ĐBSCL: Tăng cường vệ sinh trường, lớp phòng tránh dịch bệnh Corona
Ngành Giáo dục các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng đang triển khai quyết liệt công tác vệ sinh trường, lớp,… trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Corona gây ra.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh do virus Corona gây ra của tỉnh Cà Mau cho biết, ngành Giáo dục đã ra quân triển khai thực hiện kế hoạch tiêu độc, khử trùng đồng loạt tại các điểm trường trong toàn tỉnh vào ngày 8 và 9/2, có sự phối hợp chặt chẽ của ngành Y tế và chính quyền địa phương.
Tính đến ngày 9/2, đã có 496/525 điểm trường trong toàn tỉnh Cà Mau được phun thuốc, khử khuẩn, đạt tỷ lệ hơn 94%; trong đó, các trường thuộc Phòng GD&ĐT có 463/490 trường, các trường thuộc Sở GD&ĐT có 33/35 trường.
Trong ngày 9/2, tổ kiểm tra của tỉnh Cà Mau đã tiến hành kiểm tra các điểm trường học, công cộng có dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc khử trùng trên địa bàn huyện Ngọc Hiển. Tuy nhiên, lần ra quân đợt 1 chưa đủ hóa chất nên một số nơi chỉ lau chùi bằng xà phòng, nước sạch.
Do đó, tổ kiểm tra đã đề nghị huyện này chỉ đạo tiếp tục ra quân dọn dẹp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng lần 2 đúng theo hướng dẫn của y tế.
Tỉnh cũng đề nghị các đơn vị ngành Giáo dục, các trường tiếp tục nắm bắt thông tin tình hình cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 đã đi và về từ vùng dịch, những trường hợp tiếp xúc với người đến từ vùng dịch; tiếp tục phối hợp địa phương, phụ huynh học sinh theo dõi chặt chẽ những đối tượng này để kịp thời xử lý.
Khử khuẩn tại lớp học ở Bạc Liêu.
Tại tỉnh Bạc Liêu, lãnh đạo UBND tỉnh này và các sở, ngành liên quan cũng đã tiến hành kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh do virus Corona ở một số trường học.
Đoàn đã đến kiểm tra tại trường THCS Vĩnh Mỹ A và trường THCS Vĩnh Mỹ B của huyện Hòa Bình. Bà Lâm Thị Sang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu ngành Giáo dục, địa phương, trường học không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch bệnh này.
Ngoài việc cho học sinh nghỉ học, phải tăng cường việc vệ sinh như tiêu độc, khử trùng, nhất là khu vực nhà vệ sinh và các vật dụng phục vụ dạy, học đảm bảo sạch sẽ.
Video đang HOT
Sở GD&ĐT khuyến cáo học sinh nên ở tại nhà, địa bàn cư trú và hạn chế đi lại; không tổ chức dạy thêm, học thêm, giữ trẻ, bồi dưỡng học sinh và các hoạt động huy động học sinh tham gia trong thời gian nghỉ.
Vệ sinh trường, lớp ở Sóc Trăng.
Tại tỉnh Sóc Trăng, Sở GD&ĐT tỉnh này cho biết trong những ngày học sinh nghỉ vì dịch bệnh virus Corona, sở đã chỉ đạo các trường tăng cường công tác phòng, chống dịch tại đơn vị.
Hầu hết các đơn vị đã phối hợp với ngành Y tế địa phương tiến hành phun thuốc, khử trùng vệ sinh các phòng học cùng các khu vực khác trong khuôn viên trường học; phân công cán bộ, giáo viên trực trường để kịp thời báo cáo tình hình của đơn vị về cấp quản lý.
Bà Dương Thị Ngọc Diễm – Trưởng Phòng GD&ĐT TP. Sóc Trăng, cho biết đã yêu cầu các trường tăng cường tuyên truyền để học sinh và phụ huynh nắm rõ các quy tắc phòng bệnh; triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại đơn vị.
Huỳnh Hải – Xuân Lương
Theo dantri.com.vn
Chung tay giải cứu dưa hấu trong cơn "bão" Corona
Mấy ngày nay, người dân các tỉnh, TP khu vực miền Trung đã chung tay giải cứu dưa hấu của nông dân Gia Lai, Kon Tum bị tồn đọng với số lượng lớn do không thể xuất qua Trung Quốc, vì ảnh hưởng của dịch bệnh Corona (nCoV).
Nhiều điểm giải cứu dưa hấu cho nông dân Gia Lai ở Đà Nẵng, Quảng Nam
Thời gian qua, người dân từ các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng ngãi... lên các huyện thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu như: Huyện Ia Pa, Krông Pa, Ayun Pa, Phú Thiện, Kong Chro... Trong vụ Đông Xuân 2019-2020, chỉ riêng huyện Ia Pa và Krông Pa đã trồng hơn 1.000 ha dưa hấu; các huyện Phú Thiện, Kong Chro trồng vài trăm ha dưa hấu...
Đến đầu tháng 2/2020, là vào vụ thu hoạch chính nhưng trên các nương rẫy bạc ngàn dưa chín đỏ ruột đìu hiu, vắng khách. Năm ngoái, vào vụ này giá dưa dao động từ 7.000 - 9.000 đồng/kg, nay giá chỉ còn 500 - 1.000 đồng/kg. Đó là chưa kể việc vận chuyển dưa lên khu vực biên giới rồi không thông quan được, hàng trăm tấn dưa hấu phải bán tháo, bán đổ hoặc vứt bỏ đi.
