ĐBQH Nguyễn Chu Hồi: Nuôi trai lấy ngọc là hướng kinh tế biển hiệu quả
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 – 2026 cho biết, nuôi trai lấy ngọc và phát triển ngành ngọc trai hiện đang là một hướng kinh tế biển hiệu quả của Việt Nam.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 – 2026 cho biết, nuôi trai lấy ngọc nằm trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của Việt Nam.
Điều kiện thuận lợi để nuôi trai lấy ngọc
Tham dự tọa đàm “Hiện trạng, thách thức và cơ hội phát triển ngành ngọc trai Việt Nam”, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa XV nhiệm kỳ 2021 – 2026 cho biết, nuôi trai lấy ngọc nằm trong hoạt động nuôi trồng thủy sản của Việt Nam. Việt Nam là quốc gia có biển và tiềm năng lớn. Tại Việt Nam, đây đã trở thành nghề truyền thống.
Nhìn lại trong tiến trình lịch sử, đặc biệt với các quốc gia từ triều đại phong kiến, đồ đá quý hay những đồ tương tự được sử dụng nhiều trong các sinh hoạt của các vương triều, và ngọc trai cũng được dùng phục vụ cho những mục đích này. Nước ta cũng có lịch sử phong kiến dài và chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, trong cách sinh hoạt của các vương triều.
Theo ông Hồi, Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc nuôi trồng trai lấy ngọc với điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhất là bờ biển kéo dài, lại nằm trong vùng nền ấm, thích hợp với việc nuôi trai. Dù có sự khác nhau về vùng miền, nhưng đó lại là lợi thế.
Thời gian vừa qua, ngành nuôi trai tại Việt Nam đã phát triển và có thương hiệu trên thị trường thế giới. Đồng thời, Việt Nam cũng là thị trường có nhu cầu tiêu thụ ngọc trai lớn.
Vì vậy, theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, nếu phát triển tốt, đúng hướng, ngành nuôi trai không chỉ thỏa mãn được nhu cầu tiêu thụ trong nước, mà còn có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo thương hiệu riêng.
Ở Việt Nam, thời gian qua, ngành nuôi trai lấy ngọc phát triển tập trung hướng tới một số đối tượng khách hàng. Mỗi đối tượng lại có một loại ngọc trai khác nhau, ví dụ ngọc trai hình tròn, hình oval…
Trong 15 năm gần đây, theo Viện Tài nguyên môi trường biển ở Hải Phòng, Việt Nam không chỉ có trai lấy ngọc, mà còn điệp (nhuyễn thể hai mảng vỏ cùng họ với trai) mang ngọc. Điệp cùng họ nhà trai, nhưng vỏ mỏng dẹt hơn nên ngọc cũng có hình thù theo khuôn mảnh vỏ, có nét đẹp riêng. Điệp mang ngọc tự nhiên có kích thước nhỏ hơn trai cấy ngọc và loại này rất quý hiếm. Thậm chí, các nhà nghiên cứu không tiết lộ nơi phân bố loại ngọc này vì nếu công bố, sẽ có thể bị khai thác quá đà, không thể duy trì tự nhiên.
Trai được Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú cấy ngọc nuôi dưỡng trong môi trường tự nhiên ở vùng biển Quảng Ninh.Ảnh: Công ty An Phú
Cần quản lý theo chuỗi
Video đang HOT
“Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, ngành nuôi ngọc trai nếu phát triển đúng hướng thì đòi hỏi kỹ thuật rất cao. Đòi hỏi sự khéo tay, khéo mắt của người nuôi, bởi nó tác động vào từ khâu nuôi khá lớn. Đồng thời, muốn khai thác tự nhiên tốt thì cần bảo tồn tốt”,PGS.TS Nguyễn Chu Hồi khẳng định và cho biết thêm, hiện nay, ta chủ yếu chưa nghĩ đến chuyện bảo tồn các khu có tiềm năng nuôi trai lấy ngọc.
Cũng theo ông Nguyễn Chu Hồi, để nuôi trai lấy ngọc hiệu quả cần chú ý đến khâu nuôi, vừa phát triển nhưng phải quản lý theo chuỗi. Cần phát triển kỹ thuật từ khâu nuôi đến khâu chế biến. Nuôi đã tốt rồi nhưng nếu chế tác kém thì cũng không đạt được giá trị kinh tế cao.
“Khi ta quan niệm nó là một ngành thì nó phải phát triển theo chuỗi và phải có sự tham gia, quản lý của nhà nước. Ngoài ra, muốn phát triển ngành thì phải toàn diện hơn. Quản lý nhà nước phải có cơ chế, chính sách để khai thác được tiềm năng, đi đúng hướng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chắp cánh cho những công ty làm bài bản từ vùng nuôi cho tới tạo tác hoàn thiện sản phẩm”, ông Hồi nói.
PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cũng chỉ ra thực trạng, hiện nay trên thị trường có nhiều ngọc trai giả làm mất niềm tin của người tiêu dùng, khách hàng, nếu cứ như thế thì làm sao chúng ta có thể đưa ngành ngọc trai này phát triển được.
Ngành ngọc trai của Việt Nam rất tiềm năng, dồi dào, tuy nhiên việc tổ chức sản xuất, lựa chọn công nghệ của các khâu cho đến duy trì và hình thành chuỗi sản xuất, đến vai trò của các cơ quan quản lý của nhà nước; Vấn đề điều tiết và cạnh tranh để tạo ra giá trị của thị trường phải chuẩn bị tốt hơn.
“Còn thành tựu mà mình đạt được cho đến ngày hôm nay, trong đó có nỗ lực của những doanh nghiệp như An Phú(Công ty Ngọc trai và Trang sức An Phú) tôi cho là rất đáng khen ngợi, đó còn là tự phát, từ sự nỗ lực của các doanh nhân cực kỳ lớn.
Tôi hy vọng dần dần việc sản xuất ngọc trai này nó sẽ phát triển lớn mạnh thành một ngành, có những công ty, doanh nghiệp chuyên làm ngọc trai từ A-Z, họ cung cấp vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ cho người dân nuôi và thu mua sản phẩm theo đúng mong muốn của mình và đầu tư công nghệ cho người chế tác nhằm tạo ra sản phẩm ngọc trai cuối cùng đẹp nhất”, ông Hồi nhấn mạnh.
Thực tế hiện nay, đối với con trai, ngay cả ngành thủy sản chưa thực sự coi nó là một đối tượng chính. Trong khi đó, tại nhiều nước chuyên nghiệp, họ coi con trai là một đối tượng chính đi thành một ngành theo đúng nghĩa của nó thì nuôi trai lấy ngọc và phát triển ngành ngọc trai cũng là một hướng kinh tế biển hiệu quả.
Theo Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghề cá Việt Nam, nuôi trai lấy ngọc là hướng đi rất tiềm năng và hiệu quả ở Việt Nam. Trong Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 Về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 có 6 lĩnh vực ưu tiên nuôi trai lấy ngọc mới được ghép vào lĩnh vực nuôi biển theo nghĩa chung thôi chứ chưa thành một ngành kinh tế. “Tôi cho rằng nếu nó thành một ngành kinh tế sẽ rất quan trọng, nếu có hướng đi đúng chúng ta có thể giúp phát triển thành một ngành thực thụ.
Qua đó có thể giúp chúng ta phát triển văn hóa biển đặc thù Việt Nam, trong đó ngoài các văn hóa ứng xử, các duy trì khảo cổ, các tâm linh biển thì đây là các giá trị. Từ đó sẽ giúp văn hóa ngọc trai hình thành, phát triển thịnh vượng hơn trong thời gian tới”, ông Hồi khẳng định.
Khánh Hòa: Nuôi con gì ngoài biển, khách du lịch kéo ra xem, đến giờ ăn ai "trúng số" thấy ngọc quý thì được hưởng?
Ở Khánh Hòa, lâu nay các cơ sở nuôi các loài nhuyễn thể như hàu, ốc hương, sò lụa, trai chủ yếu là để lấy thịt.
Tuy nhiên, mới đây Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang đang chuyển hướng nuôi trai lấy ngọc kết hợp phục vụ du lịch...
Triển vọng làm du lịch từ mô hình nuôi trai lấy ngọc
Chừng 15 phút rời bến tại thôn Cát Lợi (phương Vĩnh Lương, TP Nha Trang), thuyền máy đã đưa chúng tôi đến khu vực nuôi trồng thủy sản trên đầm Nha Phu của Công ty TNHH Hàu Thái Bình Dương Nha Trang. Từ xa, thấp thoáng những bè nuôi san sát, những phao nuôi nhuyễn thể dày đặc...
Bè nuôi trai trên đầm Nha Phu của công ty ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Trên chiếc bè kiên cố, ông Hà Đăng Khoa - Giám đốc công ty chia sẻ: Công ty nuôi trai khá lâu nhưng để lấy ngọc thì công ty cũng chỉ mới làm chừng 2-3 năm.
Đơn vị đã cung cấp hàng triệu con giống/năm cho Công ty Cổ phần Ngọc trai Hạ Long (Quảng Ninh) để sản xuất trai ngọc.
Gần đây, trước tình hình tiêu thụ sản phẩm gặp khó, đơn vị kết hợp ẩm thực với du lịch để thu hút khách tham quan nên đề xuất với đơn vị bạn cử cán bộ vào chuyển giao kỹ thuật cấy ghép ngọc trai.
Theo ông Khoa, kiểu làm du lịch của công ty cũng có nét mới. Du khách lên bè được dẫn đi trải nghiệm cách nuôi các loài nhuyễn thể, nuôi trai ngọc, xem cách thức cấy trai ngọc...
Đến giờ ăn, du khách có thể thưởng thức gọi các món hải sản trên bè đều có. Quý khách có thể gọi món trai nuôi lấy ngọc.
