ĐBQH “bật mí” về ý tưởng cho tham quan nhà tù để chống tham nhũng
Chia sẻ với Dân Việt, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân (đoàn TP.HCM) cho biết, ý tưởng về việc đưa học viên của trường cán bộ đi tham quan nhà tù để giáo dục phòng ngừa tham nhũng mà ông phát biểu trên nghị trường thực ra do một đại biểu khác gợi ý, đặt vấn đề.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân trong lần phát biểu trước Quốc hội. (Ảnh VPQH)
Thưa ông, tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội về dự thảo Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi), lý do gì ông lại đưa ra ý tưởng cho cán bộ đi tham quan nhà tù để giáo dục phòng ngừa tham nhũng?
- Trước hết cần phải nói rằng đây không phải là ý tưởng của tôi. Khi Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân làm việc với Học viện cán bộ TP.HCM (đại biểu Trần Hoàng Ngân làm Giám đốc Học viện này – PV), ông Nhân có kể lại câu chuyện lúc ông còn học tập ở nước ngoài: Để những người quản lý hiểu được thực tiễn cuộc sống, cơ quan chức năng đã tổ chức cho họ đi tham quan nhà tù, tham quan bãi rác…
Từ đó tôi mới nảy ra suy nghĩ, các cán bộ, học viên đang học ngành quản lý nhà nước trong hệ thống dịch vụ công cũng cần phải được đưa đi thực tế như vậy. Từ đó sẽ giúp họ rèn giũa bản thân, ý thức được trách nhiệm đối với nhiệm vụ chính trị.
Nếu như học viên được tới tìm hiểu những khu vực bị ô nhiễm môi trường, họ sẽ thấy người dân sống như thế nào, gặp khó khăn gì do ô nhiễm gây ra. Nhờ đó người cán bộ làm tốt hơn việc quản lý nhà nước, quản lý đô thị…
Video đang HOT
Và ông hy vọng rằng, nếu cho cán bộ đi tham quan nhà tù sẽ có tác dụng cảnh tỉnh họ trước hành vi tham nhũng?
- Tôi nghĩ là ít nhiều sẽ có tác động nhất định. Qua việc tham quan như vậy đôi khi cũng giúp người cán bộ tỉnh ngộ lại, rèn luyện bản thân. Ngoài ra, cũng cần phải nói đến là từ đó, chính chúng ta có điều kiện để giúp cho nhà tù làm tốt hơn công tác quản lý đối tượng phạm tội.
Ở góc độ kinh tế, Karl Marx từng nói nếu như lợi nhuận đến 300% thì có treo cổ người ta vẫn cứ làm. Ở vào trường hợp chỉ đưa cán bộ đi tham quan nhà tù để tác động làm họ sợ hãi không dám tham nhũng, liệu có đủ để làm lòng tham con người bị triệt tiêu?
- Tôi nghĩ ở đây chúng ta bàn về chuyện phòng ngừa tham nhũng là chính. Trong phòng ngừa đòi hỏi sự rèn luyện từ lúc còn học trong môi trường giáo dục. Việc thăm quan nhà tù ở đây của học viên trường cán bộ giống như người học quản trị kinh doanh đi thực tế ở doanh nghiệp, người học ngành y thì đi thực tế ở bệnh viện…
Với việc đi thực tiễn như vậy, người tham quan sẽ được tận mắt thấy cảnh nhà tù, từ đó ít nhiều cũng tác động vào suy nghĩ trong quá trình công tác sau này. Và ít nhất họ cũng hiểu hoặc biết được rằng, nếu có hành vi tham nhũng nói riêng hay những hành vi phạm pháp nghiêm trọng khác, kết cục như thế nào sẽ chờ họ phía trước.
Học viện cán bộ nơi ông làm giám đốc sẽ triển khai cho học viên tham quan nhà thế nào?
- Hiện nay các trường chính trị, đào tạo cán bộ đều có đưa vào chương giảng dạy công tác phòng, chống tham nhũng. Còn với việc cho học viên thực tế tham quan nhà tù thì chúng tôi mới đưa ra ý tưởng. Sau khi tôi phát biểu ở Quốc hội, báo chí thông tin, một cán bộ giảng dạy của Học viện cán bộ TP.HCM đã gửi tin nhắn cho tôi. Người này viết: Em đang đảm nhận giảng dạy bài về Luật phòng, chống tham nhũng cho khoa Luật. Bài phát biểu của thầy tại Quốc hội giúp em thêm những kiến thức trong công tác giảng dạy phòng, chống tham nhũng. Em xin phép xung phong cùng các anh chị học viên học tập và trải nghiệm.
Qua câu chuyện này cho thấy sự hưởng ứng của giáo viên và học viên, bản thân họ mong muốn được trải nghiệm thực tế. Để cho học viên đi tham quan nhà tù cần phải tổ chức, phải liên hệ, cần có thời gian, ít nhất cũng phải 3 tháng mới có thể triển khai được.
Xin cảm ơn ông (!)
Trước đó, chiều 9.11, thảo luận về Luật Phòng, chống tham nhũng, đã có nhiều ĐB đưa ra những góp ý khá cụ thể. Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân – Giám đốc Học viện cán bộ TP.HCM, về mặt giáo dục để ngăn ngừa tội phạm thì không chỉ vấn đề tham nhũng mà còn an ninh trật tự, và đòi hỏi môn giáo dục đạo đức phải được chú trọng từ mầm non, tiểu học. Ông Ngân cho biết, tới đây ở Học viện cán bộ TP.HCM trong chương trình đi tham quan sẽ bổ sung điểm đến là nhà tù, nơi cán bộ tham nhũng bị xử lý để học viên thấy được hậu quả của việc này.
Theo Danviet
Tha tù trước thời hạn có điều kiện sẽ diễn ra vào dịp nào trong năm?
Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TAND Tối cao và Viện KSND Tối cao đã hoàn thành dự thảo lần 2 Thông tư liên tịch (TTLT) quy định phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Dự kiến tha tù trước thời hạn mỗi năm thực hiện 3 đợt. (ảnh minh họa).
Dự thảo TTLT gồm 5 chương, 19 điều này quy định phối hợp thực hiện tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về nguyên tắc, thời điểm, hồ sơ, trình tự, thủ tục xét, đề nghị, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện cho phạm nhân và thi hành quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện và rút ngắn thời gian thử thách cho người được tha tù trước thời hạn có điều kiện.
Theo dự thảo TTLT, thời điểm xét tha tù trước thời hạn có điều kiện quy định thực hiện mỗi năm 3 (ba) đợt, vào các dịp: Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4), Ngày Quốc khánh (2.9) và Tết Nguyên đán.
Điều 6 của dự thảo TTLT quy định về hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện, trong đó, hồ sơ đề nghị tha tù trước thời hạn có điều kiện gồm các tài liệu quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 368 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, gồm: Đơn xin tha tù trước thời hạn của phạm nhân kèm theo cam kết không vi phạm pháp luật, các nghĩa vụ phải chấp hành khi được tha tù trước thời hạn; Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; Quyêt đinh thi hanh an; Bản sao quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đôi vơi ngươi bi kêt an vê tôi pham nghiêm trong trơ lên; Văn bản, tài liệu thể hiện việc chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí, các nghĩa vụ dân sự...
Bên cạnh đó là các tài liệu sau: Bản án thể hiện phạm nhân phạm tội lần đầu; Tài liệu thể hiện phạm nhân có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt; Quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên; Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, án phí và các nghĩa vụ bồi thường dân sự; Tài liệu chứng minh người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc thân nhân của người có công với cách mạng, người đủ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người đang chấp hành án phạt tù dưới 18 tuổi...
Dự thảo TTLT cũng quy định người được tha tù trước thời hạn có điều kiện có thể được rút ngắn thời gian thử thách nếu có đủ các điều kiện như: Đã chấp hành được ít nhất một phần hai thời gian thử thách; Có nhiều tiến bộ được thể hiện bằng việc trong thời gian thử thách thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; Tích cực lao động, học tập và sửa chữa lỗi lầm; Được Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao quản lý, giáo dục đề nghị rút ngắn thời gian thử thách bằng văn bản...
Theo Danviet
Chưa thu hồi được tài sản, chống tham nhũng mới thành công một nửa "Trừng trị được tội phạm tham nhũng nhưng chưa thu hồi được tài sản, tiền tham nhũng thì công cuộc phòng chống tham nhũng mới chỉ thành công được một nửa", Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh trong cuộc tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 và quận 4, TP.HCM chiều nay (13.10). "Vừa qua, chúng ta thấy nhiều cán...