Hàng chục tấn dưa hấu bị tồn đọng do không xuất khẩu được
Ông Nguyễn Tấn Bình (huyện An Khê, Bình Định) cùng một số hộ dân khác thuê 18 ha đất ở xã Ia Broái (huyện Ia Pa, Gia Lai) để trồng dưa, dự tính chăm sóc tốt năng suất bình quân ước đạt từ 40 - 50 tấn/ha. Sắp bước vào thu hoạch, họ rất mừng vì vụ mùa bội thu, nào ngờ đến kỳ thu hoạch thì xảy ra dịch bệnh nCoV khiến hàng hóa ế ẩm, không thể xuất sang thị trường Trung Quốc được; đành nằm rẫy hoặc ở lại biên giới.
"Mỗi ha tôi đầu tư 150 triệu đồng tiền giống, phân bón, công chăm sóc. Đó là chưa kể tiền thuê đất sản xuất.... Bây giờ thì giá rẻ chỉ bán được vài chục triệu đồng, cầm chắc lỗ 1 ha hàng trăm triệu đồng" - ông Bình lo âu.
Bà Mai Thị Toan (xã Chrôh Pơnan, Phú Thiện, Gia Lai) thổ lộ, gia đình mới thoát khỏi hộ cận nghèo, muốn vươn lên chủ động đời sống nên đã vay của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để đầu tư trồng 1 ha dưa hấu tại quê nhà; cho năng suất khoảng 25 - 30 tấn dưa. Không may lúc thu hoạch sản phẩm thì bị dịch bệnh viêm đường hô hấp chủng mới nCoV từ Trung Quốc lây lan, vì vậy, Trung Quốc đóng cửa không cho thương lái mua dưa; nên không còn cách nào là tự thu hoạch rồi thuê xe vận chuyển đi tiêu thụ ở vùng đồng bằng để giảm bớt thua lỗ...
Nhiều nhóm thiện nguyện tiếp sức tiêu thụ dưa hấu cho nông dân
Ngày 8/2, bà Toan đưa 21 tấn dưa hấu đến khu vực Trung tâm Hành chính quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) để bán lẻ với giá 5.000 đồng/kg. Tại đây, bà được những người thiện nguyện giúp đỡ kêu gọi khách mua ủng hộ dưa nên ngày đầu tiêu thụ khá mạnh; số còn lại sẽ bán dứt điểm trong hôm nay (9/2).
"Thế này là gia đình tôi thoát được cảnh bỏ dưa thối lăn trên rẫy và vớt vát được phần nào vốn đã bỏ ra..." - bà Toan tâm sự.
Một thành viên nhóm thiện nguyện Đà Nẵng cho biết, Hội Từ thiện cùng nhóm này đã giúp vài hộ dân Gia Lai tiêu thụ 54 tấn dưa hấu chỉ trong vòng 2 ngày 5 - 6/2, tại khu vực đường 2/9, quận Hải Châu (Đà Nẵng).
Vào ngày 7/2, một nhóm thiện nguyện tại TP Hội An (Quảng Nam) mang tên "Tươi Sáng" đã đứng ra thu mua lại số dưa tồn đọng của bà con nông dân Gia Lai, sau đó vận chuyển về Hội An giải cứu.
Anh Nguyễn Trí Minh, Trưởng nhóm Thiện nguyện cho biết: "Với tinh thần hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với bà con nông dân trồng dưa do bị tồn đọng vì không xuất khẩu qua Trung Quốc, nhóm đã liên hệ với bà con trên đó, thống nhất chi phí vận chuyển về đến Hội An với giá là 4.000 đồng/kg. Sau đó, bán ra thị trường với giá 5.000 đồng/kg. Việc này vừa giải cứu số lượng lớn dưa tồn đọng cho người nông dân, vừa tạo được một nguồn thu gây quỹ từ thiện.
Ngay khi xe dưa về đến Hội An chiều ngày 7/2, bà con đến rất đông để mua ủng hộ.
Sau hơn 1 giờ, 5 tấn dưa đã được người dân mua hết. Dự kiến Nhóm thiện nguyện "Tươi Sáng" sẽ tiếp tục giúp bà con giải cứu thêm hàng chục tấn dưa hấu nữa.
Người dân sẵn sàng chia sẻ khó khăn với người trồng dưa
Thấu hiểu nỗi khó khăn của người nông dân, phong trào giải cứu dưa đã nhanh chong lan rộng ra khắp TP Pleiku và các vùng lân cận thuộc tỉnh Gia Lai. Thông qua mạng xã hội Facebook, nhiều người đã kêu gọi mua dưa hấu giúp người dân với mức giá từ 2.000-3.000 đồng/kg.
Đây là việc làm nhân văn và rất ý nghĩa của người dân khi người nông dân vùng cao gặp khó khăn trong việc xuất khẩu tiêu thụ sản phẩm. Hành động này sẽ giúp người trồng dưa phần nào vơi bớt nổi nhọc nhằn, khó khăn trong hoàn cảnh dịch virus nCoV vẫn đang diễn biến phức tạp.
N. Phó
Theo Thanhtra
Thừa Thiên Huế: giáo viên tổng vệ sinh trường lớp Thừa Thiên Huế cho học sinh nghỉ học từ ngày 4 đến 16-2. Trong những ngày này, hàng nghìn giáo viên trên toàn tỉnh đã được huy động đến trường để làm tổng vệ sinh, tạo môi trường an toàn, trong lành, sẵn sàng đón các em học sinh quay trở lại trường học. Giáo viên tại các trường học trên địa bàn...