‘Dạy trước chương trình lớp một là phản khoa học’
Trao đổi với VnExpress, Vụ trưởng Giáo dục Mầm non Nguyễn Bá Minh cho rằng ép tập tô, tập viết chữ khi cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác chưa bền… sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi.
Ảnh minh họa
- Lý do gì Vụ Giáo dục Mầm non cấm dạy trước chương trình lớp một, dạy tập tô, viết chữ cho trẻ trước khi vào lớp một, thưa ông?
- Chỉ thị số 2325 ngày 28/6/2013 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT yêu cầu: “Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp một cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ” chứ không phải là cấm dạy chữ. Trong chương trình giáo dục mầm non hiện nay có nội dung giúp trẻ hình thành những thành tố cơ sở cho viết chữ và đọc, đó là: nhận dạng chữ cái, làm quen với hướng đọc, hướng viết, các hoạt động để phát triển của các cơ tạo sự vận động khéo léo của bàn tay…
Chăm sóc, giáo dục trẻ phải tuân theo quy luật phát triển của mỗi lứa tuổi. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vui chơi sẽ tạo ra sự biến đổi về chất trong đời sống tâm lý của trẻ. Dạy học trước chương trình lớp một là phản khoa học, điều này đã được Bộ nghiên cứu và quán triệt nhiều lần. Nếu ép trẻ luyện tập quá sớm khi các bộ phận chức năng của cơ thể chưa hoàn thiện (cơ quan thần kinh phát triển chưa toàn diện, cơ xương tay còn yếu, khả năng chịu đựng của thị giác khi phải tập trung nhìn không bền, thời gian tập trung vào thực hiện một nhiệm vụ cụ thể ngắn, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế…) sẽ làm trẻ căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý (cơ, xương, thần kinh…) về sau của trẻ. Hơn nữa ở độ tuổi này cần dành thời gian cho trẻ khám phá thế giới thay cho việc tập viết chữ.
Việc dạy tập tô, tập viết chữ ở lứa tuổi mẫu giáo, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt, sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học ở lớp một. Những ảnh hưởng do dạy không đúng sẽ khắc sâu đối với trẻ, rất khó sửa khi vào lớp một và sau này (như cách cầm bút sai, ngồi viết không đúng tư thế…).
Video đang HOT
- Nhiều nghiên cứu cho rằng tuổi vàng phát triển của trẻ là từ 0 đến 6, cấm dạy tập tô, viết chữ liệu có kìm hãm sự phát triển của trẻ?
- 0-6 là lứa tuổi vàng cho sự phát triển của trẻ về thể chất, thế giới biểu tượng, cảm xúc, tình cảm xã hội…và đặc biệt là phát triển nhận thức và ngôn ngữ. Bởi vậy cần tạo môi trường thân thiện cho trẻ vui chơi, hoạt động, khám phá để phát triển đúng quy luật phát triển của trẻ… và không nên gò trẻ vào việc tập viết.
- Nhiều phụ huynh cho rằng hiện tại nếu không cho trẻ học chữ từ mầm non là không ổn vì khi vào lớp một cô thường chê nếu các cháu chưa biết viết, thậm chí một số trường còn tổ chức thi đầu vào không chỉ tiếng Việt mà còn tiếng Anh. Ông nghĩ sao về việc này?
- Vấn đề phụ huynh phản ánh chỉ là hiện tượng xảy ra ở bộ phận giáo viên tiểu học, một số trường tiểu học chủ yếu là ở các thành phố lớn, do chưa nắm vững chỉ đạo của Bộ. Chỉ thị số 2325 của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã nêu rõ giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh đầu cấp theo quy định, tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp một.
Bên cạnh đó, thanh tra Bộ cũng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm, quy định rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên liên quan đến việc dạy học trước chương trình lớp một. Chỉ thị này đang được ngành giáo dục triển khai thực hiện nghiêm túc và được xã hội đồng tình ủng hộ.
- Nhưng cấm dạy chữ ở trường mầm non có thể làm tăng gánh nặng cho phụ huynh khi nhu cầu vẫn có mà học trong trường lại bị cấm, các lớp học thêm sẽ mọc lên?
- Các bậc cha mẹ đều mong con mình chăm ngoan, học giỏi, tự tin, chủ động, sáng tạo và luôn kỳ vọng, đặt niềm tin vào con cái. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nhận thức đúng đắn về việc dạy học cho con mình. Một số phụ huynh có nhu cầu dạy tập viết cho con trong trường mầm non xuất phát từ việc chưa hiểu biết tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp một, tâm lý chạy theo số đông.
Từ thực tế này, Bộ trưởng đã yêu cầu giám đốc các Sở GD&ĐT chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, các trường tiểu học, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp một. Bộ nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp một, chỉ đạo các trường tiểu học công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm.
