ĐBSCL trước đe dọa thiếu nước: Giảm 54.500ha lúa để né hạn, mặn
Đó là thông tin từ ông Lê Thanh Tùng (ảnh) – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT khi trao đổi với PV Báo Nông thôn ngày nay trước nguy cơ xâm nhập mặn và thiếu nước sản xuất, sinh hoạt ở vùng ĐBSCL.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt.
Theo ông, nơi nào sẽ gặp áp lực lớn nhất về nguy cơ thiếu nước, xâm nhập mặn ở ĐBSCL?
- Áp lực nhất về nguồn nước là các tỉnh ven biển: Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng. Nguyên nhân là do lưu lượng nước sông Mekong giảm khiến nguy cơ xâm nhập mặn tăng; khi đó để tránh xâm nhập mặn các địa phương phải đóng cống thì lại bị hạn hán. Đây là một thiệt hại kép.
Vậy trong vụ tới, người dân khu vực Nam Bộ cần lưu ý gì, thưa ông?
- Theo thống kê, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 150.000 lúa có thể bị ảnh hưởng bởi hạn hán, xâm nhập mặn. Để giúp các địa phương “né” được hạn mặn, Bộ NNPTNT có chủ trương khuyến cáo các địa phương xuống giống sớm. Cho đến thời điểm này, những cảnh báo hạn mặn theo bản đồ hạn mặn đã xây dựng, việc chuẩn bị vật tư nông nghiệp, máy móc để bà con xuống giống đã chuẩn bị sẵn sàng.
Trong sản xuất lúa vụ đông xuân, Cục Trồng trọt khuyến cáo vùng ĐBSCL xuống giống sớm, theo đó, từ ngày 10 – 30/10 những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ gồm vùng ven biển các tỉnh: Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Kiên Giang đã xuống giống lúa.
Đợt 1 xuống giống từ ngày 1 – 30/11 cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển, khoảng 700.000ha. Xuống giống đợt 2 từ ngày 1 – 31/12 cho cả 3 vùng thượng, vùng giữa và vùng ven biển, với khoảng 400.000ha. Một số vùng xuống giống đông xuân muộn kết thúc xuống giống trước ngày 10/1/2020 những diện tích lúa còn lại.
Đối với vùng Đông Nam Bộ, Cục Trồng trọt khuyến cáo: Đợt 1: Đông xuân sớm, xuống giống tháng 10 đến đầu tháng 11 với diện tích gieo sạ ước khoảng 10.000ha gồm: Tây Ninh, Bình Phước; Đợt 2: Đông xuân chính vụ, xuống giống đầu tháng 11 đến tháng 12 với diện tích gieo sạ ước 35.000ha, gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai; Đợt 3: Đông xuân muộn, xuống giống cuối tháng 12 đến đầu tháng 1 năm sau. Diện tích gieo sạ ước 25.000ha gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
Các địa phương bố trí thời vụ cần bám sát theo việc vận hành các hệ thống công trình thủy lợi, đồng thời căn cứ theo bản đồ nguy cơ cho lúa vào những năm cực đoan đã được xây dựng trước đây để làm cơ sở cho bố trí mùa vụ sản xuất.
Video đang HOT
Việc chủ động xuống giống sớm như khuyến cáo sẽ giúp nông dân có nhiều cơ hội tận dụng nguồn nước cho sản xuất lúa và không bị hạn cuối vụ đối với các tỉnh ven biển. Đồng thời, đề phòng khô hạn cục bộ tại một số địa bàn của vùng phù sa ngọt.
Bên cạnh đó, cần sử dụng giống lúa xác nhận, ngắn ngày có năng suất, chất lượng khá, chống chịu sâu bệnh tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu theo cơ cấu giống chung trong toàn vùng và tính phù hợp của từng địa phương. Trong đó, cơ cấu giống lúa nếp không được tăng để tránh rủi ro về thị trường tiêu thụ khi cung vượt cầu. Chú ý việc sử dụng các giống lúa chống chịu được mặn, hạn, phèn ở những vùng có nguy cơ xâm nhập mặn và hạn.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh thăm mô hình trồng thanh long ở xã Kiểng Phước (Gò Công Đông, Tiền Giang). Đây là mô hình chuyển đổi từ đất lúa để đối phó với xâm nhập mặn. (ảnh: K.B)
Đối với những vùng có nguy cơ hạn mặn cao, Bộ NNPTNT, các địa phương có chủ trương, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng như thế nào?
- Theo kế hoạch vụ đông xuân 2019 – 2020 Nam Bộ sẽ xuống giống khoảng 1,55 triệu ha lúa, Cục Trồng trọt đề nghị giảm khoảng 54.500ha để tránh bị hạn mặn ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều địa phương được dự báo có hạn mặn ảnh hưởng vẫn đề xuất không giảm diện tích gieo sạ.
