ĐBQH: ‘Tôi mua thuốc lá để chứng minh, không phải tiếp tay buôn lậu’
“Tôi mua thuốc lá và mang đến để chứng minh cho Quốc hội thấy vấn đề đại biểu phát biểu chứ không phải tiếp tay cho buôn lậu, bởi vì số lượng mua không đáng kể”, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Sỹ Cương nói khi trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội chiều muộn 31.10.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương đưa túi đựng thuốc lá ra trước Quốc hội. (Ảnh: Quốc hội)
Sáng nay (31.10) trong phần phát biểu trước Quốc hội, lý do vì sao ông lại đưa túi đựng một số loại thuốc lá ra, thưa ông?
- Bởi vì đã có những lần tôi đưa ra chất vấn ở Quốc hội thì có người lại hỏi nói vậy nhưng bằng chứng đâu? Nếu tôi không đi thực tế, có trải nghiệm thực tế để mua sản phẩm mà mình phản ánh thì người ta sẽ bắt bẻ, vặn lại. Cán bộ ở các địa phương cũng phản ứng về các ý kiến phát biểu của tôi, thanh minh cho rằng, không có thực tế như thế.
Đưa túi thuốc lá mà tôi mua được ra trước Quốc hội khi phát biểu sáng nay, ý tôi muốn nói ở đây là thực tế đã được đại biểu phát hiện trong quá trình đi trải nghiệm ở địa phương.
Số lượng thuốc lá ông mua có nhiều không, thưa ông?
- Số lượng bán tại những điểm tôi đến thì rất nhiều, nhưng tôi mua mỗi thứ một bao hoặc một, hai tút để minh chứng cho việc có thể mua được tất cả các loại thuốc lá nhập lậu và mua một cách dễ dàng.
Video đang HOT
Ông có hút thuốc không?
- Tôi không hút, tôi bỏ thuốc lá lâu rồi.
Có ý kiến đặt vấn đề việc ông đi mua thuốc lá nhập lậu như vậy cũng là tiếp tay cho buôn lậu, ông nghĩ sao và tại sao ông lại nghĩ vậy?
- Tôi nghĩ đó là suy nghĩ và cách đặt vấn đề muốn làm giảm uy tín của ĐBQH. Bởi vì tôi hay ai cũng có thể mua được. Tôi muốn chứng minh việc tôi đi mua là thực tế. Tôi mua và mang đến để chứng minh cho Quốc hội thấy vấn đề mình phát biểu chứ không phải tiếp tay cho buôn lậu, bởi vì số lượng mua không đáng kể.
Sau đó, có một số ý kiến ĐBQH của địa phương nói lại vấn đề ông đưa ra, ông thấy sao?
- Tôi nghĩ các địa phương muốn bảo vệ danh dự, uy tín của địa phương. Đó là điều bình thường, nhưng cái chính là các địa phương không nhận ra được thiếu sót, buông lỏng trong quản lý.
ĐB Nguyễn Sỹ Cương cho biết qua chuyến đi thực tế thấy một số điều như sau:Thứ nhất, vận chuyển thuốc lá lậu khá công khai vào những thời điểm nhất định trong ngày như ở Châu Đốc (An Giang), xe máy chở thuốc lá lậu chở thành từng tốp, từ 1-4h sáng. Sáng hôm sau, sau khi đi khảo sát ở chợ Châu Đốc, anh em nói với tôi phải qua Long An trước 13h. Chúng tôi đã phải trì hoãn ăn trưa để 12h30 có mặt ở đoạn đường quốc lộ 62, cách cửa khẩu Bình Hiệp khoảng vài trăm mét đến thị trấn Kiến Tường, đoạn đường này chỉ khoảng 3km. Có đại biểu thắc mắc tại sao phải đến địa điểm đó vào thời điểm trên, thì theo tiết lộ, đó là khung giờ mà bọn buôn lậu đã mua được. Quả nhiên, sau khi đến đó được vài phút, xe máy chở buôn lậu chạy rầm rầm, chạy qua với tốc độ kinh hoàng dù phát hiện thấy chúng tôi chụp ảnh và quay phim.Thứ hai, thuốc lậu bán công khai ở khắp mọi nơi, ở các chợ như chợ Châu Đốc (An Giang), chợ Kiến Tường ở thị trấn Kiến Tường, chợ Tuyên Đốc ở thị trấn Thạnh Hóa (Long An), cho đến chợ Học Lạc nổi tiếng ở TP.HCM. Có trưng bày hay không trưng bày, nhưng muốn mua thuốc lá gì cũng có. Đây là toàn bộ số thuốc lá mà tôi đã mua được trong chuyến đi thực tế tại các tỉnh phía Nam.Thứ ba, trong gần 3 ngày đi thực tế, tôi chỉ mong một lần gặp được các lực lượng chức năng đi kiểm tra, kiểm soát, nhưng tuyệt nhiên không gặp bất cứ lực lượng nào. Tôi không phủ nhận kết quả cũng như những cố gắng mà lực lượng chống buôn lậu thực hiện trong thời gian qua. Nhưng tôi muốn nói lên một thực tế của chuyến đi rằng, nếu như không tăng cường và chống tiêu cực thì buôn lậu còn gia tăng, nhất là trong những dịp từ bây giờ đến Tết âm lịch.Bên cạnh việc tăng cường công tác chống buôn lậu thì những giải pháp khác cũng cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng. Chúng ta cứ đề nghị tăng thuế vì cho rằng thuốc lá của Việt Nam rẻ. Việc tăng thuế theo lộ trình, tôi cho là cần thiết, nhưng hiện tại, thuốc lá sản xuất trong nước, loại rẻ nhất cũng khoảng 10.000 đồng/bao, trong khi đó thuốc lá lậu nhiều loại mà tôi mua ở trong túi này có 4.000 đồng/bao. Vậy, việc tăng giá thuốc lá nhằm tăng giá trị thuốc lá vô tình lại kích cầu cho buôn lậu. Trong khi công tác chống buôn lậu chưa mang lại nhiều kết quả.Đề nghị về việc tiêu thụ trong nước và tái xuất thuốc lá lậu, xin thưa rằng không biết việc bán tiêu thụ trong nước thu về cho ngân sách được bao nhiêu, nhưng cơ hội để hợp pháp hóa thuốc lá lậu mang lại tác hại vô cùng to lớn. Còn tái xuất thì có khi chưa đến biên giới đã quay trở lại Việt Nam, bởi vì rất nhiều loại thuốc lá chỉ sản xuất để thẩm lậu vào thị trường và tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ hãy sáng suốt khi quyết định những giải pháp nói trên.(Trích phát biểu của ĐB Nguyễn Sỹ Cương tại phiên thảo luận Quốc hội ngày 31.10)
Theo Danviet
Chống thuốc lá lậu: Có nên lại thí điểm tái xuất lần 2?
Trong những cuộc họp bàn về chống buôn thuốc lá lậu, có địa phương vừa qua đưa ra đề xuất cho phép tái xuất thuốc lá lậu bị tịch thu. Liệu đây có phải là giải pháp phù hợp?
Trước đây không lâu, việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đã từng được thực hiện theo Quyết định số 1112/QĐ-TTg ngày 21/8/2012. Sau 2 năm thực hiện thí điểm, phương án này cho thấy nhiều bất cập trong cả khâu kiểm soát và thực hiện.
Theo báo cáo của Hiệp hội thuốc lá Việt Nam, thuốc lá lậu ở nước ta chủ yếu là JET, HERO (hiện chiếm trên 80%). Hai nhãn này trên thực tế chỉ được tiêu thụ tại Việt Nam và chỉ được người hút Việt nam biết đến.
Các nhãn thuốc lá lậu bị bắt giữ đều không in cảnh báo sức khỏe, không in nơi sản xuất, không in thời gian sản xuất và không có giấy xác nhận chất lượng nên không đủ tiêu chuẩn, không phù hợp với qui định của bất cứ quốc gia nào để nhập khẩu.
(Cụ thể, các nước trong khu vực và trên thế giới đều có qui định về ghi nhãn và diện tích in cảnh báo sức khỏe đối với các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ nội địa. Ví dụ: Campuchia cảnh báo chiếm 30% mặt trước và sau, Indonessia là 40%, Lào 30%, Malaysia 50% mặt trước và 60% mặt sau, Philippnes và Singapore 50% mặt trước và sau, các nước Úc, châu Âu thậm chí còn qui định bao bì trơn...).
Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tái thẩm lậu thuốc lá đã được đưa đi tái xuất trở lại thị trường trong nước. Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm thuốc lá tái xuất đều không được tái xuất sang các nước có ghi trong hợp đồng. Như vậy việc tái xuất vừa không đạt hiệu quả kinh tế vừa không đạt được mục tiêu của việc tái xuất.
Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) đã quy định rõ các quốc gia thành viên (trong đó có Việt Nam) phải đảm bảo rằng thuốc lá nhập lậu bị tịch thu được tiêu hủy".
Ngày 22/9/2016, Bộ Tư Pháp đã gửi ý kiến tới Văn phòng Chính phủ về công tác chống buôn lậu thuốc lá, trong đó khẳng định việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu là chưa phù hợp với yêu cầu của Công ước khung về phòng, chống tác hại thuốc lá mà Việt Nam đã tham gia ký kết. Ngoài ra, việc tái xuất thuốc lá nhập lậu bị tịch thu đòi hỏi phải có số lượng lớn, trong khi có những trường hợp tịch thu thuốc lá nhập lậu với lượng ít, trường hợp này phải cần có nơi cất và bảo quản thuốc lá để đợi khi có đủ số lượng mới thực hiện tái xuất, vậy sẽ phát sinh thêm các chi phí khác để cất giữ và bảo quan thuốc lá nhập lậu bị tịch thu.
Tương tự, Bộ Y tế cũng có chung quan điểm sẽ nảy sinh các bất cập khi thực hiện tái xuất thuốc lá nhập lậu, cụ thể: lượng thuốc lá bị bắt giữ có nhiều loại sản phẩm thấp cấp, giá thành rẻ, số tiền thu được do tái xuất thấp hơn số tiền hỗ trợ tiêu huỷ. Tại nhiều địa phương, do không có kho bảo quản nên sản phẩm dễ hư hỏng, các đơn vị thu gom không tiến hành thu mua hoặc mua số lượng rất ít so với số bắt được. Việc thu gom, vận chuyển tập kết tại kho chờ tái xuất cũng không có cơ quan quản lý, giám sát chặt chẽ nên dễ xảy ra vi phạm.
Mặt khác để bảo quản các sản phẩm sau khi tái xuất không quay trở lại Việt Nam, việc tái xuất phải được thực hiện bằng đường biển và phải xuất đến các quốc gia không có đường biên giới với Việt Nam. Thực tế rất ít các công ty thu mua đáp ứng được quy định này.
Bên cạnh đó, việc tìm được thị trường tái xuất cũng là vấn đề khó khăn bởi sản phẩm thuốc lá muốn được nhập khẩu chính thức vào các nước phải đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật đối với sản phẩm thuốc lá của nước nhập khẩu. Đây là những nguyên nhân dẫn đến việc tái thẩm lậu thuốc lá đã được đưa đi tái xuất trở lại thị trường trong nước.
"Theo số liệu của Bộ Công Thương, hầu hết các sản phẩm thuốc lá tái xuất đều không được tái xuất sang các nước có ghi trong hợp đồng. Như vậy việc tái xuất vừa không đạt được hiệu quả kinh tế vừa không đạt được mục tiêu của việc tái xuất và đa số các tỉnh trọng điểm về buôn lậu thuốc lá theo báo cáo số 18/BC-BCĐ 389 ngày 8/8/2016 ủng hộ việc tiếp tục thực hiện tiêu hủy thuốc lá", văn bản nêu rõ.
Một điểm cần lưu ý là, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tham gia Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá (FCTC) của Tổ chức Y tế Thế giới. Hiện trên thế giới không có bất kỳ quốc gia nào là thành viên của FCTC lại cho phép tái xuất thuốc lá lậu.
Bởi FCTC đã quy định rõ các quốc gia thành viên phải "tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị sản xuất, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá nhập lậu và các sản phẩm thuốc lá khác bị tịch thu được tiêu hủy".
PV
Theo Dantri
"Không gì có thể bù đắp nỗi đau mất con" Nắm chặt tay Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, bà Võ Thị Nơ (80 tuổi), mẹ anh Nguyễn Kim Danh, cán bộ quản lý thị trường bị buôn lậu đánh chết khi làm nhiệm vụ, khóc nức nở: "Không gì có thể bù đắp nỗi mất con, Bộ trưởng ơi...". Sáng 20/9, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cùng...