VnExpress tổ chức cuộc thi ‘Viết nên điều kỳ diệu’
Từ ngày 8/7 đến ngày 8/9, độc giả VnExpress có thể tham gia cuộc thi “ Viết nên điều kỳ diệu” để chia sẻ những hoàn cảnh éo le trong xã hội; gương người tốt, việc tốt điển hình…
Cuộc thi “Viết nên điều kỳ diệu” do VnExpress cùng nhãn hàng Hura Deli tổ chức là nơi để các bạn chia sẻ những tấm gương giàu nghị lực vươn lên trong cuộc sống, những nhân vật có ước mơ xây dựng, giúp đỡ cộng đồng bằng nhiều cách khác nhau nhưng chưa thực hiện được thông qua những bài viết dự thi. Tác phẩm dự thi viết về người thật, việc thật, hoàn cảnh éo le hay những tấm gương sáng vượt qua số phận nghiệt ngã. Đó có thể chàng thanh niên 19 tuổ.i bị chấn thương cột sống do ta.i nạ.n lao động. Ta.i nạ.n đã cướp đi cả sức lực, tương lai và ước mơ, nhưng không làm anh gục ngã. Bằng ý chí, nghị lực, sự kiên trì tập luyện tại trung tậm phục hồi chức năng…, anh đã “đứng dậy” trở lại cuộc sống, với “đôi chân” là chiếc xe lăn… Bài dự thi cũng có thể là những ý tưởng sống, dự án hay có thể ứng dụng được vào cuộc sống để giúp đỡ cho những người nghèo, người gặp khó khăn trong xã hội…
Bé Phạm Bảo Liêm quê Thái Bình bị dị tật bẩm sinh.
Thời gian nhận bài dự thi từ ngày 8/7. Mỗi tác phẩm dự th.i th.ể hiện dưới dạng bài viết (tiếng Việt, có dấu, tối đa 1.000 từ, font Unicode). Tác phẩm dự thi gửi kèm theo 3 hình ảnh minh họa (định dạng JPEG hay JPG, chiều ngang dưới 1.000 pixel. Dung lượng mỗi bức lớn hơn 0,3MB nhưng không vượt quá 5MB, có chú thích rõ ràng, dễ hiểu) hoặc video có thời lượng không quá 3 phút, định dạng flv hoặc mp4, kèm theo tiêu đề phản ánh nội dung câu chuyện. Người dự thi tải video lên Youtube rồi gửi đường link cho VnExpress.
Cuộc thi kéo dài trong 8 tuần từ ngày 8/7 đến ngày 1/9 trên trang tin Xã hội của VnExpress. Cuối chương trình, ban tổ chức sẽ chọn ra 4 giả.i thưởn.g chung cuộc: một giải nhất, một giải nhì, một giải ba và một giải khuyến khích. Ngoài ra, ban tổ chức còn có giải hàng tuần và hàng tháng cho các bài viết xuất sắc. Nhà tài trợ cũng có nhiều phần quà cho nhân vật trong bài viết của người dự thi. Tổng giá trị giả.i thưởn.g là 30 triệu đồng tiề.n mặt cộng với quà tặng từ nhà tài trợ.
Danh sách người được bình chọn tuần sẽ được công bố trước 17h ngày đầu tiên của tuần tiếp theo. Ngày 9/9, các bài dự thi đoạt giải chung cuộc do ban tổ chức lựa chọn sẽ được công bố trên chuyên mục Xã hội của VnExpress. Chương trình được phối hợp tổ chức bởi nhãn hàng Hura Deli – Công ty cổ phần Bibica. Độc giả gửi bài dự thi về địa chỉ email: media@vnexpress.net.
Video đang HOT
Theo VNE
Nhà cổ Đường Lâm có thể được hỗ trợ 800 triệu đồng
"Nhà cổ cần bảo tồn nguyên vẹn có thể được hỗ trợ tối đa 700-800 triệu đồng, nhà truyền thống có mức hỗ trợ 100-200 triệu đồng", ông Nguyễn Quang Sơn, Bí thư thị xã Sơn Tây (Hà Nội) trao đổi với VnExpress ngày 25/6.
Bí thư Hà Nội xin lỗi người dân Đường Lâm
Dân chỉ được xây nhà một tầng tại Đường Lâm
- Sau hơn một tháng gửi đơn xin rút danh hiệu làng cổ, ông nhận thấy tâm tư người dân Đường Lâm như thế nào?
- Sau vụ việc, lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo quyết liệt, từ Bí thư Thành ủy về địa phương chỉ đạo trực tiếp, các sở ngành vào cuộc, thị xã cũng thường xuyên họp bàn về cơ chế, chính sách. Người dân đã hiểu được điều đó, nhận thấy đây là di tích quan trọng, là di tích sống. Tuy nhiên, cũng có người chưa thật sự yên tâm, mong chính quyền sớm triển khai các quyết định có hiệu quả.
- Thị xã đã đề xuất cơ chế, chính sách gì để hỗ trợ người dân?
- Quy hoạch bảo tồn làng cổ đang được hoàn thiện, có thể thành phố sẽ phê duyệt trong tháng 7. Các dự án mà người dân quan tâm như trường học, di tích đã được đưa vào kế hoạch để triển khai. Trường hợp tái định cư đã được xác định vị trí, đang được lấy ý kiến nhân dân. Tất cả thủ tục phải theo quy trình nên không thể bỏ bớt được.
Chúng tôi cũng đề xuất cơ chế hỗ trợ nhà cổ loại 1, loại 2, loại 3. Với nhà cổ thì phải hỗ trợ 100% để bảo tồn nguyên vẹn , có thể tới 700-800 triệu đồng , gồm khung nhà, vật liệu, gỗ, cấu kiện . Nhà truyền thống thì có thể hỗ trợ vật liệu, chi phí ít hơn, khoảng 100-200 triệu đồng. Trước đây chúng tôi đã tu sửa 10 nhà từ ngân sách thành phố, có nhà đã được hỗ trợ tới 800 triệu đồng.
UBND thị xã đã tính toán tổng chi phí 500 tỷ đồng , bao gồm các dự án cần triển khai, cả đề án giãn dân, hỗ trợ dân trong giai đoạn đầu. Trong đó, ngân sách hỗ trợ người dân sửa nhà là khoảng 20-30 tỷ đồng, từng di tích có chi phí tu sửa riêng, trung bình khoảng 20 tỷ.
Bên cạnh những ngôi nhà cổ, Đường Lâm có những ngôi nhà hai tầng. Ảnh: Hoàng Hà.
- Trong dự thảo quy hoạch đã xác định không được xây nhà 2 tầng trong khu vực trung tâm (làng Mông Phụ), vậy nhu cầu sửa chữa nhà của người dân sẽ được giải quyết như thế nào?
- Nhìn chung người dân làng cổ mong muốn được xây dựng nhà 2 tầng để đáp ứng nhu cầu ở, song để bảo tồn di tích cần phải theo Luật di sản văn hóa. Không chỉ bảo tồn di tích mà cả cảnh quan, không gian. Nếu cho phép xây 2 tầng thì chắc chắn phá vỡ cảnh quan nên chúng ta phải xác định có những việc nhân dân đề nghị nhưng chưa phù hợp với Luật di sản thì phải tuyên truyền. Tôi tin rằng người dân sẽ hiểu được vì mục đích là bảo tồn.
Theo quy chế giãn dân thì sẽ có quy định cụ thể hộ bao nhiêu khẩu sẽ phải giãn dân và được cấp đất giãn dân. Với các nhà trong diện phải phá dỡ cũng sẽ được hỗ trợ tu sửa.
- Tuy nhiên, nhiều người dân lo lắng phải mua đất và chi phí xây dựng nhà tại nơi ở mới trong khi điều kiện kinh tế khó khăn?
- Người dân Đường Lâm nghèo nên thời gian qua họ chưa có điều kiện xây dựng nhiều, nếu dân giàu có thì giờ đây không còn làng cổ. Phần lớn dân chỉ sửa chữa nhỏ, đảo ngói, chống dột, nên cảnh quan làng cổ được bảo tồn. Song vì nghèo nên nếu cấp đất chỗ mới mà không có hỗ trợ thì người dân rất khó khăn.
Theo tôi, Nhà nước phải có cơ chế hỗ trợ như đầu tư làm hạ tầng, người dân chỉ mất tiề.n đất. Ví dụ 100 m2 đất nông thôn giá là 70 triệu đồng, người dân sẽ phải nộp tiề.n đất trong một thời gian nào đó. Ngoài ra người dân sẽ vẫn phải bỏ tiề.n làm nhà khoảng 200 triệu đồng.
- Sau sự việc ở làng cổ Đường Lâm, ông có thể rút ra bài học gì từ công tác quản lý, bảo tồn di tích làng cổ?
- Tôi nhận thấy công tác quản lý di tích Đường Lâm thời gian qua còn nhiều bất cập . Qua sự việc này cho thấy công tác quản lý di tích cần được thành phố quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là di tích lớn, di tích đặc biệt vì thị xã không đủ nguồn lực, khả năng quản lý để triển khai. Bảo tồn làng cổ Đường Lâm là một vinh dự đối với thị xã Sơn Tây, chúng tôi tin rằng bà con làng cổ sẽ ủng hộ để cùng chính quyền thực hiện tôn tạo, bảo tồn, từng bước thực hiện công việc tu bổ, đưa di sản này trở thành di sản quốc gia đặc biệt và di sản thế giới.
Theo VNE
Học sinh hoang mang trước tin thất thiệt về thi tốt nghiệp THPT Chiều qua 23/3, nhiều học sinh lớp 12 rất hoang mang khi đọc tin trên mạng rằng 6 môn thi tốt nghiệp năm nay là: Toán, Văn, Ngoại ngữ, Thể dục, GDCD và môn Công nghệ. Khẳng định với PV Dân trí, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, tuần sau Bộ mới công bố 6 môn thi. Chiều tối qua, cô Nguyễn Mỹ...