Đề bài yêu cầu viết 1 đoạn văn ngắn có kết thúc bi kịch, cậu học sinh trổ tài sáng tác khiến cô giáo tức tím mặt, phụ huynh cười vật vã
Sau một hồi suy nghĩ, cậu học trò nhỏ cũng nảy ra ý tưởng. Quả thật đoạn văn của em này ngắn đến mức không thể ngắn hơn…
Trẻ nhỏ với trí tưởng tượng phong phú cùng sự thật thà quá mức luôn khiến người lớn phải cười đau bụng mỗi khi viết văn. Bởi có bao nhiêu chuyện từ hài hước đến xấu hổ trong nhà, trẻ đều lôi ra kể tuốt tuồn tuột, không sót một chi tiết nào. Lại có khi, đầu óc trẻ “nảy số” cực điểm, nghĩ ra những thứ mà có nằm mơ giáo viên và cha mẹ cũng không tưởng tượng ra nổi.
Bị cô giáo gọi bằng cái tên thiếu tế nhị giữa buổi họp phụ huynh, người mẹ nói lại vài câu khiến ai có mặt đều lặng người
Mới đây, một cậu học sinh cấp 1 ở Trung Quốc đã khiến cô giáo vừa bực bội vừa phải nín cười trước tuyệt phẩm văn chương của mình.
Cụ thể, cả lớp được giao đề bài: Viết một đoạn văn ngắn chủ đề về tình yêu. Yêu cầu ngôn từ phải thật ngắn gọn, súc tích. Đồng thời kết thúc phải bi kịch. Số lượng từ trong bài viết không bị giới hạn.
Cậu bé tiểu học và bài văn khiến ai nấy phì cười. (Ảnh minh họa)
Sau một hồi suy nghĩ, cậu học trò nhỏ cũng nảy ra ý tưởng. Quả thật đoạn văn của em này ngắn đến mức không thể ngắn hơn, cũng cực kỳ súc tích quan trọng là rất bi kịch! Cụ thể, cậu nhóc viết vào bài kiểm tra:
“Gả cho anh nhé?
Cút!”.
Bài văn bá đạo của cậu học trò.
Tuy rõ sáng tạo nhưng bài văn này chỉ nhận được điểm 0 tròn trĩnh. Không chỉ vậy, cô giáo còn bực bội, phê thêm 1 câu “Em cũng cút đi!” – Tất nhiên câu phê này chỉ mang tính chất đùa vui mà thôi.
Cộng đồng mạng sau đó được dịp cười lăn lộn với bài văn có “1-0-2″ này. Được biết, đến bố mẹ cậu nhóc khi đọc được “tuyệt tác” của con cũng không thể nhịn cười. Một số cư dân mạng để lại những bình luận hài hước như: ” Điểm 0 văn chương nhưng điểm 10 cho sự sáng tạo. Tôi chưa thấy bài văn nào bi kịch như vậy”, “Vừa ngắn gọn, vừa bi kịch thế mà cô nỡ lòng nào cho 0 điểm”,…
Hiện tại bài văn hài hước này vẫn được cộng đồng mạng xứ Trung chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên nhiều người không khỏi nghi ngờ tính xác thực của bài văn, tranh cãi về chuyện trẻ cấp 1 sử dụng từ “Cút” và lời phê của cô giáo cũng không phù hợp với môi trường sư phạm.
Không có chuyện 'học sinh Đà Nẵng nghỉ học từ 3.2'
Ngày 2.2, mạng xã hội tại Đà Nẵng chia sẻ một văn bản cho học sinh nghỉ học để chống dịch, nhưng lại được ký từ... một năm trước đó khiến nhiều người không biết thực hư thế nào.
Văn bản cũ được chia sẻ trên mạng khiến dư luận xôn xao - A.Q
Đó là văn bản thuộc Sở GD-ĐT Đà Nẵng ký ngày 2.2.2020 về việc "Cho học sinh nghỉ học phòng dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra", có đóng dấu đỏ và chữ kỹ của bà Lê Thị Bích Thuận, Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng. Theo văn bản này, thì học sinh, sinh viên các cấp học bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc trên địa bàn thành phố được nghỉ học từ ngày 3.2.2020 đến hết ngày 9.2.2020.
Khẩn: Tìm người đến quán massage, tiệm thuốc, nhà hàng có liên quan ca Covid-19
Từ sáng sớm nay, văn bản này được chia sẻ trên mạng xã hội khiến phụ huynh nháo nhào vì không đọc rõ, ngỡ tình huống bất ngờ chống dịch. Trong khi trước đó, các phụ huynh đã nhận được thông tin từ trường về lịch nghỉ học Tết Nguyên đán những ngày sắp đến. Việc chia sẻ văn bản cũ khi tình hình dịch bệnh ở các địa phương diễn biến phức tạp đã gây ra những hiểu lầm không đáng có của phụ huynh.
Ông Trần Nguyễn Minh Thành, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng, cho biết ngành giáo dục tại Đà Nẵng đã thông tin sớm đến phụ huynh trên các phương tiện kết nối, với nội dung ghi rõ học sinh sẽ học hết tuần này (thứ 6 hoặc 7 tùy vào lịch học của các cấp) và bắt đầu lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021. "Mạng xã hội chia sẻ thông tin cũ, đăng văn bản của 2020 về việc cho học sinh nghỉ học từ ngày 3.2 đã tạo dư luận bất ổn. Đề nghị các trường thông tin, ổn định tâm lý, tinh thần, an tâm tổ chức dạy và học", ông Thành nói.
Một cán bộ ngành giáo dục lý giải, "sự cố" nói trên là do thói quen chia sẻ thông tin mà không đọc, không kiểm chứng, tùy tiện và thiếu trách nhiệm.
"Riêng lý do nghỉ học để chống dịch viêm đường hâp hấp cấp do chủng mới của virus Corona là đã thấy gì đó sai sai rồi, khi cả năm nay, tên gọi chính thức được sử dụng ở các văn bản hành chính, truyền thông là Covid-19. Đây không phải là tin giả, cũng không phải văn bản giả mạo, mà chính là sự hiểu lầm và thiếu kinh nghiệm khi đọc văn bản dẫn đến thông tin sai lệch", ông Hà Phước Thành (Đà Nẵng) bình luận trên một trang mạng xã hội khi trang này chia sẻ và đính chính thông tin.
Ngậm ngùi trả 27 triệu tiền vé tàu về quê ăn Tết vì sợ Covid-19
Học sinh chuẩn bị phòng chống Covid-19: Mua trữ lương thực, tìm lại các group học online, sẵn sàng cho mọi tình huống Để tránh việc bị động trước các tình huống phong toả, giãn cách xã hội trên diện rộng, học sinh, sinh viên nhà mình đã cẩn thận thực hiện ngay các công tác chuẩn bị về mặt tinh thần, tác phong và thậm chí là cả... lương thực. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khi các ca lây nhiễm mới trong...