Đề án thu phí phương tiện vào nội đô sẽ tiếp tục lấy ý kiến nhân dân Thủ đô
Đề án thu phí phương tiện vào nội đô hết sức phức tạp, có tác động sâu rộng đến người dân Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác… Chiều 9/9, tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế – xã hội của TP Hà Nội, phóng viên đặt câu hỏi liên quan đến việc Thủ đô dự kiến mở làn đường riêng cho xe đạp; đặc biệt là đề án thu phí các phương tiện vào nội đô.
Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở Giao thông vân tải Hà Nội cho rằng, vấn đề thu phí các phương tiện vào nội đô đang hết sức phức tạp, cần lấy ý kiến nhân dân.
Liên quan đến vấn đề thu phí các phương tiện vào nội đô, ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) Hà Nội cho biết, đã có thông tin về việc triển khai nghiên cứu đề án phân vùng hoạt động của xe máy và đề án thu phí ô tô vào nội đô.
Ông Trần Hữu Bảo khẳng định, Đề án này hết sức phức tạp, có tác động sâu rộng đến người dân, không chỉ người dân Hà Nội mà còn ảnh hưởng đến người dân các tỉnh khác đến với Thủ đô. Do vậy, Sở GTVT đã phối hợp với đơn vị tư vấn, bước đầu tổ chức hội thảo lấy ý kiến của chuyên gia, các nhà khoa học. Trên cơ sở ý kiến của hội thảo và phiếu điều tra, Sở GTVT đang tập hợp để hoàn thiện các nội dung của đề án. Khi hoàn thiện đề án, sẽ tiếp tục lấy ý kiến của người dân.
Liên quan đến kế hoạch chống ùn tắc 2022 – 2025 của TP Hà Nội, có đề cập vấn đề sẽ có làn đường dành riêng cho xe đạp, ông Trần Hữu Bảo cho biết, ngày 5/4/2022, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 48 về tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022-2025. Nghị quyết giao UBND 5 thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm Hà Nội triển khai một số nhiệm vụ. Trong đó có nội dung nghiên cứu, thí điểm làn đường dành riêng cho xe đạp.
“Căn cứ vào nội dung này, UBND TP Hà Nội đã ban hành kế hoạch 235 ngày 31/8/2022 để thực hiện Nghị quyết 48. Kế hoạch đã đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó có nhiệm vụ nghiên cứu làn đường dành riêng cho xe đạp trên địa bàn thành phố”, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói và cho biết đây là nhiệm vụ mới.
Video đang HOT
Theo đó, Sở GTVT đang được giao chủ trì và phối hợp với Công an TP, các sở, ngành, UBND các quận huyện có liên quan để nghiên cứu, đề xuất, triển khai. Nội dung này mới chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu.
Tin COVID-19 chiều 31-8: Thêm 2.727 ca nhiễm mới, một bệnh nhân chết
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.411.679 ca COVID-19, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.005 ca).
Tiêm vắc xin ngừa COVID- 19 cho người dân Hà Nội - Ảnh: NAM TRẦN
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.489 ca
- Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.178.760 ca
2. Số bệnh nhân đang thở oxy là 149 ca, trong đó:
- Thở oxy qua mặt nạ: 135 ca
- Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca
- Thở máy không xâm lấn: 2 ca
- Thở máy xâm lấn: 9 ca
- ECMO: 0 ca
Số bệnh nhân tử vong:
- Từ 17h30 ngày 30-8 đến 17h30 ngày 31-8 ghi nhận 0 ca tử vong.
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 1 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.117 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Trong ngày 30-8 có 354.499 liều vắc xin COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 256.646.264 liều.
Nắng nóng ở Bắc bộ và Trung bộ có khả năng ngày càng cực đoan hơn Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, nhiệt độ trung bình tại Bắc Bộ tháng 7 ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, tháng 8-9, nhiệt độ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm khoảng 0,5 độ C. Người dân Hà Nội mặc kín mít khi phải di chuyển trên đường giữa trời nắng nóng. (Ảnh: Hoàng...