ĐBQH: Thanh tra mà báo trước, doanh nghiệp sẽ lấy ‘vở sạch chữ đẹp’ ra đón tiếp
Đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) cho rằng phải thanh tra đột xuất mới phát hiện được vi phạm.
“Tại sao trong tất cả báo cáo thanh tra, tỷ lệ phát hiện vi phạm rất thấp? Chính vì thanh tra theo kế hoạch. Thanh tra theo kế hoạch lại còn báo trước, người ta chuẩn bị hết “vở sạch chữ đẹp” để đón tiếp đoàn thanh tra”, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan phát biểu trong phiên thảo luận về dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XV.
Đây là ý kiến tranh luận đối với quan điểm của Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình) – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đại biểu Phan Đức Hiếu cho rằng việc báo trước cho các đối tượng trong hoạt động thanh tra có tác dụng rất lớn. Báo trước mục tiêu thanh tra về phạm vi, nội dung thanh tra giúp các doanh nghiệp tuân thủ luật pháp tốt hơn trước khi cơ quan chức năng thực hiện việc thanh tra.
Đại biểu Phan Đức Hiếu (Thái Bình)
Quan điểm này của đại biểu đoàn Thái Bình xuất phát từ thực trạng nhiều doanh nghiệp than phiền việc phải trả nhiều khoản chi phí không chính thức, phải tiếp đón đoàn thanh tra nhiều hơn 3 lần trong một năm và gặp nhiều phiền hà từ hoạt động thanh tra. Ngoài ra, việc lạm dụng thanh tra không báo trước cũng có thể làm phát sinh những tiêu cực từ đội ngũ thanh tra.
Tuy nhiên, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan có quan điểm ngược lại. Đại biểu của đoàn TP.HCM, hiện đang giữ chức vụ Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM cho rằng nhận định của Đại biểu Phan Đức Hiếu không phù hợp trong nhiều lĩnh vực tồn tại nhiều sai phạm.
Theo bà Phong Lan, việc thanh tra đột xuất vẫn rất cần thiết. Đội ngũ thanh tra phải tích cực nắm bắt thông tin từ quần chúng, báo chí và thực hiện thanh tra bất ngờ mới thực sự nắm được tình hình thực tế.
Video đang HOT
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM)
“Chúng ta cứ sợ đội ngũ thanh tra lạm quyền, lợi dụng chức vụ, tiêu cực nên vô hình trung kéo tay, kéo chân thanh tra lại. Mục tiêu là làm sao để cho hiệu lực thanh tra tốt nhất mà chỉ trông cậy vào thanh tra theo kế hoạch, lại báo trước thì không thể hoàn thành nhiệm vụ”, PGS.TS Phạm Khánh Phong Lan nói.
“Sợ tiêu cực thì phải có cơ chế giám sát từ cơ quan chức năng, đào tạo bồi dưỡng, xử lý sai phạm chứ không phải chọn cách dễ nhất là đến hẹn lại lên, báo trước cho doanh nghiệp là ngày đó giờ đó tôi đến. Lúc đó mà doanh nghiệp còn vi phạm thì chẳng biết nói sao nữa”.
Đại biểu Quốc hội lý giải lý do giá xăng dầu Malaysia thấp hơn Việt Nam
Theo đại biểu Quốc hội, hiện nay, tại các nước có khai thác dầu mỏ, có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho việc khai thác dầu khí.
Cụ thể, Malaysia có rất nhiều chính sách hỗ trợ nên giá xăng dầu của Malaysia hiện nay rất thấp so với giá tại Việt Nam.
Người dân phải được hưởng những quyền lợi trong việc khai thác dầu khí
Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM), trong những năm gần đây, sản lượng khai thác dầu khí của Việt Nam đang trên đà suy giảm, năm 2016 khai thác đc 17,23 triệu tấn (bao gồm cả khai thác ở trong nước và hợp tác quốc tế khai thác ở nước ngoài), sau đó giảm dần qua các năm, đến năm 2021 sản lượng khai thác là 11 triệu tấn (trong đó, khai thác trong nước là 9,1 triệu tấn, hợp tác khai thác từ các mỏ nước ngoài là 1,9 triệu tấn).
Theo đại biểu Ngân, hiện nay muốn khai thác các mỏ kế tiếp thì phải khai thác, thăm dò ở các vùng nước sâu, xa bờ, điều kiện thi công phức tạp. Do đó, cần tạo cơ chế chính sách đặc thù cho ngành dầu khí.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM)
"Hiện nay ở các nước có khai thác dầu mỏ có rất nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ. Cụ thể, Malaysia có rất nhiều chính sách hỗ trợ và giá xăng dầu của Malaysia hiện nay rất thấp so với giá tại Việt Nam. Các nước Nga, Ukraine, Brazil, Trung Quốc... cũng đều có các chính sách hỗ trợ cho việc khai thác dầu khí", đại biểu Tràn Hoàng Ngân cho hay.
Đặc biệt, những quốc gia khai thác được dầu mỏ thì người dân phải được hưởng những quyền lợi trong việc khai thác này và sử dụng quyền lợi đó khi cần thiết, do đó, trong điều kiện hiện nay không có lý do gì mà không dùng những gói giải pháp hỗ trợ tài chính 1 cách nhanh chóng hơn để kiểm soát giá xăng dầu.
"Giá xăng dầu thế giới vẫn còn nhiều bất ổn, đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu 50% còn lại, còn các luật thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng... phải theo trình tự trình qua Quốc hội thì có thể không kịp nhưng cần giảm ngay thuế bảo vệ môi trường để hỗ trợ cho người dân và doanh nghiệp hiện nay là rất cần thiết và cấp bách", đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị.
Cũng theo đại biểu Ngân, dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) có 62 điều 11 chương, tuy nhiên, tại chương 9 có 1 số điều khoản nên quy định dưới dạng thông tư, nghị định hướng dẫn Luật Dầu khí thay vì đưa vào trong luật, cụ thể như: 1 số nội dung mang tính chi tiết liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Tập đoàn Dầu khí, trách nhiệm của Hội đồng thành viên...
Còn theo đại biểu Lê Thanh Phong, đoàn TP.HCM, nội dung cơ bản và tinh thần của Luật Dầu khí cần xác định rõ mục đích là nhằm thu hút sự khai thác, thăm dò tiềm năng dầu khí trên các thềm lục địa của lãnh thổ Việt Nam kết hợp đó là quan điểm giữ gìn biển đảo, hải đảo, vùng lãnh hải của Việt Nam; dầu khí là sở hữu toàn dân.
Đại biểu Lê Thanh Phong, đoàn TP.HCM
"Trong luật phải có điều khoản để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư thăm dò, khai thác và Nhà nước bảo trợ, hỗ trợ cho việc giữ gìn lãnh hải - đây là 1 tài nguyên vô giá. Và khi khai thác được, phân chia sản phẩm thì cũng phải lấy quyền lợi trong nước của người dân làm trọng", đại biểu Lê Thanh Phong nêu rõ.
Theo đại biểu Phong, trong dự thảo luật hiện chưa có điều khoản nào về sản phẩm ra phải ưu tiên bán cho nội địa, luật nên có quy định tỷ lệ % tiêu thụ nội địa phục vụ cho quốc kế dân sinh trong nước trước, vì trong điều kiện như vừa rồi, dầu còn tồn dư, trong khi giá xăng thế giới tăng lên chúng ta phải phụ thuộc từng ngày, từng giờ mà không thể tự chủ được - điều này ảnh hưởng đến nền kinh tế.
"Ở các nước có hoạt động khai thác dầu mỏ đều có bảo hộ trong nước thì chúng ta cũng nên có chính sách ưu tiên trong nước để chủ động các nguồn lực tài nguyên của đất nước", đại biểu Lê Thanh Phong nhấn mạnh.
Cần có chính sách ưu việt hơn
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Anh (đoàn Bắc Ninh) cũng tán thành với việc cần thiết sửa đổi Luật Dầu khí. Trong dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) có quy định trường hợp lựa chọn tổ chức cá nhân ký kết hợp đồng dầu khí không áp dụng theo quy định của pháp luật về đấu thầu vì có tính đặc thù, đại biểu kiến nghị, quy định về quy trình thủ tục phải rõ về nội dung, làm rõ sự cần thiết và quy định trong dự án luật.
Liên quan đến nội dung về điều tra cơ bản, đại biểu cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát kỹ lưỡng về nội dung liên quan đến Luật Khoáng sản và Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo, vì đều có nội dung, chương, mục về điều tra cơ bản. Đối với dầu khí cũng liên quan đến hai luật này, như vậy, nếu cả 3 Luật đều quy định về điều tra cơ bản thì cơ quan nào sẽ là cơ quan chủ trì, phần này cần phân định rõ, tránh xung đột về pháp lý.
Về các chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực dầu khí, đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (đoàn Thái Bình) cho rằng, để thu hút tốt hơn thì cần có chính sách ưu việt hơn. Do đó, thiết kế chính sách phải giúp chúng ta thực sự cạnh tranh hơn, quy định hiện nay mới chỉ áp dụng cho dầu khí.
Đại biểu Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (đoàn Thái Bình)
"Hiện nay đang có thay đổi lớn về chính sách thuế tối thiểu toàn cầu, nên dù dầu khí không chịu ảnh hưởng của quy chế này thì cũng vẫn cần có quy định về ưu đãi đầu tư phù hợp với sự vận động của kinh tế thế giới. Ưu đãi theo chi phí mục tiêu, không giảm thuế suất chung chung mà khuyến khích hoạt động đầu tư theo mục tiêu như công nghệ cao, nhân lực, tức là họ có chính sách khuyến khích cho những hoạt động họ mong muốn", đại biểu Phan Đức Hiếu thông tin thêm.
Dự thảo Luật Dầu khí (sửa đổi) đã thiết kế tốt khi xác định cơ chế ưu đãi thông thường, đồng thời có cơ chế ưu đãi đặc biệt dành cho các dự án quan trọng tùy theo mong muốn của chúng ta. Thiết kế này là phù hợp, nhưng đại biểu Phan Đức Hiếu đề nghị, cần tham vấn thêm vì hiện đang áp dụng theo hướng nếu cơ chế bình thường không đạt được thì mới áp dụng cơ chế đặc biệt, gây kéo dài thời gian áp dụng.
"Đề nghị cần áp dụng song song hai cơ chế ưu đãi này, vì mục tiêu của chúng ta là thu hút đầu tư. Nghiên cứu thêm kinh nghiệm thế giới khi áp dụng cơ chế ưu đãi đặc biệt là linh hoạt áp dụng cho từng dự án, từng nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư, để vừa hài hòa quyền lợi, vừa thu hút nhà đầu tư", đại biểu Phan Đức Hiếu nhấn mạnh./.
"Áp lực điểm số không ngừng tăng khiến học sinh trầm cảm" "Việc học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử xảy ra trong thời gian gần đây có liên quan tới vấn đề điểm số và học lực đang không ngừng tăng lên, gây hệ lụy cho xã hội" - đại biểu Đinh Thị Ngọc Dung nói. Sáng nay (1/6), Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh giá bổ sung kết quả...