DDoS, phần mềm gián điệp và mã độc trên ĐTDĐ tiếp tục là xu hướng của 2014
Theo ghi nhận của Bkav, trong năm 2013 phần mềm gián điệp đã xuất hiện tại hầu hết các cơ quan quan trọng của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hay các ngân hàng, viện nghiên cứu, trường đại học… tại Việt Nam.
Đến cuối năm, việc lợi dụng các file văn bản để cài phần mềm gián điệp đã tiến thêm một bước, là không cần thông qua lỗ hổng mà chuyển sang sử dụng hình thức phishing. Năm 2014, xu hướng mã độc đa nền tảng sẽ tiếp diễn mạnh mẽ bởi thị phần smartphone đang tăng lên nhanh chóng.
Riêng tại Việt Nam, năm 2013 đã có 17 triệu người sử dụng smartphone và xấp xỉ 7 triệu máy tính đang được sử dụng. Xu hướng giả mạo trình duyệt cho smartphone để phát tán mã độc cũng tiếp diễn trong năm 2014 với các malware đội lốt để tấn công người dùng.
Theo khuyến cáo của Bkav, người dùng nên tìm đến các nguồn đảm bảo hoặc những kho phần mềm đến từ các nhà cung cấp có uy tín chứ không nên tùy tiện cài đặt phần mềm không rõ nguồn gốc vô tình tiếp tay cho tình trạng tấn công DdoS.
Theo LĐ
Giải mã 6 lỗi thường gặp trên trình duyệt web
Trong quá trình sử dụng trình duyệt, hẳn bạn đã từng gặp hiện tượng trình duyệt báo lỗi và bạn không thể truy cập vào website mình muốn như Certificate Error, 404 Not Found...Dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu ý nghĩa của từng thông báo lỗi và cách xử lý chúng.
Video đang HOT
Certificate Error
Lỗi SSL certificate error xảy ra khi người dùng truy cập các website sử dụng giao thức mã hóaHTTPS. Khi 1 website nào đó sử dụng giao thức HTTPS, nó sẽ đửa ra 1 loại chứng chỉ để người dùng nhận biết được rằng nó là website chính thống. Khi bạn kết nối với website sử dụng HTTPS, trình duyệt sẽ kiểm tra để chắc chắn rằng chứng chỉ này được cấp bởi tổ chức về chứng chỉ hợp pháp, giúp bạn truy cập tới website "thật" và tránh các website giả mạo.
Điều này có nghĩa là khi gặp lỗi này trên trình duyệt, rất có thể bạn đang truy cập vào 1 website nhưng website đó không phải là chính thống. Bạn nên cẩn thận nếu trình duyệt báo lỗi này khi truy cập vào website tài khoản ngân hàng ở các mạng WiFi công cộng, bởi rất có thể kẻ xấu đang giả mạo trang web của ngân hàng mà bạn muốn truy cập để đánh cắp tài khoản. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do website chưa cấu hình chứng chỉ của mình hợp lý. Trong trường hợp này bạn có thể click vào nút Process Anyway để tiếp tục.
Cảnh báo Phishing và Malware
Các trình duyệt như Firefox, Chrome, hay Internet Explorer đều chứa 1 danh sách "đen" các website có thể gây nguy hiểm cho người dùng do chúng chứa malware hoặc chúng là dạng website giả mạo (các website thật) nhằm đánh cắp thông tin người dùng. Khi bạn truy cập vào 1 trong các website này, trình duyệt sẽ hiển thị lỗi cảnh báo Phishing và Malware như hình trên. Trong 1 vài trường hợp, 1 website thật nào đó có thể sẽ tạm thời bị đưa vào danh sách bởi thời điểm đó nó đang ẩn chứa các nguy cơ bảo mật trên, tuy nhiên, sau khi nhà phát hành website đó fix lỗi, website sẽ được loại khỏi danh sách đen. Nhìn chung khi thấy thông báo lỗi này xuất hiện trên trình duyệt, bạn không nên truy cập vào trang web đó.
Lỗi 404 Not Found
"404 Not Found" có lẽ là thông báo lỗi phổ biến nhất hiện nay cho biết bạn đang truy cập vào 1 website hiện không tồn tại. Nguyên nhân có thể là do trang web đã bị xóa hoặc do bạn đánh sai địa chỉ web. Trong trường hợp thứ 2, bạn nên kiểm tra lại địa chỉ website cho đúng.
Các trang báo lỗi hài hước
Chủ nhân của các website có thể tùy biến các thông báo lỗi như 404 Not Found cũng như các lỗi khác trên website của họ. Những thông báo này có ý nghĩa giống với lỗi 4 04 Not Found ở trên, chỉ khác là hình ảnh hiển thị được website đó tùy biến giúp người xem thư giãn hoặc hướng dẫn người dùng truy cập vào các địa chỉ khác để tìm kiếm thông tin mà họ muốn mà thôi.
Server Not Found
Lỗi "Server not found" xuất hiện trên trình duyệt Firefox hoặc lỗi "Google Chrome could not find [website.com]" cho biết rằng trình duyệt không thể tìm thấy website mà bạn đang muốn truy cập. Lỗi này xuất hiện khi bạn gõ nhầm địa chỉ web; website đó không tồn tại; máy chủ DNS của bạn đang bị lỗi; hoặc do việc cấu hình tường lửa, proxy của bạn bị sai khiến website không thể truy cập.
Unable to Connect
Lỗi "Unable to connect" trên Firefox hoặc "Google Chrome could not connect to [website.com]" trên Chrome trông có vẻ giống lỗi "Server not found" nhưng có ý nghĩa khác hơn 1 chút. Nó cho biết trình duyệt đã liên lạc thành công với máy chủ DNS và nhận diện được website mà bạn truy cập, tuy nhiên, trình duyệt không nhận được phản hồi từ máy chủ của website khi nó tìm cách kết nối với trang web đó. Nếu nhận được thông báo lỗi này, rất có thể website hiện đang bị lỗi. Bạn có thể kiểm tra bằng website Down For Everyone Or Just For Me xem 1 trang web nào đó đang bị lỗi chung hay chỉ mình bạn không thể truy cập được nó. Nếu không, bạn sẽ phải kiểm tra lại các thiết lập tường lửa, proxy trên máy tính của mình.
Ngoài 6 lỗi trên thì trình duyệt có thể còn hiển thị thêm những thông báo lỗi khác, tuy nhiên, đây là những lỗi phổ biến nhất. Với những thông tin trên, hy vọng bạn có thể hiểu hơn được các thông báo lỗi gặp phải và cách xử lý chúng để truy cập internet an toàn và hiệu quả.
Theo Genk
Phạt tới 70 triệu đồng nếu không tham gia ứng cứu sự cố mạng Từ ngày 15/1/2014, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp không cử đầu mối tham gia mạng lưới ứng cứu khẩn cấp sự cố mạng hoặc đầu mối không tuân thủ đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng. Nghị định số 174 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu...