ĐBQH: Dư luận râm ran chợ đen mua quan bán chức nhộn nhịp trước kỳ đại hội, bầu cử
ĐBQH cho rằng, có hiện tượng “chợ đen” của việc mua quan bán chức nhưng không dễ trả lời rằng ai mua, ai bán.
Râm ran chợ đen mua quan bán chức
Trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) thẳng thắn cho rằng tham nhũng ngày càng tinh vi, có hệ thống và có tổ chức.
Ông Sinh khẳng định nạn chạy chức, chạy quyền chính là tham nhũng trong công tác cán bộ. “ Lĩnh vực lâu nay được coi là điểm nóng của tệ tham nhũng nhưng vẫn bị coi là vùng cấm vì chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh một cách đồng bộ và đầy đủ.
Chợ đen của việc mua quan bán chức nhưng không dễ trả lời rằng ai mua, ai bán. Chỉ biết dư luận râm ran chợ đen này thường nhộn nhịp lên trong các dịp bầu cử và đại hội. Tham nhũng trong công tác cán bộ đã làm sai lệch các chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nước, c ủa nhân dân do dân và vì dân”.
Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh.
Dẫn thêm thông tin từ báo cáo “Công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019″ trong đó phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 81.835 tỷ đồng và trên 819 ha đất, vị đại biểu tỉnh Hoà Bình đặt câu hỏi, đó có phải là kết quả của tham nhũng vặt?
“ Hãy nhìn vào hiệu quả công tác quản lý, lãnh đạo của Nhà nước thì sẽ thấy. Điều gì tạo ra hiện trạng một bộ phận không nhỏ Đảng viên có chức vụ suy thoái, biến chất, năng lực hạn chế, nếu không xuất phát từ tham nhũng trong công tác cán bộ?
Điều gì đằng sau những toà nhà không phép, sai phép nếu không phải là tham nhũng, làm ngơ trong công tác quản lý. Tình hình hàng giả, hàng kém chất lượng kể cả lương thực, thuốc chữa bệnh tràn lan, đâu chỉ là quản lý yếu kém. Gian lận thi cử gây bức xúc trong dự luận thời gian qua đều là hậu quả của nạn tham nhũng mặc dù cơ quan điều tra chưa thể kết luận rõ ràng. Vụ đầu độc nguồn nước sạch sông Đà, đằng sau hành vi đổ thải đầu độc nguồn nước là gì, ai và cơ quan nào chịu trách nhiệm?”
Nhấn mạnh tham nhũng vặt chỉ là phần nổi của tảng băng, tình trạng tham nhũng còn rất nghiêm trọng, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh khẳng định, công cuộc phòng, chống tham nhũng cần phải làm liên tục, đồng bộ và có hệ thống, trong đó không chỉ có quyết tâm chính trị mà cần phải được thể chế bằng các quy định của pháp luật.
Video đang HOT
Ông kiến nghị Quốc hội và Chính phủ sớm thể chế hoá các quy định của Trung ương về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, chống chạy chức chạy quyền, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập của công chức nhất là công chức giữ chức vụ….
Xử lý nội bộ nhưng tiền ăn bao đời không hết
Thượng tướng Nguyễn Văn Được (đoàn Hà Nội) chua xót khi đối lập với xương máu, công sức xây dựng đất nước của Nhân dân, vẫn có những lợi ích nhóm, cá nhân “cỡ bự”, thiếu trách nhiệm, gây thất thoát lớn, với dã tâm tham nhũng gây thất thoát của Nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.
Đại biểu Được đề nghị các cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm minh, kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng.
“ Trường hợp nào xử lý nội bộ thì cũng phải công khai thông báo họ tham nhũng những gì, có bao nhiêu tiền để nhân dân biết. Có những vụ án chỉ xử lý nội bộ, nhưng tiền của có thể họ ăn cả đời không hết. Phải công khai minh bạch những trường hợp xử lý nội bộ thế này.“
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) đề cập đến việc trong hơn 1 triệu người kê khai tài sản trong năm 2019 chỉ có 10 trường hợp vi phạm, chỉ tăng 2 trường hợp so với năm 2018. Điều này chứng minh tính trung thực trong kê khai tài sản vẫn là dấu hỏi lớn với cử tri.
Ông Hiếu cũng dẫn chứng việc thẩm tra hồ sơ ứng cử đại sứ tương lai, nhưng tất nhiều kê khai của ứng viên, trong phần kê khai tài sản trên 50 triệu đồng đều ghi là “không có”.
Do đó, ông Hiếu đề nghị, trong giai đoạn tới cần rà soát, siết chặt kỷ cương trong việc kê khai tài sản cá nhân, cần công khai thuế thu nhập cá nhân ở các vị trí quản lý, lãnh đạo.
DUY THÀNH
Theo VTC
Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế
Sang 4/11, trinh bay Bao cao cua Chinh phu vê công tac phong, chông tham nhung năm 2019, Tông Thanh tra Chinh phu Lê Minh Khai khăng đinh: Công tác phong, chông tham nhung đã có thêm những bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, rõ rệt.
Tham nhũng đang từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm.
Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Thưc hiên nghiêm kê khai tai san, thu nhâp
Theo Tông Thanh tra Chinh phu, năm 2019, công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về phong, chông tham nhung tiếp tục được đẩy mạnh. Bên canh đo, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo cụ thể, quyết liệt, đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đơn giản hoa điều kiện kinh doanh; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính; xây dựng Chính phủ điện tử... Kết quả Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2018 cho thấy, tỷ lệ người dân, tổ chức hài lòng với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước nói chung trong cả nước đạt 82,99%.
Đang chu y, việc kê khai tài sản, thu nhập tiếp tục được thực hiện nghiêm túc, đạt 99,9% số người phải kê khai. Công khai bản kê khai đạt 99,4%; có 46 người được xác minh tài sản, thu nhập, phát hiện 10 trường hợp vi phạm; đã xử lý kỷ luật 8 trường hợp, đang xem xét xử lý 2 trường hợp.
Ngoai ra, việc thực hiện quy định về tặng quà, nộp lại quà tặng tiếp tục được Chính phủ quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc nhằm ngăn ngừa tình trạng lợi dụng truyền thống tốt đẹp để đưa hối lộ, tham nhũng. Có 6 cá nhân đã nộp lại quà tặng theo quy định với tổng giá trị là 182 triệu đồng. Cơ quan chưc năng phát hiện, xử lý 3 vụ việc nhận quà không đúng quy định với tổng giá trị là 3,99 tỷ đồng.
Tông Thanh tra Chinh phu cho biêt, năm 2019, có 30 người đứng đầu đã bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng, có 3 người đứng đầu bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng.
Kiến nghị thu hồi hơn 81.000 tỷ đồng
Theo Tông Thanh tra Chinh phu Lê Minh Khai, toàn ngành thanh tra đã triển khai 7.585 cuộc thanh tra hành chính và 252.499 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua đo, phát hiện vi phạm, kiến nghị thu hồi 81.835 tỷ đồng và trên 819 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính nhiều tập thể và cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 102 vụ, 181 đối tượng...
Cac cơ quan thanh tra đã đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 4.123 kết luận và quyết định xử lý về thanh tra, xử lý, thu hồi 8.163 tỷ đồng (đạt 51%), 340 ha đất (đạt 38%); xử lý hành chính 1.445 tổ chức, 3.800 cá nhân; đôn đốc việc khởi tố 146 vụ, 28 đối tượng...
Năm 2019, qua công tác tự kiểm tra nội bộ phát hiện 26 vụ, 30 đối tượng; qua hoạt động thanh tra đã phát hiện 69 vụ, 45 đối tượng tham nhũng và liên quan đến tham nhũng. Qua công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát hiện 17 vụ, 37 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng. Qua hoạt động kiểm toán phát hiện, chuyển cơ quan điều tra 7 vụ việc có dấu hiệu tội phạm liên quan đến người có chức vụ, quyền hạn.
"Trong năm 2019, công tác phong, chông tham nhung tiếp tục được tăng cường, đẩy mạnh với cách làm bài bản, quyết liệt, đồng bộ, đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn, được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hoan nghênh, đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao. Dự báo trong thời gian tới, công tác phong, chông tham nhung sẽ tiếp tục đạt được kết quả toàn diện, tích cực, đậm nét; tham nhũng bước đầu được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước", Tông Thanh tra Chinh phu Lê Minh Khai nhân manh.
Xư ly nghiêm tinh trang nhung nhiêu ngươi dân, doanh nghiêp
Bên cạnh những kết quả đạt được, Tông Thanh tra Chinh phu Lê Minh Khai đa chi ro nhưng tôn tai, han chê, vương măc trong công tác phong, chông tham nhung. Cu thê, công tác xây dựng hoàn thiện thể chế trong một số trường hợp còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phong, chông tham nhung hiệu quả chưa cao, chưa tạo được sự chuyển biến căn bản về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, nhân dân. Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng chưa được phát huy toàn diện.
Đăc biêt, tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc chưa được ngăn chặn hiệu quả. Số vụ việc, vụ án được phát hiện, xử lý chưa phản ánh đúng thực trạng tham nhũng. Vẫn xảy ra tình trạng một số cán bộ thuộc cơ quan bảo vệ pháp luật, cơ quan phong, chông tham nhung lại có hành vi tham nhũng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để công tác phong, chông tham nhung hiệu quả hơn nữa, năm 2020, Chính phủ tiếp tục xác định phong, chông tham nhung là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ 9 nhóm nhiệm vụ, giải pháp. Trong đo, cac bô, nganh, đia phương triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của Đảng về phong, chông tham nhung; tổ chức thi hành Luật Phong, chông tham nhung năm 2018; rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế - xã hội trên các lĩnh vực.
Cac bô, nganh, đia phương tập trung xử lý nghiêm khắc, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp; khắc phục bằng được những yếu kém trong công tác cán bộ, chống chạy chức, chạy quyền; đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, xử lý các vụ việc tham nhũng, kinh tế đã phát hiện; tăng cường các biện pháp dẫn độ, truy bắt tội phạm tham nhũng bỏ trốn và thu hồi triệt để tài sản bị tham nhũng.
Chính phủ cung kiến nghị Quốc hội tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát công tác phong, chông tham nhung, nhất là đối với việc thi hành các quy định mới của Luật Phong, chông tham nhung năm 2018 và hoạt động của các cơ quan có chức năng phong, chông tham nhung.
Chinh phu đề nghị Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, các cơ quan tố tụng tiếp tục chú trọng việc thu hồi tài sản tham nhũng trong hoạt động tố tụng; kiên quyết, khẩn trương áp dụng các biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, thu hồi triệt để tài sản tham nhũng ngay trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; tăng cường các biện pháp tương trợ tư pháp quốc tế, dẫn độ tội phạm bỏ trốn và thu hồi tài sản tham nhũng bị tẩu tán ra nước ngoài...
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhân dân cân tăng cường phối hợp, tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và chính quyền các cấp thực hiện tốt các hoạt động giám sát, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phong, chông tham nhung, tích cực đóng góp ý kiến xây dựng, hoàn thiện chính sách pháp luật đông thơi cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm mọi biểu hiện tiêu cực, tham nhũng cả trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước theo quy định của Luật Phong, chông tham nhung năm 2018.
Theo Phan Phương (TTXVN)
Kiến nghị điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em Các tổ chức đồng thực hiện nghiên cứu đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ sớm tiến hành xem xét, sửa đổi quy định của Điều 1, Luật Trẻ em năm 2016 để điều chỉnh độ tuổi pháp lý của trẻ em lên dưới 18 tuổi như quy định tại điều 1 Công ước của Liên Hiệp quốc về quyền trẻ em. Quang...