Để thực hiện được mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục, thân thiện phù hợp với sự phát triển của trẻ, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Không chỉ “cấm” mà cần tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện trong đó “cấm” là tình thế, còn tư vấn, giúp đỡ tạo điều kiện là giải pháp lâu dài, không chỉ ở các trường mầm non mà cả ở các trường tiểu học, không chỉ trong nhà trường mà cả ở phụ huynh và toàn xã hội. Bên cạnh đó, cần giải quyết tốt các vấn đề ở các trường tiểu học thì mới ngăn chặn được việc dạy trước chương trình lớp một ở mầm non.
Theo VNE
Nghiêm cấm trường mầm non dạy chữ cho trẻ
Vụ trưởng Giáo dục mầm non khẳng định, các trường không được dạy chữ, dạy tập tô cho trẻ trước khi các cháu vào lớp 1.
Sáng 22/8, Bộ GD&ĐT tổ chức tổng kết năm học 2012-2013 và phương hướng nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2013-2014. Ông Nguyễn Bá Minh, vụ trưởng Giáo dục mầm non cho biết, năm học vừa qua, ngành giáo dục mầm non đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các địa phương đã tích cực tham mưu cho UBND các cấp quy hoạch đất, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục mầm non. Tỷ lệ phòng học kiên cố tăng, số phòng học tạm, nhờ giảm đáng kể.
Tuy nhiên, tình trạng dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1 đang diễn ra ở nhiều cơ sở giáo dục mầm non, gây áp lực cho trẻ và bức xúc cho phụ huynh. Ông Minh chỉ đạo, các trường cần chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1. "Các cơ sở giáo dục mầm non tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ, không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ", ông Minh nói.
Vụ trưởng giáo dục mầm non nhắc nhở các trường không được dạy cho trẻ trước chương trình lớp 1, tập tô hay viết chữ. Ảnh: S.A.
Đối với trẻ ở vùng dân tộc thiểu số, giáo viên lại cần tăng cường các biện pháp chuẩn bị tiếng Việt để đảm bảo 100% trẻ biết tiếng Việt khi vào lớp 1. Các trường cần nâng cao chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, không phân biệt đối xử đối với trẻ khuyết tật và kì thị đối với trẻ nhiễm HIV để đảm bảo công bằng trong giáo dục mầm non.
Trước thực trạng cả nước vẫn còn thiếu hơn 27.500 giáo viên đứng lớp, một số địa phương thiếu trầm trọng, kéo dài và chậm được khắc phục, ông Minh cho biết số giáo viên cần được bổ sung kịp thời trong năm học mới.
Hiện nay, toàn quốc còn 365 trên tổng số 11.124 xã (phường, thị trấn) chưa có trường mầm non, gần 2.900 thôn, bản chưa có nhóm, lớp mầm non. Cả nước còn 12.530 phòng học nhờ, mượn (chiếm 8,4%), tỷ lệ phòng kiên cố thấp (gần 60%)... Để khắc phục tình trạng này, trong năm học 2013-2014, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các địa phương thực hiện có hiệu quả nguồn vốn kiên cố hoá trường học, lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, dự án khác trên địa bàn và đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, thu hút các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để đảm bảo có đủ phòng học an toàn cho trẻ.
Việc thực hiện đề án "Phát triển thiết bị tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015" cũng được người đứng đầu ngành giáo dục mầm non nhấn mạnh. Các trường cần khuyến khích hơn nữa phong trào tự làm đồ dùng, đồ chơi, tuyển chọn và nhân rộng trong toàn ngành các sản phẩm tốt.
"Công tác đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng trường mầm non... cần được làm nghiêm túc", ông Minh nói.
Năm học 2012-2013, toàn quốc có hơn 13.700 trường (tăng 295 trường so với năm học trước). Trong đó, công lập gần 12.100 trường (tăng 636 trường), dân lập 109 trường (giảm 3 trường), tư thục 1.437 trường (tăng 101 trường), bán công 97 trường (giảm 439 trường). Tỷ lệ huy động trẻ mầm non đến trường ở tất cả các độ tuổi đều tăng so với năm học trước, trong đó trẻ nhà trẻ đạt 23% (tăng 0,3%), trẻ mẫu giáo đạt 86,5% (tăng 2,1%). Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi đến trường đạt tỷ lệ 99,7% (tăng 1,1%).
Hoàng Thùy
Theo VNE
Phích nước Trung Quốc chèn cát dưới đáy Từ mẫu do VnExpress cung cấp, các chuyên gia Viện Hóa học kết luận: Chất được bọc trong nilon chèn dưới đáy phích nước Trung Quốc chỉ là cát pha nhằm giữ cho phích đứng vững, không có tác dụng giữ nhiệt. Trao đổi với VnExpress.net chiều 22/8, tiến sĩ Vũ Đức Lợi, Phó viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa...