ĐBQH trăn trở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn là vùng trũng về GD-ĐT

Theo dõi VGT trên

Phát biểu thảo luận tại hội trường ngày 31/10, đại biểu Châu Quỳnh Dao (đoàn Kiên Giang) nêu thực trạng, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất có rất nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, nhưng đến nay vẫn là vùng trũng về GD-ĐT.

ĐBQH trăn trở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn là vùng trũng về GD-ĐT - Hình 1

Đại biểu Châu Quỳnh Dao, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang phát biểu ý kiến tại phiên thảo luận

Hôm qua, chúng tôi rất mừng khi nghe Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đã nói đến kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông của vùng Tây Nam Bộ với 3 trục dọc và 4 trục ngang. Chúng tôi lo lắng không biết sắp tới cụ thể là điểm nào và để giúp Bộ Giao thông vận tải biến giấc mơ của người dân đồng bằng sông Cửu Long thành hiện thực kính mong Quốc hội, Chính phủ phân bổ nguồn vốn đầu tư để phát triển hệ thống giao thông là một vấn đề rất cấp thiết.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao

Nhiều khó khăn tồn tại

Theo đại biểu, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Đại biểu dẫn giải: Thứ nhất, đó chính là về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Trong Hội nghị đánh giá thực trạng về giáo dục đồng bằng sông Cửu Long, nhất là ở bậc mầm non và phổ thông, Bộ GD&ĐT nhận định, tỷ lệ số phòng học kiên cố hóa so với bình quân chung của cả nước là thấp nhất.

Để đạt định mức bình quân chung, chúng ta buộc phải đầu tư xây khoảng 3.300 phòng học cho mầm non và tiểu học; sửa chữa, nâng cấp tất cả hơn 8.500 phòng học.

Thứ hai, về ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục cũng còn nhiều bất cập. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT giai đoạn năm 2011-2016, mức chi cho giáo dục mầm non là 14,9%, cho THPT là 15,3%, THCS là 27% và tiểu học là 42,8%. Như vậy, nhìn vào tỉ lệ này, chúng ta thấy sự phân bố mất cân đối giữa các cấp học và đáng chú ý là đầu tư cho mầm non và THPT với mức thấp, thậm chí là thấp so với mặt bằng chung của cả nước.

“Về ngân sách trung ương hỗ trợ cho phát triển giáo dục vùng này qua những chương trình dự án cũng thấp so với các vùng khác. Vì sao như vậy?” – đại biểu Châu Quỳnh Dao đặt câu hỏi, đồng thời cho biết: Bởi vì chủ trương của chúng ta là đầu tư nguồn lực cho các ngành mũi nhọn.

Ví dụ như: 3 chương trình mục tiêu: Thứ nhất là phát triển kinh tế – thủy sản bền vững. Thứ hai là đầu tư mạng lưới điện cho nông thôn, miền núi, hải đảo. Thứ ba là biến đổi khí hậu.

ĐBQH trăn trở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn là vùng trũng về GD-ĐT - Hình 2

Học sinh tiểu học xã Bình Phục Nhứt (huyện Chợ Gạo) đến trường. Ảnh: Hữu Chí/baoapbac.vn

Một điểm khó khăn nữa là đội ngũ nhà giáo. Đây là yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công trong công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Video đang HOT

Thế nhưng hiện nay, chúng ta vẫn chưa đáp ứng cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng. Cụ thể là mặc dù chúng ta đã có rất nhiều nỗ lực về vấn đề thừa, thiếu giáo viên cục bộ nhưng vẫn chưa thỏa đáng.

Tình trạng này cũng bắt nguồn từ một số nguyên nhân, đó là chúng ta dùng điểm lẻ, cơ cấu lại trường lớp, tăng dân số cơ học, do chúng ta thực hiện chủ trương phổ cập giáo dục mầm non đối với trẻ 5 tuổi, dẫn đến việc huy động trẻ em ra lớp tăng đột biến, với tốc độ rất nhanh và đặc biệt là thực hiện chủ trương tinh giản biên chế nhưng chưa chú ý đặc thù và thực hiện một cách cứng nhắc.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao cho rằng, phần đông người dân Đồng bằng sông Cửu Long có mức sống rất thấp; trong khi đó chi phí cho học tập lại không nhỏ, cộng thêm tác động sinh viên ra trường chưa có việc làm, nên tác động mạnh đến nhận thức và tâm lý, chưa thực sự quan tâm đầu tư cho con trẻ của mình học hành đến nơi đến chốn, dẫn đến tỷ lệ học sinh bỏ học chiếm 55,1% so với số lượng học sinh cả nước.

Đây chính là những rào cản ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng mà cả nước nói chung.

Đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long là hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, là giao thông cách trở, dân cư phân tán. Có những điểm trường lẻ cách điểm trường chính đến 20 cây số.

“Cho nên chúng tôi rất mong Quốc hội và Chính phủ sớm ban hành cơ chế đặc thù riêng để giúp cho giáo dục ở đồng bằng sông Cửu Long phát triển.

Chúng tôi hiểu chủ trương xóa điểm lẻ, một chủ trương hoàn toàn đúng đắn để tránh việc đầu tư dàn trải, lãng phí nhưng chỉ thuận tiện khi giao thông nơi đó thuận lợi.

Cho nên kiến nghị Quốc hội quan tâm đầu tư phát triển hệ thống giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long” – đại biểu Châu Quỳnh Dao nói.

ĐBQH trăn trở Đồng bằng Sông Cửu Long vẫn còn là vùng trũng về GD-ĐT - Hình 3

Do địa hình sông nước, kênh rạch, đi lại không thuận lợi nên ĐBSCL còn là khu vực có số điểm trường nhiều nhất cả nước và là khu vực duy nhất có điểm trường ở cấp THPT. Ảnh/internet

Đảm bảo nơi đâu có người học là nơi đó có người dạy

Liên quan đến vấn đề tinh giản biên chế, đại biểu Châu Quỳnh Dao kiến nghị: Cần thực hiện vấn đề này theo đúng tinh thần của nghị quyết, đảm bảo tinh gọn nhưng phải hiệu lực, hiệu quả. Chúng ta không thể nào cắt giảm một cách cơ học, bởi vì sẽ ảnh hưởng đến nguyên tắc “Đảm bảo nơi đâu có người học là nơi đó có người dạy”.

Việc thẩm định cũng như bổ sung số lượng người làm việc trong ngành giáo dục, đảm bảo đến tính đặc thù của vùng miền, thành thị, nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn; đại biểu kiến nghị Bộ Nội vụ phối hợp chặt chẽ với Bộ GD&ĐT trong việc thống nhất lại quy định về tỷ lệ học sinh trên lớp nên theo ngưỡng tối đa đối với vùng thuận lợi và ngưỡng tối thiểu đối với những vùng khó khăn vừa nêu.

Bởi vì nếu chúng ta áp dụng theo quy định tỷ lệ học sinh trên lớp theo quy định hiện hành sẽ rất khó khăn cho những đơn vị trường học trên địa bàn như: nông thôn, vùng biên giới, hải đảo, vùng bãi ngang ven biển, vùng đặc biệt khó khăn v.v…

“Chính phủ tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác truyền thông về giáo dục, không phải nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục chỉ là trách nhiệm riêng của Bộ GD&ĐT, mà đó là trách nhiệm của toàn ngành và để mỗi gia đình hiểu rằng, học tập không chỉ để biết chữ mà quan trọng là để lập nghiệp, để cống hiến và để thực hiện khát vọng đổi đời khi mà thế hệ trước chúng ta chưa làm được” - đại biểu Châu Quỳnh Dao.

Sỹ Quế

Theo GDTĐ

Nơi các chỉ tiêu giáo dục đều thấp nhất cả nước

Chi ngân sách cho giáo dục thấp nhất, giáo viên thiếu nhiều nhất, số phòng học kiên cố ít nhất, tỷ lệ học 2 buổi/ngày thấp nhất, tỷ lệ huy động trẻ đến trường 'khiêm tốn' nhất... là những chỉ tiêu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Nơi các chỉ tiêu giáo dục đều thấp nhất cả nước - Hình 1

Học sinh ở Cần Thơ đi học bằng xuồng - MINH THU

Thiếu giáo viên, thiếu phòng học

Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất trường học, Bộ GD-ĐT, cho biết: các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 2.029 trường mầm non, 3.101 trường tiểu học, 1.407 trường THCS, 377 trường THPT.

Vùng ĐBSCL có 231.147 cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên (GV), nhân viên, trong đó số cán bộ quản lý giáo dục là 15.435, chiếm 15,61% so với cả nước; GV là 182.439, chiếm 16,98%; nhân viên 33.273, chiếm 14,95%. Theo định mức năm học 2018 - 2019, ĐBSCL còn thiếu 11.637 GV mầm non, 2.583 GV tiểu học, 2.157 GV THCS, 401 giáo viên THPT...

ĐBSCL có tỷ lệ phòng học/lớp học, tỷ lệ phòng học kiên cố hóa bình quân thấp nhất cả nước.

Cũng theo ông Hùng Anh, để ĐBSCL có điều kiện về phòng học và thiết bị dạy học ngang bằng cả nước, cần đầu tư bổ sung hàng chục ngàn phòng học. Trong đó mầm non là 2.400 phòng, cải tạo, nâng cấp 2.100 phòng. Ở bậc tiểu học, cần đầu tư mới khoảng 900 phòng, cải tạo, nâng cấp khoảng 4.300 phòng. Bậc THCS cần đầu tư cải tạo, nâng cấp khoảng 1.857 phòng. Bậc THPT cần khoảng 223 phòng học. Đó là chưa nói tới số phòng học bộ môn cần đầu tư mới và đầu tư trang thiết bị dạy học.

Thấp hơn mức trung bình của cả nước

Tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp thấp nhất so với các vùng và thấp hơn tỷ lệ trung bình của cả nước. Tỷ lệ trẻ nhà trẻ và trẻ mẫu giáo ăn bán trú chỉ 68,4%, thấp hơn trung bình toàn quốc 22,9% (toàn quốc là 91,3%).

Số học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày cũng thấp nhất so với các vùng và thấp hơn trung bình của toàn quốc khi chỉ đạt 63,45%, trong khi cả nước con số này là hơn 80%. Chưa có tỉnh nào trong khu vực đạt chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi cấp độ 3.

"Không thể giải quyết những vấn đề của giáo dục bằng những chủ trương chung chung mà cần tính đến đặc thù của từng địa phương, để mỗi địa phương chủ động vươn lên chứ không phải nhìn nhau để phát triển"

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ

Theo Bộ GD-ĐT, số liệu tổng hợp của Kho bạc Nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2016, chi ngân sách địa phương (tính cả phần ngân sách T.Ư hỗ trợ các địa phương nhưng được quyết toán tại địa phương) cho giáo dục mầm non, phổ thông của cả nước khoảng hơn 155.000 tỉ đồng, trong đó tổng chi ngân sách địa phương trung bình/năm (2011 - 2016) cho giáo dục mầm non, phổ thông của các tỉnh ĐBSCL khoảng 24.603,1 tỉ đồng. Như vậy, tổng chi ngân sách địa phương cho giáo dục mầm non, phổ thông của các tỉnh ĐBSCL chiếm 15,9% tổng chi của cả nước, trong khi đó tổng số học sinh của ĐBSCL chiếm 17,5% tổng số học sinh cả nước.

Mức chi ngân sách địa phương trung bình cho một học sinh mầm non, phổ thông của ĐBSCL thấp hơn bình quân chung của cả nước là 11,9% (trong đó thấp hơn bình quân chung của cả nước về chi đầu tư là 8,6%, chi thường xuyên 12,5%). Phân bổ chi ngân sách địa phương cho các cấp học cũng chưa hợp lý.

Không chỉ nguồn ngân sách địa phương chi cho giáo dục thấp, nguồn vốn T.Ư hỗ trợ các địa phương khu vực ĐBSCL thông qua các chương trình, đề án nói chung, cũng chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số vốn T.Ư hỗ trợ các địa phương - thấp nhất so với các vùng trong cả nước do chính sách hỗ trợ tập trung cho các địa bàn đặc biệt khó khăn, vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số mà các tỉnh ĐBSCL có ít đối tượng thụ hưởng so với các vùng khó khăn khác.

Giải pháp cần tính đến đặc thù của từng địa phương

Đại diện 13 địa phương khu vực ĐBSCL đã đề xuất với Bộ GD-ĐT xem xét có cơ chế chính sách đặc thù cho giáo dục ĐBSCL giống như Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, bởi đây là vùng sông nước điều kiện đi lại khó khăn, tác động rất lớn đến chất lượng giáo dục.

Đại diện các địa phương cũng chỉ ra những bất hợp lý về chủ trương tinh giản 10% biên chế đối với viên chức giáo dục. Hiện nay, theo thống kê các tỉnh ĐBSCL đang thiếu gần 17.000 GV mầm non, phổ thông, trong đó GV mầm non thiếu khoảng 11.600 người. Nếu thực hiện tinh giản một cách cơ học sẽ dẫn tới không đảm bảo số lượng và chất lượng GV các bậc học. Làm sao phải đảm bảo nơi nào có học trò, nơi đó có GV.

Đối với việc rà soát, sắp xếp các điểm trường khu vực ĐBSCL, đại diện tỉnh Long An đề xuất, khi sắp xếp các trường thì cần gắn liền với phát triển nông thôn mới. Vì đặc thù vùng ĐBCSL là sông ngòi chằng chịt, nếu hạ tầng giao thông phát triển sẽ hạn chế được các điểm trường lẻ.

Theo tinh thần Nghị quyết 19 và Nghị quyết 37 của Chính phủ, để đạt được mục tiêu đặt ra đến năm 2025 giáo dục của các tỉnh ĐBSCL tối thiểu phát triển ngang bằng với bình quân chung của cả nước, các tỉnh trong khu vực cần khẩn trương rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông.

Trong một hội nghị với ngành GD-ĐT khu vực ĐBSCL tổ chức tại Cần Thơ, ông Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết hiện nay Bộ đang xây dựng bộ chỉ số đánh giá giáo dục các địa phương, qua đó nhìn nhận chất lượng giáo dục của từng địa phương, từng vùng, để biết đâu là vùng trũng và trách nhiệm đến đâu của từng bộ, ngành, địa phương. "Không thể giải quyết những vấn đề của giáo dục bằng những chủ trương chung chung mà cần tính đến đặc thù của từng địa phương, để mỗi địa phương chủ động vươn lên chứ không phải nhìn nhau để phát triển", ông Nhạ khẳng định.

Ông Nhạ cũng khẳng định nếu chương trình kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện cần cho phép các tỉnh ĐBSCL tham gia với các tiêu chí, điều kiện như các vùng Tây Bắc, Tây nguyên và Tây Nam bộ, nhằm giúp các tỉnh trong vùng xóa bỏ các phòng học tạm, tranh tre nứa lá, từng bước tháo gỡ khó khăn về cơ sở vật chất trường học cho toàn vùng.

Số học sinh bỏ học chiếm hơn 55% của cả nước

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, số học sinh tiểu học của riêng vùng ĐBSCL bỏ học chiếm tới hơn 55% của cả nước. Lý do chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như: Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, nhiều học sinh bỏ học để mưu sinh hoặc do dân cư sinh sống theo tập quán, thời vụ không ổn định, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng sông nước, vùng dân tộc ít người, dẫn đến khi di chuyển cùng gia đình, các em rời khỏi nhà trường và không quay lại trường.

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tài xế trần tình vụ bé gái 5 tuổi tử vong khi vừa xuống xe đưa đón
22:03:17 19/11/2024
Lớp học vắng 5 học sinh sau buổi chiều tắm sông định mệnh
17:52:15 19/11/2024
Vụ 5 học sinh mất tích tại bãi sông Hồng ở Phú Thọ: Tìm thấy thi thể nữ
07:59:30 19/11/2024
Băng qua đường khi vừa xuống xe đưa đón, bé 5 tuổi bị xe tải tông tử vong
20:59:09 19/11/2024
Phát hiện ba thi thể nghi là nạn nhân vụ 5 học sinh đuối nước ở Phú Thọ
09:16:39 20/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Huy động tối đa lực lượng tìm kiếm
11:16:44 19/11/2024
Xác định nguyên nhân bệnh nhi 7 tuổi tử vong ở Thanh Hóa
08:06:09 19/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
"Ra trường, thi đỗ viên chức, về quê làm việc" thầy giáo điển trai cao 1m85 ở Quảng Ninh bỗng trở nên nổi tiếng
19:27:12 20/11/2024

Tin mới nhất

Tốp học sinh đầu trần đi mô tô, cầm cờ 'diễu phố' gây bức xúc

20:06:00 20/11/2024
Nhóm này đi từ 5 - 6 xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave, Honda Vision... có xe chở ba người, xe đi 2 người, tất cả đều không đội mũ bảo hiểm , anh M.H.M. cho biết.

Quảng Bình: Bắt cá thể voọc đi lạc quậy phá dân cư

19:17:07 20/11/2024
Theo lãnh đạo chính quyền thị trấn Phong Nha, việc bắt cá thể voọc Hà Tĩnh nói trên để tránh tâm lý hoang mang, lo sợ và sự an toàn của người dân, du khách cũng như bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm được người dân địa phương đánh giá ca...

Xe tải lao vào sạp rau, may mắn 1 người bị thương nhẹ

13:01:41 20/11/2024
Vụ tai nạn giao thông xảy ra trên TL10 (tỉnh Long An) khi xe tải va vào taxi công nghệ, rồi lao vào sạp bán rau, làm 1 người bị thương nhẹ.

Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc

12:28:22 20/11/2024
Theo lãnh đạo UBND xã Ea Knuếc, người dân trong vùng vẫn làm thịt cóc để chế biến món ăn. Tuy nhiên nếu không biết sơ chế, ăn nội tạng, trứng cóc hoặc da cóc thì có thể bị ngộ độc.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Sự cố thủng thân đập hồ chứa Ia Ring, Gia Lai: Khẩn trương xác minh thiệt hại

11:18:37 19/11/2024
Đồng thời, khẩn trương đánh giá nguyên nhân, hiện trạng toàn bộ công trình của hồ chứa Ia Ring để xây dựng phương án khắc phục toàn diện, đảm bảo an toàn trong thời điểm cao điểm mùa mưa, bão.

Hà Nội: Đã dập tắt vụ cháy nhà kho trong đêm

11:13:32 19/11/2024
Sau đó, lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy vẫn tiếp tục phun nước làm mát và túc trực để phòng lửa bùng phát trở lại. Đến khoảng 5 giờ ngày 19/11, lực lượng chức năng đã rời hiện trường.

Quảng Bình: Tắm biển Nhật Lệ, một nữ du khách đuối nước tử vong

22:32:06 18/11/2024
Ngày 18.11, thông tin từ Đồn biên phòng Nhật Lệ, Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến 1 phụ nữ tử vong.

Cá sấu gần 100 kg mắc cạn ven biển Bạc Liêu

22:15:26 18/11/2024
Chiều 18.11, ông Phan Minh Kha, Bí thư Đảng ủy P.Nhà Mát, TP.Bạc Liêu (Bạc Liêu) cho biết, trong lúc đi bắt ốc ở bãi bồi ven biển, người dân phát hiện con cá sấu khủng bị mắc cạn.

Phú Thọ: Đi tắm sông, 5 học sinh bị mất tích

19:39:21 18/11/2024
Lực lượng chức năng đang tập trung lực lượng tìm kiếm 5 học sinh bị mất tích nghi do đuối nước tại xã Hiền Quan, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển

18:59:21 18/11/2024
Khu vực Bắc Biển Đông có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 9-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3,0-5,0m, vùng gần tâm bão 5,0-7,0m; biển động dữ dội.

Bão số 9 mạnh cấp 11, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 550km

18:57:05 18/11/2024
Chiều ngày 18/11/2024 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Công điện số 8736/CĐ-BNN-ĐĐ gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận chủ động ứng phó bão số 9.

Có thể bạn quan tâm

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .

BLACKPINK bị hạ bệ

Nhạc quốc tế

21:24:07 20/11/2024
Nhìn vào chuỗi kỷ lục của BTS, không thể phủ nhận nhóm chính là nhân tố đưa Kpop tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng - BLACKPINK cũng không hề kém cạnh.

Máy bay Nga chở hổ, gấu - quà đặc biệt từ Tổng thống Putin gửi Triều Tiên

Thế giới

21:12:19 20/11/2024
Đáng chú ý, Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga còn đăng video với cảnh các chuồng chứa những con vật này được dỡ xuống khỏi máy bay của chính phủ và video khác về con sư tử trong "nhà mới" của nó tại Vườn thú Bình Nhưỡng .

Bùi Công Nam gặp gỡ khán giả ở Hàn Quốc

Tv show

21:03:13 20/11/2024
Nam ca sĩ cùng với Hoàng Dũng, Lâm Bảo Ngọc, Min và Anh Tú đã có buổi trình diễn đặc biệt trong chương trình âm nhạc mới.

1 cặp đôi như "xé truyện" ngôn tình bước ra, phóng to bức ảnh tất cả bị sốc vì sự thật phũ phàng

Netizen

20:56:28 20/11/2024
100 người thì 99 người chắc chắn bị đánh lừa trước cảnh tượng này , một netizen chia sẻ. Mới đây trên mạng xã hội xôn xao câu chuyện dở khóc dở cười về sự thật một tấm hình nhìn vậy mà không phải vậy .

Minh Hằng: Tôi và Tóc Tiên có những cuộc chiến trên bài hát chứ không phải đố kỵ

Sao việt

20:37:55 20/11/2024
Minh Hằng chia sẻ về việc bị so sánh với Tóc Tiên, cân bằng giữa hai vai trò là một người mẹ và một người nghệ sĩ khi tham gia Chị Đẹp Đạp Gió.

Tử hình đối tượng mang 25kg ma túy bơi qua sông biên giới về Long An

Pháp luật

20:01:04 20/11/2024
Đối tượng Trần Văn Mển vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới ở Long An với khối lượng 25kg vừa bị toà tuyên phạt tử hình.

Độc đạo - Tập cuối: Kết đẹp dành cho Hồng và Diễm

Phim việt

19:48:48 20/11/2024
Trải qua muôn vàn thử thách của số phận, Hồng và Diễm thực sự hiểu nhau, thấu hiểu từng nỗi đau của đối phương mà từ đó cũng dành tình yêu cho nửa kia.

Rời Trung Quốc, Oscar sẽ đối đầu Messi?

Sao thể thao

19:35:08 20/11/2024
LA Times đưa tin ban lãnh đạo LAFC muốn biến Oscar trở thành một trong những ngôi sao hưởng lương cao nhất tại giải Nhà nghề Mỹ (MLS) ở mùa giải 2025.

Đối phó với da sần vỏ cam

Làm đẹp

19:14:27 20/11/2024
Hút thuốc, sử dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nói chung và làn da nói riêng. Chính vì vậy, hãy từ bỏ những thói quen xấu để duy trì làn da khỏe đẹp, ngăn ngừa lão hóa sớm.

Không nhận ra Công chúa Disney một thời: Tái xuất như nữ thần, tạm biệt hình ảnh nghiện ngập bệ rạc ngày nào!

Sao âu mỹ

17:57:34 20/11/2024
Xuất hiện tại sự kiện, ngôi sao sinh năm 1986 diện váy đen xuyên thấu gợi cảm. Cô để mái tóc vàng dài rực rỡ và trang điểm tươi tắn, dự sự kiện với nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi.