Dậy thì sớm dễ bị u quái hỗn hợp
Dấu hiệu dậy thì sớm thường liên quan đến các khối u mô đệm buồng trứng, có thể gặp trong u xoang nội bì, ung thư biểu mô rau, u quái hỗn hợp.
U tế bào mầm buồng trứng thường gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đỉnh cao từ 10 – 14. Khoảng 1% khối u ác tính ở độ tuổi này.
U tế bào mầm chiếm đến 2/3 số trường hợp u buồng trứng ở trẻ em bao gồm: U loạn mầm, u xoang nội bì ( u túi noãn hoàng), u quái chưa trưởng thành, ung thư biểu mô phôi. Biểu hiện: 80% bệnh nhi đau bụng, đau thường âm ỉ kéo dài, tuy nhiên, 1/3 số trường hợp có đau bụng dữ dội, nguyên nhân thường là do xoắn u và rất dễ nhầm với viêm ruột thừa cấp. Các dấu hiệu khác có thể gặp là: Khối u vùng bụng, sốt, táo bón, mất kinh, chảy máu âm đạo, bí tiểu.
Dấu hiệu dậy thì sớm thường liên quan đến các khối u mô đệm buồng trứng, có thể gặp trong u xoang nội bì, ung thư biểu mô rau, u quái hỗn hợp. Chẩn đoán bằng siêu âm giúp xác định một khối u vùng chậu, bụng là nang hay đặc. Một khối u đặc ở buồng trứng thường là ác tính, cần phân biệt với khối u quái lành tính. Chụp cắt lớp vi tính vùng bụng, chậu có thể xác định vị trí tổn thương, mức độ lan rộng của khối u, các ổ canxi hóa, vị trí di căn và giúp theo dõi điều trị.
Chỉ định điều trị tùy theo giai đoạn bệnh, thường là phẫu thuật lấy bỏ tổn thương và đánh giá giai đoạn bệnh, kết hợp với hóa chất và xạ trị.
Theo ThS Trần Anh (Bệnh viện K)/ (Kiến thức)
Trẻ dậy thì sớm
Thông thường, thời điểm dậy thì ở trẻ không sớm hơn thời điểm 7 - 8 tuổi đối với nữ và 9 tuổi đối với nam (tuổi dậy thì trung bình của trẻ là khoảng 10 tuổi ở nữ và 12 tuổi ở nam). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếui một trẻ gái có các dấu hiệu dậy thì vào lúc 5 tuổi? Và tình trạng dậy thì sớm (precocious puberty) này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như thế nào?
Video đang HOT
Ảnh minh họa:Internet
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, tình trạng dậy thì sớm (DTS), trước thời điểm trẻ nữ 7-8 tuổi và trẻ nam 9 tuổi, có thể gây khó khăn về mặt thể chất và cảm xúc ở trẻ. Đôi khi đó cũng là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề sức khỏe nào đó.
Trẻ thiệt thòi gì khi dậy thì sớm?
Thông thường, sau giai đoạn dậy thì, chiều cao của trẻ cũng sẽ ngừng phát triển. Bởi vì khung xương của trẻ đã được định hình và trưởng thành. Đối với trẻ DTS, xương ngừng phát triển sớm hơn bình thường và trẻ thường sẽ không đạt được hết chiều cao tiềm tàng khi đến tuổi trưởng thành sau này. Quá trình bột phát sớm có thể giúp trẻ phát triển chiều cao nhanh hơn những trẻ cùng tuổi ở một thời điểm nhất định, nhưng chúng sẽ ngừng phát triển chiều cao sớm hơn và thường đạt chiều cao thấp hơn chiều cao mà lẽ ra trẻ có thể đạt được khi trưởng thành.
Tình trạng DTS cũng có thể khiến trẻ gặp khó khăn về mặt cảm xúc và xã hội. Ví dụ, đối với những trẻ gái DTS thường có cảm giác bối rối, ngượng ngùng trước sự thay đổi về thể chất, như có kinh nguyệt hoặc ngực phát triển hơn so với những trẻ cùng tuổi. Nhưng phần khó khăn nhất mà trẻ gặp phải là thường bị chòng nghẹo bởi những đứa trẻ khác do cơ thể chúng "phổng phao" sớm, đặc biệt là đối với những trẻ gái.