Nhiều diện tích không xuống giống sớm thì chuyển đổi sang các cây trồng ngắn ngày, trong trường hợp không thể xuống giống và cũng không thể chuyển đổi thì tốt nhất cắt bỏ một vụ, dự kiến ở tỉnh Bến Tre có khoảng 14.000ha bỏ đất không trong vụ này để tránh bị thiệt hại.
Theo tôi, các địa phương chỉ nên bố trí sản xuất lúa đông xuân 2019 – 2020 ở những vùng còn đủ 3 tháng cung cấp nước ngọt, tối thiểu phải đủ 2,5 tháng nước ngọt cho đến lúc lúa ngậm sữa. Phải có đủ nước ngọt cung cấp cho lúa vào gia đoạn cuối.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Vừa đoạt giải gạo ngon nhất thế giới, cha đẻ ST24 sợ bị... làm nhái
Niềm vui gạo Việt được danh xưng "ngon nhất thế giới" chưa được bao lâu, tác giả giống lúa ST24 và ST25 và những người gắn bó cả đời vì cây lúa... đau đáu nỗi lo hàng nhái.
Sau khi giống gạo ST của KS. Hồ Quang Cua (Sóc Trăng) đạt giải nhất tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới vừa được tổ chức tại Philipines cách đây vừa đúng 1 tuần, nhiều cửa hàng gạo rao bán gạo ST nhưng không có bao bì như ông Cua đã đăng ký. Thậm chí có nguồn tin nói rằng, không loại trừ họ giả cả bao bì gạo ST "chính hãng"!
Tìm đâu ST thứ thiệt?
Trên nhiều website có trưng bán gạo ST24 và ST25 nhưng mẫu mã, bao bì và nhãn hiệu khác với những bao bì mà ông Cua đã đăng ký bảo hộ bản quyền. Tại website "kho gạo Sài Gòn" An Bình Phát có thông tin đầy đủ về hạt gạo ST24 của ông Cua nhưng có tên là Hương Phù Sa. Tại website Gạo sạch Thiện Tâm (Gò Vấp, TP.HCM), dù là loại gạo nào, từ gạo nội địa cho đến gạo ngoại, tất nhiên là có cả ST21, ST24 của ông Cua đều được đóng trong một mẫu bao bì chung của nhà kinh doanh này.
Nhiều website cứ việc rao bán gạo ST24 nhưng không hề có hình mà chỉ là một chén cơm trắng, rồi cứ nói đó là gạo ST24. Chưa rõ khi mua chủ hàng sẽ giao loại gạo nào nhưng rõ ràng, với hình ảnh đó, không thể thuyết phục người mua và làm chủ hạt gạo ngon ST là ông Cua không khỏi lo lắng hạt gạo ST24 bị làm giả.
Tại Cần Thơ, theo một nguồn tin, có một doanh nghiệp lập lờ với bao bì giống lúa ST24. Tại An Giang, một doanh nghiệp kinh doanh lúa giống ST24 nhưng chưa được ông Cua nhượng quyền.
Nhiều đại lý mua gạo ST tại công ty Phương Nam (Phú Nhuận, TP.HCM)
Trả lời câu hỏi trên không khó. Bà Trịnh Kim Tuyến, đại diện giao dịch sản phẩm gạo đặc sản ST của kỹ sư Hồ Quang Cua cho biết, trước hết, toàn bộ những thông tin về hạt gạo ST24 và ST25 đều được in trên bao bì. Điều thứ hai, để nhận diện "gạo ST24 xịn" đó là tìm đến các đại lý chính thức có kinh doanh gạo ST24. Những đại lý này, theo tìm hiểu của Thế giới Tiếp thị, được ông Cua cấp giấy chứng nhận như là "lời xác nhận chính thức" để phân biệt với những đại lý bán gạo khác.
Được biết, tại TP.HCM, chỉ có khoảng chục sạp gạo có bán gạo ST24, ST25 với đầy đủ các phiên bản. Những dòng gạo ST24/25 được đóng gói với trọng lượng 5kg/túi với những thông tin của thương hiệu và tác giả Hồ Quang Cua. Hình thức và thông tin trên bao bì này đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Ông Phan Thành Hiếu, Giám đốc công ty cổ phần kinh doanh Gạo Phương Nam cho biết, tại TP.HCM, ông và một đại lý tên là Loan chính thức phân phối các dòng gạo ST của ông Cua vì đây là những đầu mối tin cậy. "Chúng tôi bán từ khách mua sỉ, cho đến các sạp gạo nhỏ, cửa hàng, khách sạn... cho đến khách gia đình", ông Hiếu cho biết. Mỗi tháng, theo lời ông Hiếu, Phương Nam bán từ 20 - 30 tấn gạo ST các loại, nhưng phổ biến nhất là loại gạo ST24.
Hiếm như gạo ông Cua
Những ngày gần đây, sau khi có thông tin gạo ST đạt giải gạo ngon nhất thế giới, đã có rất nhiều khách hàng hỏi mua mặt hàng gạo này. "Trước đây, khi khách hàng mua 15kg trở lên sẽ được Phương Nam "ship" miễn phí. Còn nay, với mặt hàng gạo mới, Phương Nam sẵn sàng chuyển những đơn hàng nhỏ, tất nhiên là miễn phí để người tiêu dùng ăn làm quen", ông Hiếu nói.
Hiện giá gạo ST24 tại Phương Nam có 3 mức tùy theo quy trình sản xuất. Nếu sản xuất tại cánh đồng mẫu lớn sẽ có giá 26.000 đồng/kg, sản xuất an toàn có giá 30.000 đồng/kg, còn sản xuất hữu cơ có giá 80.000 đồng/kg; riêng dòng gạo ST25 có giá 27.000 đồng/kg. Các sản phẩm gạo ST đều được đóng gói 1kg và 5 kg/túi, tùy theo loại gạo với mẫu mã bao bì đã được ông Cua đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Gạo ST chánh hiệu có đầy đủ thông tin của ông Cua trên bao bì.
Với gạo ST24, người tiêu dùng có thể tìm mua tại các cơ sở kinh doanh gạo hoặc qua các kênh thương mại điện tử. Giá gạo chênh lệch ở các tỉnh, các vùng miền do chi phí vận chuyển khác nhau. Tuy nhiên, sản phẩm gạo ST25 chưa phổ biến trên thị trường. Hiện chỉ có một khối lượng nhỏ và chỉ có doanh nghiệp Hồ Quang Trí vẫn đang là đầu mối kinh doanh sản phẩm này.
Tại chợ Trần Hữu Trang (Phú Nhuận, TP.HCM), khi hỏi về gạo ST24, bà Liên, chủ một sạp gạo rổn rảng: "Tui kinh doanh sạp gạo ở đây hơn 10 năm, gạo ST24 đã được bán cách đây vài năm nhưng lúc đó chưa bán đắt như bây giờ. Đâu như lúc trước mỗi ngày chỉ một hoặc hai khách hàng, kể từ ngày gạo Việt đứng nhứt, nhiều khách hàng tới hỏi mua, có đến cả chục khách hàng, đến nỗi không có gạo mà bán". Bà chủ sạp này còn giải thích: ST24 này là giống cao sản ở Sóc Trăng, được trồng trên đầm tôm, nên cây lúa được nuôi bởi các chất hữu cơ tự nhiên của tôm thải ra, nhờ vậy hạt gạo hấp thụ nhiều dưỡng chất tự nhiên, không có chất hóa học gây hại cho cơ thể, hạt gạo cũng dẻo, thơm...
Cũng giống ST, nhưng 5-7 đường
Theo bà Trịnh Kim Tuyến, khó trách được các cơ sở bán gạo không đúng bao bì, nhãn mác như các sản phẩm ST chính hãng. "Do bà con nông dân mua giống lúa ST về sản xuất, sau đó bán lúa cho các thương lái để họ xay xát, chế biến rồi cung cấp gạo ra thị trường nên mới có chuyện này xảy ra. Lẽ ra, trên bao bì sản phẩm, tùy theo vùng trồng mà cần có thông tin rõ ràng để người tiêu dùng biết đâu là hàng chính hãng ông Cua, đâu là hàng cho mọi người mua giống về trồng", bà Tuyến chia sẻ.
"Chúng ta hay than phiên gạo Việt Nam chưa có thương hiệu. Thế nhưng, nếu không tôn trọng công sức hơn 20 năm nghiên cứu của nhóm tác giả Hồ Quang Cua thì dù có thêm 20 hoặc 30 năm nữa, Việt Nam cũng khó có thêm một giống lúa nào ngon hơn và đươc xếp hạng nhất như giống lúa ST vừa qua", Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng nhận xét.
Cũng theo lời bà Tuyến, do nhiều mối chế biến, xay xát gạo ST không đúng kỹ thuật như cách làm của ông Cua, sấy không đạt, ủ gạo quá lâu hoặc khi bán ra thị trường nhưng bán chậm khiến gạo mất mùi... đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng hạt gạo ST. "Người tiêu dùng bây giờ tinh lắm, nếu mua phải gạo ST24 hoặc ST25 mà lỡ không ngon, lần sau sẽ tìm mua chỗ khác. Sản phẩm gạo chính hãng có đóng bao bì, nhãn mác và có ghi số điện thoại của tác giả giống lúa ST cũng như các đầu mối giao dịch...", bà Tuyến nói.
Theo Danviet
Bỏ gieo sạ cấy máy, người trồng lúa tăng lợi nhuận 4,5 triệu/ha Phải nhanh chóng đẩy mạnh cơ giới hóa trong trồng lúa ở ĐBSCL để giúp giảm nhân công, hạ giá thành, tăng thu nhập và giúp bà con yên tâm gắn bó với cây lúa hàng hóa... Đó là ý kiến của nhiều đại biểu, chuyên gia tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp chủ đề "Cơ giới hóa trong sản xuất...