ĐBSCL cần chuẩn bị cho mùa lũ về muộn

Theo các chuyên gia về biến đổi khí hậu, mực nước sông Mekong trong những ngày gần đây ở mức thấp, mùa lũ năm 2020 ở khu vực ĐBSCL dự báo sẽ về muộn hơn so với những năm gần đây.

Đặc biệt, từ nay đến tháng 10, nếu thời tiết không có mưa nhiều, có khả năng xuất hiện hạn hán, xâm nhập mặn tái diễn trong những tháng cuối năm và đầu năm 2021.

Khả năng nước thượng nguồn về ít

ĐBSCL cần chuẩn bị cho mùa lũ về muộn - Hình 1

TP Cần Thơ xây dựng và củng cố các công trình bơm tát, tiêu thoát và trữ nước phục vụ sản xuất khi cần thiết.

Số liệu quan trắc mực nước của Ủy hội sông Mê Công, mực nước thượng nguồn sông Mekong đang ở mức thấp trong các ngày qua (17, 18 và 19-8-2020). Tại trạm Stung Treng (Campuchia) mực nước dao động 5,82m, chỉ cao hơn năm 2019 là 0,5m; tại trạm Kratie (Campuchia) là 14,11m, cao hơn năm 2019 là 1,59m. Nếu so với 2 năm xảy ra hạn, mặn gay gắt ở ĐBSCL (2016 và 2019) thì mực nước sông Mekong ở hai trạm này hiện chỉ cao hơn năm 2019 chút ít và vẫn còn thấp hơn thời điểm cùng kỳ năm 2016. Trong khi đó, ở hạ nguồn sông Mekong, tại trạm Tân Châu (sông Tiền), mực nước dao động 1,55m, cao hơn thời điểm năm ngoái là 0,83m và xấp xỉ thời điểm năm 2016 (1,61m). Còn tại trạm Châu Đốc (sông Hậu) là 1,57m, cao hơn năm 2016 0,08m.

Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh, nguyên Chánh Văn phòng Công tác Biến đổi khí hậu TP Cần Thơ, cho biết: qua theo dõi mực nước sông Mekong đầu tháng 8-2020 đến nay, mực nước sông Mekong có dâng lên chút ít nhưng cũng chỉ ở mức tương đương với năm 2019 – năm thấp nhất lịch sử. Thạc sĩ Kỷ Quang Vinh nhận định: “Qua các số liệu thực tế trên thì điều kiện cần của một năm không có lũ đã thể hiện rõ qua 2 trạm đo nêu trên. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thêm việc có mưa bão bất thường sẽ tác động đến mùa lũ về ĐBSCL ít hay nhiều. Điều này đã từng xảy ra vào năm 2018 khi có mưa to liên tục ở thượng nguồn sông Mekong thì nước tăng lên nhanh và xuất hiện lũ về ĐBSCL nhiều hơn. Nếu từ nay đến tháng 10-2020, thời tiết không có mưa nhiều ở lưu vực Mekong thì chắc chắn mùa khô năm 2021, miền Tây sẽ phải tiếp tục đối diện với hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra…”.

Theo kinh nghiệm của người dân đã bước vào tháng 7 âm lịch, nhưng mực nước dưới sông, rạch vẫn ở mức thấp. Điều này có nghĩa mùa lũ năm 2020 sẽ về muộn và thấp hơn nhiều so với các năm trước. Ông Võ Văn Út, ở phường Thuận An, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, cho biết: “Theo kinh nghiệm dân gian “tháng bảy nước nhảy khỏi bờ”, nhưng năm nay có tháng nhuận và đã bước vào tháng bảy âm lịch mà nước dưới sông vẫn thấp, thậm chí trong những ngày qua (giữa tháng 8-2020) ao nuôi cá của gia đình tôi vẫn không có nước ra vào; mưa cũng ít xuất trong những ngày gần đây. Với tình hình này, theo kinh nghiệm của tôi, nước thượng nguồn sẽ đổ về TP Cần Thơ và ĐBSCL muộn và thấp hơn những năm trước. Tình trạng bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, nuôi trồng thủy sản sẽ gặp khó khăn trong mùa nước nổi 2020″.