Ngay cả những cảm xúc và hành động cũng sẽ thay đổi ở những trẻ DTS. Những trẻ gái có thể trở nên ủ rũ và cáu kỉnh. Đối với trẻ trai có thể trở nên hung hăng, đồng thời phát triển nhu cầu và đòi hỏi tình dục sớm, không phù hợp với độ tuổi của chúng.
Nguyên nhân dậy thì sớm
Quá trình phát triển của giai đoạn dậy thì thường bị thúc đẩy bởi vùng não giúp kiểm soát chức năng của tuyến yên (hypothalamus). Vùng não này sẽ chuyển tín hiệu tới tuyến yên (một tuyến có hình hạt đậu nằm gần phần đáy não) để phóng thích ra một loại hormone kích thích buồng trứng (ở trẻ gái) hoặc tinh hoàn (ở trẻ trai) tạo ra hormone sinh dục.
Đôi khi, tình trạng DTS cũng có thể bắt nguồn từ vấn đề thuộc cấu trúc ở não (như một khối u), tổn thương não do bị chấn thương đầu, một bệnh nhiễm trùng (như viêm màng não), hay cũng có thể do một vấn đề nào đó ở buồng trứng hoặc tuyến giáp đã thúc đẩy cơ thể trẻ DTS hơn bình thường.
Đa số trẻ gái không do vấn đề bệnh lý cơ bản và bắt đầu DTS không rõ lý do. Đối với những trẻ trai, tình trạng DTS có nhiều khả năng liên quan đến những vấn đề bệnh lý.
Khoảng 5% trẻ trai DTS do yếu tố di truyền, do cha truyền sang con trai, hoặc từ ông ngoại truyền sang cháu trai thông qua người mẹ. Tuy nhiên, có ít hơn 1% trẻ gái DTS chịu ảnh hưởng bởi yếu tố này.
Dấu hiệu dậy thì sớm
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu thấy trẻ có những biểu hiện trưởng thành về giới tính sớm, bao gồm: ngực phát triển, tăng chiều cao một cách đột ngột, có kinh nguyệt, tinh hoàn và dương vật gia tăng nhanh về kích cỡ, lông tay, lông chân và lông dưới cánh tay xuất hiện nhiều...
Sự thay đổi về thể chất của trẻ trong suốt giai đoạn dậy thì thường là bằng chứng giúp bác sĩ cho tiến hành kiểm tra. Để xác định và chẩn đoán chính xác việc DTS, bác sĩ có thể đề nghị kiểm tra nước tiểu và máu của trẻ để dò tìm mức hormone sinh dục cao bao nhiêu. Đồng thời, tiến hành chụp X.quang xương cổ tay và cánh tay để biết xương của trẻ có trưởng thành quá nhanh hay không.
Ngoài ra còn có những phương pháp kiểm tra khác, như chụp CT, MRI (hình ảnh cộng hưởng từ) và siêu âm có thể giúp bác sĩ mau chóng tìm ra những nguyên nhân đặc thù gây nên tình trạng DTS ở trẻ, như có khối u trong não, buồng trứng hoặc tinh hoàn hay không.
Cách điều trị
Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng trẻ DTS, họ sẽ đề nghị chuyển trẻ đến một bác sĩ nội tiết ở khoa nhi (bác sĩ chuyên điều trị về sự phát triển và những rối loạn hormone ở trẻ) để đánh giá chính xác và có hướng điều trị thích hợp.
Khi tình trạng DTS được chẩn đoán, mục tiêu của việc điều trị là làm dừng hoặc đảo nghịch sự phát triển giới tính và đồng thời làm ngừng quá trình phát triển và trưởng thành của xương - những vấn đề có thể tạo nên vóc người thấp bé ở trẻ khi đến tuổi trưởng thành.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây DTS, có hai cách khả dĩ để điều trị, bao gồm: Điều trị nguyên nhân cơ bản hoặc bệnh lý như khối u não... Làm giảm mức hormone sinh dục bằng các loại thuốc giúp dừng tốc độ phát triển giới tính.