Nếu may mắn đĩa trai có ngọc thì khách được hưởng như một kiểu vui chơi có thưởng. "Trai là món hải sản cực kỳ ngon, ngọt, thơm. Du khách có thể tận hưởng thiên nhiên trên bè, thưởng thức các món ăn ngon và nhận ngọc thật từ sự thơm thảo, hiếu khách của công ty", ông Khoa nói.
Cấy ngọc cho trai...
Dẫn chúng tôi ra bè, Kỹ sư Nguyễn Thị Linh Na - kỹ thuật viên công ty chia sẻ: Quá trình nuôi 1 con trai cấy ngọc và nuôi ngọc bắt đầu từ việc nhân giống con trai sinh sản ra ấu trùng và nuôi dưỡng ấu trùng đó trong phòng thí nghiệm.
Trai lớn dần, khi đạt kích cỡ 1-2 mm thì thả xuống biển và đặt trong các lồng đặc dụng bằng lưới lan kích cỡ phù hợp.
Định kỳ vệ sinh, san thưa để trai phát triển nhanh, đạt kích cỡ cấy ngọc. Trai 8 tháng tuổi đủ điều kiện cấy ngọc.
Trai được cấy nhân ngọc vào màng áo, sau đó nuôi dưỡng ổn định và đưa trở lại xuống biển. Tùy theo điều kiện thời tiết, chừng 2 năm sau là có thể thu hoạch ngọc. Tỷ lệ đào thải cấy ngọc khoảng 50%.
Công đoạn cấy ngọc cho trai.
Để phục vụ du lịch trải nghiệm, công ty đã tiến hành cấy ngọc trai từ 2 năm trước, số lượng 2 vạn con. Hiện nay số trai này đã đạt kích cỡ thu hoạch ngọc trai. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã chuẩn bị nhà bè làm nơi phục vụ ẩm thực kiên cố, có nơi nghỉ lại cho khách tham quan.
Bậc thầy nhuyễn thể
Ông Khoa kể về cơ duyên đến với nghề nuôi biển Khánh Hòa. Ông vốn làm việc tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, gắn bó đối tượng nhuyễn thể ở vùng nuôi các tỉnh Đông Bắc Bộ như: Quảng Ninh, Hải Phòng...
Năm 2012, ông nghỉ việc vào Khánh Hòa lập nghiệp, mở công ty. Những ngày đầu rất gian nan. Bà con nuôi trồng thủy sản trong vùng chỉ quen nuôi cá, không quen nuôi hàu nên việc vận động rất khó, công ty phải tập huấn, chuyển giao, cung cấp giống miễn phí...
Thưởng thức trai... có thưởng.
Sau thời gian khó, nghề nuôi nhuyễn thể tại Khánh Hòa đã ổn định giúp bà con có thu nhập khá. Chỉ tính riêng khu vực đầm Nha Phu sản lượng hàu đã lên tới 1.000 tấn/năm. Công ty có 12ha nuôi, trong đó nuôi bè 1,5ha, nuôi dây hơn 10ha, sản lượng 200 tấn/đợt.
Bên cạnh đó, gần đây đơn vị phát triển tu hài. Hiện nay, quy mô nuôi 3 vạn rổ tu hài, sản lượng 10 tấn con tu hài/năm.
Công ty xây dựng được 3 trại giống nhuyễn thể tại Vĩnh Lương (Nha Trang), Ninh Ích (Ninh Hòa) và đầm Nha Phu. Tổng dung tích bể 100-200m3/trại.
Hôm chúng tôi đến thăm vùng nuôi gặp 1 số thương lái đến từ Vạn Ninh. Họ ngỏ ý thu mua hàu của công ty để phục vụ nghề nuôi tôm hùm công nghiệp trên vịnh Vân Phong. Bởi, đây là loại thức ăn thích hợp cho tôm hùm, tăng trọng nhanh.
Dưới hình thức này, Công ty chỉ cần nuôi 2 tháng là có thể xuất bán hàu con với giá 10 ngàn đồng/kg; nuôi đủ 4-6 tháng thì xuất bán hàu lớn với giá 20-27 ngàn đồng/kg.
Trong năm 2021, đơn vị đã xuất bán hơn 200 tấn hàu nhỏ và 30 tấn hàu lớn. Ông Nguyễn Xuân Hòa (Vạn Thạnh, Vạn Ninh) cho biết, ông đã từng đi nhiều nơi và quen biết với nhiều nông dân, thương lái các tỉnh, thành, trong đó có vùng biển Đông Bắc Bộ.
Họ đều biết ông Khoa và gọi ông dưới cái tên trìu mến: "thầy Khoa". Bởi ông Khoa có 1 thời lăn lộn với phong trào nuôi nhuyễn thể vùng này và rất am hiểu về đối tượng nhuyễn thể...
Hy vọng cách làm mới của công ty sẽ tạo bước đột phá trong kinh doanh khi bối cảnh ngành du lịch còn nhiều khó khăn.
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tặng áo phao cho ngư dân Đà Nẵng Ngày 16-11, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã trao tặng 1.000 bộ áo phao cứu sinh cho ngư dân các quận Thanh Khê và Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng (giữa) tại lễ trao tặng áo phao cho...