Ứng phó lũ về muộn

Theo Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia nghiên cứu độc lập về sinh thái ĐBSCL, mùa lũ ở ĐBSCL phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa ở phía thượng nguồn trong lưu vực sông Mekong, trong đó đặc biệt là lượng mưa ở phía tả ngạn con sông này, phần thuộc Lào… Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện nhấn mạnh: “Có 2 vùng mưa quan trọng mà chúng ta cần theo dõi đó là mưa ở vùng Vientiane và mưa ở phía Nam ở Paksé của Lào. Khi hai vùng này xuất hiện mưa nhiều thì chắc chắn ĐBSCL sẽ có nước lũ về nhiều và dâng cao”.

Video đang HOT

Tuy nhiên, qua nghiên cứu các số liệu thực tế đến thời điểm này, Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện cho biết thêm, lũ năm nay sẽ về muộn so với trung bình nhiều năm, khả năng trong tháng 8-2020, nước lũ vẫn chưa về. Từ tháng 9 đến tháng 10, 11-2020, nước lũ, nước thượng nguồn đổ về ĐBSCL sẽ đổ về, nhưng còn phụ thuộc vào tình hình có xảy ra hiện tượng La Nina hay không. Bởi lượng mưa ở lưu vực Mekong phụ thuộc vào tình hình thời tiết. Năm nào có hiện tượng El Nino thì mưa ít, gây hạn; năm nào có hiện tượng La Nina xuất hiện thì mưa nhiều, nước lũ về nhiều. Hiện nay, lưu vực Mekong đang trong tình trạng ENSO trung tính, tức là không có hiện tượng El Nino cũng không có La Nina. Các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL tiếp tục theo dõi và hy vọng hiện tượng La Nina xuất hiện trong những tháng sắp tới.

Các chuyên gia nói, nếu lũ về muộn và thấp người dân ở đầu nguồn vùng ĐBSCL, như: An Giang, Đồng Tháp, một phần TP Cần Thơ… sẽ bị ảnh hưởng về sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với những hộ nuôi thủy sản đang chuẩn bị con giống trong ao để chờ nước lũ thả nuôi trên đồng. Các chuyên gia khuyến cáo, với tình hình lũ về muộn và chưa biết rõ lũ sẽ cao hay thấp thì bà con nên cẩn thận, tránh đầu tư vào con giống quá nhiều cho năm nay. Bên cạnh đó, nếu lũ thấp thì sản xuất nông nghiệp sẽ gặp khó khăn khi phù sa về ít, đồng ruộng không được rửa sạch mầm bệnh, chuột và dịch hại xuất hiện nhiều, gây hại và làm tăng chi phí sản xuất lúa.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện chia sẻ, năm nào lũ về thấp, sang mùa khô tình trạng hạn, mặn sẽ gay gắt. Do đó, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần tiếp tục quan sát, nếu đến giữa tháng 10 mà nước lũ vẫn thấp thì chúng ta phải tích cực đề phòng hạn mặn sẽ xuất hiện vào khoảng tháng 3-2021 ở các tỉnh ven biển. Công tác thủy lợi, dẫn và tích trữ nước cũng cần được quan tâm thực hiện.

TP Cần Thơ, những năm gần đây, công tác phòng tránh khô hạn, thiếu nước trong sản xuất nông nghiệp được quan tâm. Từ đầu năm đến nay, thành phố đã đã nạo vét hàng trăm tuyến kênh mương cấp nước, trữ nước nội đồng, với tổng khối lượng thực hiện gần 7.000m3; nạo vét kênh rạch cấp 2, 3 nhằm khai thông dòng chảy kết hợp nâng cấp, sửa chữa, gia cố đê bao, đường giao thông nông thôn với khối lượng thực hiện 62.338m3… Các công trình trên góp phần tiêu thoát và dự trữ nước khi cần thiết.

Chuyên gia Nguyễn Hữu Thiện nhận định: “Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng Hoa Kỳ, đến tháng 9-2020 lưu vực sông Mekong có khả năng (khoảng 55%) xuất hiện hiện tượng La Nina, khi đó có thể có mưa nhiều. Đồng thời sau Tết Nguyên đán sắp tới (đầu năm 2021) hạn mặn xuất hiện ở ĐBSCL, nhưng dự báo không gay gắt như mùa khô 2020 vừa qua”.

Bài cuối: Hãy cứu lấy những dòng sông!

Thời gian qua, nhiều tỉnh, thành ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức ra quân, truy quét, xử lý hàng loạt "cát tặc", thậm chí có vụ mức phạt và hình thức xử lý bổ sung lên đến cả tỷ đồng.

Thế nhưng ở những nơi lực lượng chức năng mỏng, diện tích mặt sông lớn, địa bàn phức tạp, các đối tượng vẫn lén lút khai thác cát sông trái phép để đem bán, thu lợi nhuận "khủng". Đã đến lúc các cơ quan chức năng phải tuyên chiến với "cát tặc" để triệt hẳn mối nguy sạt lở ở ĐBSCL.

Hút cạn cát, sạt lở càng kinh hoàng

Theo nghiên cứu của Đại học Quốc gia TPHCM vào năm 2017, lưu lượng bùn, cát đo được tại 2 trạm Tân Châu và Châu Đốc (An Giang) ở biên giới Việt Nam - Campuchia sụt giảm từ 66,5 triệu tấn/năm (năm 2008) xuống còn 44,1 triệu tấn/năm (năm 2017), tức chỉ còn hơn 66% so với năm 2008. Từ năm 2010 - 2018, khi các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong tăng thể tích hồ chứa, lượng phù sa đổ về các địa phương đầu nguồn như Tân Châu và Châu Đốc cũng giảm mạnh.

Trong khi đó, tình trạng khai thác cát quá mức, vô tội vạ trên sông Tiền, sông Hậu chảy qua nhiều tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL, là nguyên nhân chính dẫn tới hậu quả làm cho bờ sông sụt lún, gây sạt lở nghiêm trọng diễn ra ở nhiều nơi, với tốc độ gia tăng nhanh. Điều này từng được các chuyên gia cảnh báo. Cụ thể, lớp cát đáy sông như phần xương sống của cơ thể. Cát là yếu tố quan trọng thiết kế địa hình đáy sông, điều tiết dòng chảy, bao gồm vận tốc và độ xoáy dòng chảy. Nếu không có lớp cát này, hai bên bờ sông sẽ xảy ra sạt lở khủng khiếp.

Theo nghiên cứu của giáo sư Bravard (Đại học Lyon, Pháp) và tiến sĩ Goichot, từ năm 1998 - 2008, sông Tiền mất khoảng 90 triệu tấn vật liệu đáy sông, còn sông Hậu mất khoảng 110 triệu tấn. Giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ khai thác tăng vọt lên 57 triệu tấn/năm, gấp 20 lần lượng cát vận chuyển hằng năm của sông Mekong (tính tại Kratie, Campuchia). Việc khai thác cát quá mức đã tạo ra những hố sâu đến 15m trên sông thuộc địa phận Campuchia. Còn ở phía Việt Nam cũng ghi nhận nhiều hố sâu hàng chục mét, có nơi sâu đến 45m tính từ đáy sông tự nhiên.

Bài cuối: Hãy cứu lấy những dòng sông! - Hình 1

Bài cuối: Hãy cứu lấy những dòng sông! - Hình 2

Những khu vực bị sạt lở nghiêm trọng ở miền Tây

Trong lúc lượng cát đổ về ĐBSCL ngày càng giảm, tình trạng khai thác cát quá mức trên sông Tiền, sông Hậu làm gia tăng nhanh chóng các điểm sạt lở. Năm 2012 có 177 điểm sạt lở, đến năm 2018 có đến 681 điểm sạt lở. Tình trạng sạt lở xảy ra ở toàn bộ các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL, nhất là tại các tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Cà Mau, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ. Đáng lưu ý, tình trạng sạt lở không chỉ diễn ra vào mùa mưa, mà còn xuất hiện cả trong mùa khô, từ các tuyến sông chính cho đến hệ thống kênh, rạch, với mức độ ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn.

Nhiều địa phương đã công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở. Long An công bố tình trạng khẩn cấp khu vực sạt lở bờ sông Cần Giuộc, với chiều dài 2,4km. Tại Cà Mau, tại hơn 37km cửa biển và bờ biển. Mới đây, tỉnh An Giang đã công bố tình trạng khẩn cấp sau khi xảy ra sạt lở nghiêm trọng trên QL91 cũ (thuộc địa bàn xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú). Ngoài ra, các địa phương khác như Đồng Tháp, Hậu Giang, TP.Cần Thơ cũng đều xảy ra sạt lở. Tại TP.Cần Thơ, trong 5 tháng đầu năm nay đã xảy ra 17 vụ sạt lở, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019.

Tình trạng sạt lở ở ĐBSCL mỗi năm càng gia tăng mạnh. Theo dự báo của các nhà khoa học, tình trạng sạt lở sẽ còn kéo dài, dự kiến sẽ diễn biến dữ dội hơn khi vào mùa nước nổi. Điều đó làm người dân vùng sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở bất an, lo lắng. Nguy hiểm hơn, có những khu vực trước khi xảy ra hiện tượng sạt lở hoàn toàn không có dấu hiệu rạn nứt, khó biết trước để phòng tránh, giảm thiệt hại.

Phải chặn đứng ngay hoạt động của "cát tặc"

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở bờ sông là do nạn hút cát lậu. Việc này lâu nay các nhà khoa học và báo chí đã nói nhiều, nhưng vì sao vẫn không ngăn chặn được? Giáo sư Võ Tòng Xuân nói: "Việc hút cát lậu lâu nay vẫn diễn ra, theo tôi là có dính tới chính quyền địa phương. Bởi vì một chiếc tàu hút cát lậu to như vậy, không thể nào làm âm thầm, nhưng ở một số nơi chính quyền vẫn không "đuổi" được. Dân phát hiện, báo cho chính quyền, nhưng có khi cũng như không. Theo tôi, dù không có bằng chứng, nhưng ở những địa phương để xảy ra tình trạng này, chắc chắn là có ăn chia với nhau".

Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, khi sang Singapore, ông thấy có bãi cát rất lớn lấn biển, xây sân golf. Không ngờ đó chính là cát được nhập khẩu từ Việt Nam. Ở nước ta, do khoản lợi bất chính từ cát lậu quá lớn nên có những người bất chấp, đứng ra bao che, để cho "cát tặc" diễn ra. Trong khi đó, một số cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ ngăn chặn nạn khai thác cát lậu, nhưng chưa làm hết trách nhiệm.

"Nếu chính quyền các cấp không có biện pháp ngăn chặn triệt để nạn khai thác cát lậu thì hậu quả sẽ ngày càng tồi tệ hơn. Tình trạng sạt lở sẽ tiếp tục, với mức độ nghiêm trọng hơn. Cứ mỗi lần xảy ra sạt lở thì nhà nước tiếp tục bỏ kinh phí ra để khắc phục, nhưng cách làm này không bền vững. Ngoài nạn khai thác cát lậu, còn có nguyên nhân do tàu bè chạy với máy công suất rất lớn, làm sóng đập vào bờ, gây sạt lở. Việc này lâu nay vẫn chưa có biện pháp hạn chế" - Giáo sư Võ Tòng Xuân cảnh báo.

Việc cấp bách cần làm hiện nay, theo ông Xuân, trước hết là phải chặn đứng ngay việc khai thác cát vô tội vạ ở các dòng sông. Thứ hai là phải sắp xếp lại việc quản lý xây, cất nhà ở cặp theo bờ sông. Đối với những căn nhà đang tồn tại sát bờ sông, cần có chính sách định cư, tạo điều kiện để họ di dời đến nơi ở mới, ổn định hơn. Đồng thời tiến hành xây dựng, kè bờ sông để chống sạt lở. Việc này cần phải làm ngay từ bây giờ, không nên đợi đến khi sạt lở rồi mới khắc phục, kinh phí càng tốn kém nhiều hơn.