Trong vài trường hợp, việc điều trị các vấn đề sức khỏe cơ bản có thể giúp dừng sự tiến triển của việc DTS. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp, vì không có những bệnh lý khác tác động, việc điều trị DTS thường bao gồm liệu pháp hormone, giúp ngừng sự phát triển giới tính ở trẻ.
Phương pháp điều trị bằng hormon được tán thành hiện nay là sử dụng dược liệu gọi là LHRH analog (LHRH là các ký tự viết tắt của luteinizing hormone-releasing hormone và còn gọi là hormone hướng sinh dục) - có tác dụng tương tự như loại hormone tổng hợp, giúp ngăn cản quá trình cơ thể sản xuất ra các loại hormone sinh dục gây ra tình trạng DTS ở trẻ. Hiệu quả có thể thấy rõ trong vòng một năm sau khi trẻ điều trị bằng LHRH analog. Ngoài ra, phương pháp này còn được đánh giá là rất an toàn và không gây phản ứng phụ ở trẻ.
Đối với trẻ gái, kích cỡ ngực có thể giảm đi hoặc ít nhất ngừng phát triển. Đối với trẻ trai, dương vật và tinh hoàn có thể co rút trở lại kích cỡ bình thường ở tuổi của chúng. Quá trình phát triển chiều cao cũng sẽ chậm lại tới một tốc độ như mong đợi của trẻ trước khi dậy thì. Thái độ và tâm lý của trẻ cũng sẽ trở nên thích hợp với lứa tuổi của chúng hơn.
Chăm sóc trẻ dậy thì sớm
Các bậc cha mẹ cần cung cấp cho trẻ những kiến thức chính xác và dễ hiểu về chuyện gì đang xảy ra với trẻ. Hãy giải thích cho trẻ biết rằng, những sự thay đổi đó là bình thường đối với tất cả những đứa trẻ tuổi "teen", và riêng cơ thể của trẻ đã đạt đến giai đoạn đó hơi sớm hơn bình thường. Giúp trẻ hiểu biết về những điều gì trẻ sẽ phải đương đầu cũng như cách điều trị, cùng với các phương pháp tự chăm sóc bản thân.
Các bậc phụ huynh bảo theo dõi sát các dấu hiệu gây khó khăn hoặc khiến trẻ bị chòng ghẹo khi DTS, những điều này có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về mặt cảm xúc của trẻ. Chú ý những dấu hiệu cảnh báo thông thường để trao đổi với bác sĩ bao gồm: Bị điểm kém hay những vấn đề về đạo đức xảy ra ở trường; không còn hứng thú với các hoạt động hàng ngày; tâm trạng buồn phiền...
Làm cách nào để giải quyết vấn đề DTS cũng có thể quyết định đến sự thành công trong việc chăm sóc trẻ. Mục tiêu là giúp trẻ dừng phát triển những diễn biến xấu trong nhận thức về bản thân hoặc lòng tự trọng của trẻ. Hãy luôn tạo ra một môi trường ủng hộ quanh trẻ, tránh tập trung những lời bình luận về những thay đổi thể chất của trẻ, thay vào đó là ca ngợi những thành tựu trong học tập hoặc thể thao mà trẻ đã đạt được, đồng thời ủng hộ và khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động khác.
Quan trọng nhất, phụ huynh cần ghi nhớ DTS là bệnh có thể điều trị. Các bác sĩ có thể giúp duy trì khả năng phát triển chiều cao tiềm tàng của trẻ cho đến tuổi trưởng thành, cũng như giới hạn các khó khăn về mặt xã hội hoặc cảm xúc mà trẻ phải đương đầu.
Nguyễn Niệm (Theo Kidshealth)
Trị sỏi thận đúng cách để tránh biến chứng Sỏi thận hình thành là do sự tăng quá mức nồng độ các chất khoáng như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho. Sỏi thận ban đầu có thể không gây ra triệu chứng gì nhưng càng về sau càng gây ra các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể: Những biến chứng của sỏi thận Sỏi thận hình thành là...