bạn bị sặc, bạn nên bình tĩnh thực hiện các bước sơ cứu khi trẻ bị sặc khi ăn. Tham gia một khóa học sơ cứu có thể hữu ích cho các bậc phụ huynh. Nếu tình hình của bé nghiêm trọng do bé không thể ho ra thức ăn, hãy đưa bé đi cấp cứu.
Theo khoe365
Những loại thực phẩm kỵ nhau tuyệt đối không dùng chung trong ngày Tết Ngày Tết để bữa ăn gia đình vừa ngon vừa đảm bảo sức khỏe thì việc lựa chon thực phẩm là điều rất quan trọng, trong đó có một số thực phẩm kỵ nhau mà nhiều người không biết. Trong quá trình hấp thu và chuyển hóa, giữa các thành phần của thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp. Hậu...