Bài cuối: Hãy cứu lấy những dòng sông! - Hình 3

Sạt lở gần hết mặt đường, làm giao thông ách tắc

Giáo sư Võ Tòng Xuân kể: "Bởi vì khi xảy ra sạt lở rồi, chỗ đó sâu chừng vài chục thước, không thể nào làm bờ kè được. Tôi nhớ khoảng đầu thập niên 1990, khi cả Bệnh viện Sa Đéc (Đồng Tháp) bị sạt lở, đổ ập xuống sông, tôi đưa một chuyên gia "sư tổ" về lấn biển của Hà Lan đi khảo sát, xem ông ấy có thể giúp gì được không. Khi tới hiện trường, ông ấy đo độ sâu chỗ sạt lở, rồi cho biết ông không có cách gì làm được hết. Hai mươi mấy thước, cỡ cái nhà lầu thì làm sao xây bờ kè được?".

Theo ông Xuân, một giải pháp quan trọng không kém là cần tăng cường trách nhiệm của chính quyền cơ sở, từ ấp trở lên phải luôn canh chừng nạn khai thác cát lậu. Bởi vì chỉ có ấp, xã mới nắm chắc được sự việc. Ngay cả việc xây, cất nhà cặp bờ sông cũng phải ngăn chặn từ đầu.

Khi được hỏi vì sao nạn khai thác cát lậu được cho là một trong những nguyên nhân gây sạt lở bờ sông, nhưng vẫn không ngăn chặn được? Thậm chí có dư luận cho rằng nạn "cát tặc" lộng hành có sự tiếp tay của một số đơn vị chức năng? Một lãnh đạo Phòng CSGT cho biết, lâu nay trên địa bàn ông quản lý, lực lượng CSGT đường thủy vẫn làm hết trách nhiệm, nếu phát hiện thì xử lý. Mới đây, đã xử lý 2 trường hợp với mức phạt tiền tỷ, tương đương với trị giá tài sản, phương tiện dùng để hút cát lậu.

Huyện Chợ Lách (Bến Tre) trước đây là một trong những địa bàn thường xảy ra nạn hút cát lậu trên sông Cổ Chiên. Nhưng theo ông Nguyễn Văn Việt (Phó trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện), gần đây, tình trạng này đã giảm. Nguyên nhân là từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng của nước mặn, nhiều khu vực ở miền Tây "khát" nước ngọt, các chủ sà lan chuyển sang chở nước ngọt về bán lại cho nhà vườn, thu nhập cao hơn, công việc dễ dàng hơn.

Theo thống kê, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh An Giang đã xuất hiện 78 điểm sạt lở, với hơn 91,2km bờ sông. Tỉnh Đồng Tháp xuất hiện 52 điểm sạt lở dọc sông Tiền, sông Hậu, tổng chiều dài là 28,5km, diện tích sạt lở là gần 18 héc-ta. Các điểm sạt lở này ảnh hưởng và đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của người dân, gây cản trở giao thông.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn vùng ĐBSCL hiện có 564 điểm sạt lở, với tổng chiều dài là 830km. Trong đó, sạt lở bờ sông là 512 điểm, với tổng chiều dài khoảng 566km, chủ yếu diễn ra dọc theo các sông: Tiền, Hậu, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây và các nhánh chính của hệ thống kênh, rạch. Hậu quả là mỗi năm các tỉnh, thành ở ĐBSCL bị mất từ 300 - 500 héc-ta đất; hàng ngàn hộ dân mất nhà, đất, tài sản...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam HiệpVụ ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ công tác Trưởng Công an Tam Hiệp
23:56:15 13/05/2025
4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã4 người Việt gặp 'nạn' ở Trung Quốc, tro cốt được đón về, người thân gục ngã
16:34:54 13/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
Giám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh ngườiGiám đốc Công an Hà Nội chỉ đạo xác minh thông tin cán bộ công an bị tố đánh người
22:13:10 13/05/2025
Vụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoanVụ thanh niên 'gọi vốn' ở biển Nha Trang: đưa về trụ sở UBND viết cam đoan
13:30:41 13/05/2025
Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?Vụ nhập lòng se điếu Trung Quốc: tiểu thương nước bạn phán 'chưa từng thấy'?
13:32:57 13/05/2025
Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh việnSự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện
23:46:25 14/05/2025
Vụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thươngVụ cháy kho xưởng ở Hà Nội: Thượng tá công an tham gia chữa cháy bị thương
11:15:39 14/05/2025

Tin đang nóng

Gia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếngGia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếng
21:39:36 14/05/2025
"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi
19:47:11 14/05/2025
Lý do khiến gia đình Beckham mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, người đàn ông lịch lãm nhất làng bóng cũng phải suy sụpLý do khiến gia đình Beckham mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, người đàn ông lịch lãm nhất làng bóng cũng phải suy sụp
20:14:04 14/05/2025
HOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộHOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộ
22:15:59 14/05/2025
Đàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thânĐàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thân
22:06:22 14/05/2025
Bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền TrungBắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung
19:55:38 14/05/2025
Toàn cảnh phiên xử Diddy: Các con "ông trùm" đổi thái độ, bạn gái tiết lộ sốcToàn cảnh phiên xử Diddy: Các con "ông trùm" đổi thái độ, bạn gái tiết lộ sốc
20:23:22 14/05/2025
Nữ Hiệu phó trường mầm non ở Huế bị kỷ luật vì quan hệ nam nữ không trong sángNữ Hiệu phó trường mầm non ở Huế bị kỷ luật vì quan hệ nam nữ không trong sáng
21:28:37 14/05/2025

Tin mới nhất

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

Phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng không nguồn gốc xuất xứ

22:18:07 14/05/2025
Cơ quan chức năng ở Sóc Trăng đang điều tra vụ phát hiện gần 8 tấn sữa, thực phẩm chức năng các loại nhưng không có chứng từ, nguồn gốc xuất xứ.
Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

Đường bị xẻ đôi nhiều năm chưa được khắc phục

21:31:26 14/05/2025
Nhiều năm nay, đoạn đường Lê Hồng Phong ở huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai bị sạt lở nghiêm trọng. Sau mỗi đợt mưa, sạt lở ngày càng lan rộng đã nuốt chửng nhiều hoa màu và đe dọa nhà của người dân.
Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong

16:43:59 14/05/2025
Ba học sinh ở xã Thượng Vực (Chương Mỹ, Hà Nội) bị điện giật khi dùng gậy sắt gỡ diều mắc trên đường dây cao thế 35kV. Vụ việc khiến 1 em tử vong, 2 em bị thương nặng.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt truy quét hàng giả

16:32:21 14/05/2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn làm tổ trưởng tổ công tác đặc biệt đợt tấn công cao điểm đấu tranh truy quét hàng giả, hàng nhái.
Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh

15:11:36 14/05/2025
Công ty TNHH Vũ Hoan, nhà thầu từng xây nhiều công trình, trụ sở tại Tây Ninh, là đơn vị trúng thầu xây lắp và đảm bảo giao thông tại đường dẫn cầu vừa xảy ra sự cố sụt lún.
Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

Phát hiện thi thể người đàn ông đang phân hủy bên tảng đá lớn

15:03:18 14/05/2025
Người dân phát hiện một thi thể nam giới đang phân hủy mạnh tại khu vực núi Dinh, phường Tân Hải, TP Phú Mỹ (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

'Siêu âm' mặt đường tìm nguyên nhân sụt lún dự án 1.350 tỷ của Tập đoàn Phúc Sơn

14:55:57 14/05/2025
Cơ quan chuyên môn đang tiến hành kiểm tra, bóc tách lớp nhựa, siêu âm để làm rõ nguyên nhân sụt lún tại vòng xuyến nút giao Ngọc Hội của dự án hơn 1.350 tỷ đồng ở TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa).
Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray

14:49:23 14/05/2025
Một người phụ nữ trong lúc đi tập thể dục buổi sáng đã bị tàu hỏa hất văng khi người này đang đi vượt qua đường ray.
Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

Buộc doanh nghiệp nộp lại 740 triệu đồng do khai thác khoáng sản trái phép

14:32:11 14/05/2025
UBND tỉnh Bình Định vừa xử phạt một doanh nghiệp vì vi phạm trong khai thác khoáng sản và buộc doanh nghiệp này nộp lại số tiền hơn 740 triệu đồng do khai thác vượt ranh giới cấp phép.
Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

Visual cực phẩm: Vợ Bùi Tiến Dũng thả dáng chiếm trọn ống kính giới truyền thông

14:17:59 14/05/2025
Vợ của thủ môn Bùi Tiến Dũng, hiếm khi xuất hiện trên thảm đỏ nhưng mỗi lần xuất hiện, cô luôn thu hút mọi ánh nhìn nhờ vẻ đẹp quyến rũ và gu thời trang tinh tế. Dianka một lần nữa khẳng định phong cách nổi bật và sự tự tin của cô.
Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

Thót tim cảnh người phụ nữ mắc kẹt trong thang máy phòng gym ở TP HCM

14:04:17 14/05/2025
Tới hiện trường, cảnh sát lập tức liên lạc, trấn an, làm công tác tư tưởng cho người phụ nữ mắc kẹt bên trong thang máy.
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì

Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì

11:43:33 14/05/2025
Thấy căn nhà có vợ chồng cùng 2 con nhỏ bốc cháy ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh), hàng xóm hô hoán báo cho gia chủ, đồng thời báo lực lượng chức năng đến dập lửa.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Peru từ chức trước thềm cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

Thủ tướng Peru từ chức trước thềm cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

Thế giới

05:31:44 15/05/2025
Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Peru, khi ông Adrianzen là thủ tướng thứ ba trong chính quyền của Tổng thống Dina Boluarte từ chức trong chưa đầy 3 năm.
Tôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp camera

Tôi thoát khỏi nỗi oan tày trời nhờ mẹ chồng không biết nhà lắp camera

Góc tâm tình

05:04:30 15/05/2025
Nếu không phải nhà có lắp camera và mẹ chồng không hề biết điều đó, tôi chắc chắn đã vướng phải nỗi oan tày trời, không thể xóa bỏ sự nghi ngờ của chồng.
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Sao việt

23:33:53 14/05/2025
Sau thời gian im lặng giữa loạt ồn ào tình cảm, mới đây Lim Feng bất ngờ trở lại mạng xã hội với một tâm thư dài 6 trang, chia sẻ chi tiết về mối quan hệ đã qua với bạn trai cũ.
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Tv show

23:24:35 14/05/2025
Tham gia chương trình Em xinh say hi , Bích Phương từng lo lắng vì lớn tuổi nhất trong dàn nghệ sĩ. Khi đàn chị Tiên Tiên bị nhận xét trái chiều về ngoại hình, Phương Mỹ Chi lập tức phản bác.
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

Phim châu á

23:19:38 14/05/2025
Bộ phim truyền hình cuối tuần của đài SBS The Haunted Palace với sự góp mặt của Yook Sung Jae đã giành vị trí số 1 trên BXH nội dung với tỷ suất người xem kỷ lục.
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

Hậu trường phim

23:17:33 14/05/2025
Bộ phim cổ trang Khom lưng vừa lên sóng đã phải nhận về một số tranh cãi. Nam chính Lưu Vũ Ninh bị chê bai nhan sắc.
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

Phim âu mỹ

22:54:22 14/05/2025
Sau 10 năm chờ đợi, tác phẩm cũng bước lên màn ảnh rộng với tựa phim điện ảnh cùng tên Until Dawn (tựa Việt: Until Dawn - Bí mật kinh hoàng) do đạo diễn tài năng David F. Sandberg thực hiện.
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

Sao châu á

22:42:36 14/05/2025
Được biết đến với vẻ ngoài điển trai cổ điển, V thường được ví như một bông hoa nhờ những đường nét thanh tú và khí chất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Sao âu mỹ

22:22:52 14/05/2025
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian bị trói và chĩa súng vào người khi 5 gã đàn ông đeo mặt nạ cướp số trang sức trị giá khoảng 9 triệu USD vào tháng 10.2016.
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Nhạc quốc tế

22:02:59 14/05/2025
MXH bỗng chốc nở rộ thành vườn cúc khuyết một cánh. Hình ảnh quen thuộc này xuất hiện dày đặc từ các bài chia sẻ của cộng đồng mạng cho đến nhiều fanpage lớn khiến không ít người dùng phải tò mò
Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Người đàn ông nguy kịch, khánh kiệt vì hít phải khí độc và cái kết xúc động

Sức khỏe

21:53:13 14/05/2025
Trong lúc làm sạch hồ thủy sản, người đàn ông hít phải khí độc gây suy hô hấp nặng. Từ chỗ là lao động chính, tai nạn khiến bệnh nhân và gia đình lâm vào khánh kiệt, khi viện phí điều trị rất lớn.