Dậy sóng mạng xã hội: Đằng sau bức ảnh bố khoe con trai là câu chuyện khiến ai cũng thán phục
Câu chuyện phía sau bức ảnh khoe khuôn mặt cậu con trai ngộ nghĩnh được đặt ngay trước mặt khi lái xe của ông bố trẻ khiến người đọc không khỏi bất ngờ.
Mới đây, tài khoản có tên N.T đăng tải một bức ảnh trên hội nhóm về xe thu hút sự chú ý của nhiều người. Theo đó, N.T chỉ đơn giản khoe một tấm hình của con trai với biểu cảm cười tươi được ghép hình ngộ nghĩnh.
Tài khoản N.T chia sẻ bức ảnh kèm theo dòng chữ: “Cách em xài để hạn chế tay lái các cụ ạ”.
Theo tài khoản này chia sẻ, anh dùng cách này để nhìn thấy con mỗi khi điều khiển phương tiện trên đường nhằm mục đích làm chủ tốc độ. Anh cũng hài hước cho rằng cách hạn chế tốc độ này còn hiệu quả hơn cả… cảnh sát giao thông.
Bức ảnh ngay sau khi được đăng tải đã gây bão mạng. Các thành viên trong hội đã thể hiện sự đồng tình và hào hứng với cách làm đặc biệt của chủ xe này. Nhiều người gửi lời chúc bình an đến cho ông bố và không quên khen ngợi anh là người đàn ông của gia đình.
Tài khoản H.T bình luận: “Nhìn vào nó tinh thần trách nhiệm tăng lên gấp vạn lần”.
Một thành viên khác ủng hộ: “Em nghĩ anh em nên nhân rộng ý tưởng này của chủ thớt. Mình có thể không vì mình nhưng phải vì gia đình”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, những người hài hước thì nhắc N.T nên in thêm cả ảnh vợ hay thậm chí ảnh… cô hàng xóm để đặt trên xe. Ông bố trẻ cũng vui vẻ đáp trả: “Cho “sư tử” nhà em lên là em chỉ muốn đi luôn ấy cụ ạ. Ha ha. Còn nếu ảnh cô hàng xóm thì em lại khỏi được về nhà bác ạ”.
Trước đây, nhiều bác tài xế cũng thể hiện sự sáng tạo của mình khi dán lên xe những dòng chữ để khiến những tay lái khác điều chỉnh tốc độ phù hợp. Khi đọc những câu “Xin đừng hôn em” hay “Đừng đẩy em, để em tự đi” khiến không ít người phải bật cười mà kiềm chế tay lái.
Theo nguoiduatin.vn
Bị quấy rầy trong rạp phim, cô gái đăng đàn chia sẻ câu chuyện, dân mạng liền bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc
Văn hóa xem phim rạp của khán giả Việt, nhất là bộ phận khán giả trẻ đang là vấn đề nhức nhối được bàn luận từng ngày. Nếu mỗi người đều ý thức được hành vi của mình, có lẽ nhiều câu chuyện đã không bị đẩy đi quá xa.
Xem phim rạp là một trong những loại hình giải trí cơ bản và thông dụng nhất đối với giới trẻ. Ngày nay, trong làn sóng hội nhập của quốc gia, quá dễ dàng để bạn có thể tìm được một bộ phim hay được công chiếu ở bất cứ rạp phim nào. Thế nhưng, có một thực tế đáng buồn được nhắc đi, nhắc lại hàng ngày đó chính là "văn hóa xem phim rạp".
Nhắc đến nét văn hóa khi ra rạp, chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ: "Ôi chao, ra rạp xem một bộ phim ngót nghét 2 tiếng đồng hồ thì có gì mà văn hóa với cả văn minh". Tuy nhiên, vừa qua, sự kiện một cặp đôi vô tư "làm chuyện abc xyz" trong một rạp phim gây xôn xa dư luận đã làm dấy lên sự quan ngại sâu sắc về cách hành xử của giới trẻ ở nơi công cộng. Đó chỉ là một trong những sự việc nổi cộm, đáng được công chúng quan tâm.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, hàng ngày, trên các trang mạng xã hội vẫn ra rả chia sẻ những mẫu chuyện về "văn hóa rạp phim" khiến khổ chủ cũng không biết cư xử ra sao cho phải phép. Bên dưới là một câu chuyện như vậy:
"À! Xin phép các bạn cho mình khẩu nghiệp một hôm.
Chả là trưa này mình muốn đi coi phim nên ra CGV chọn 1 phim sắp chiếu và mua vé. Lúc mình mua vé là chỉ có một mình thôi nên mình ngồi hàng giữa, sau đó, lại có 1 cặp vào ngồi sau mình. Chuyện không có gì đáng nói khi mà cái chị gái sau lưng cứ đạp bộp bộp vào ghế mình. "Chị ơi! Đừng đạp ghế nữa, em cảm ơn."
*Bộp! Bộp! Bộp! Bộp*
(Ảnh: Facebook)
Mình móc điện thoại ra cho 1 pô ảnh như dưới và chị gái né nên chỉ được nửa mặt. Rồi mình cáu nên xách đồ sang ghế bên cạnh ngồi (vì rạp nay vắng).
Mặt mũi cũng xinh trai đẹp gái mà sao lại như vậy hở???
Mình xem phim đã không còn hay nữa!! Và mình lại đi ra khỏi rạp. Này là do mình khó tính quá hay là do cặp đó bất lịch sự đây hả các bạn. Mình đi CGV ở Aeon Tân Phú."
Có lẽ không riêng gì cô.nái chia sẻ câu chuyện này từng gặp phải tình huống oái ăm. Như được "gãi đúng chỗ ngứa", cộng đồng mạng lập tức có những chia sẻ đồng cảm.
C.H.T cho biết: "Này còn nhẹ. Bữa mình đi gặp nguyên đám. Vào rạp xem phim mà y như ngồi ở nhà. Bàn tán, cười hả hả, chọc nhau các kiểu, rồi còn đạp vào ghế mình. Phải chi đạp 1, 2 lần không nói. Đạp tận chục lần.
(Ảnh: Facebook)
H.T.M cũng góp thêm tiếng nói để thể hiện sự đồng cảm: Cái hôm đầu tiên chiếu Narratage ở rạp CGV Vincom Nguyễn Chí Thanh. Có mấy con bé ngồi sau mình cứ bàn luận từ đầu đến cuối phim xong cười khúc khích. Rạp nhớ hôm đó cũng không đông. Các bạn ấy chê diễn viên các kiểu. Mấy lần đạp chân vô ghế mình nữa. Khó chịu dễ sợ mà phim đang hay nên mình không muốn quay lại nhắc.
Đồng ý rằng, khi chúng ta chịu bỏ tiền cho một loại hình dịch vụ nào đó, chúng ta có quyền được hưởng tất cả những quyền lợi tương ứng với giá trị mình đã bỏ ra. Nhưng rạp phim, xét về nhiều mặt, vẫn là nơi công cộng. Mà đã là nơi công cộng thì sẽ phải phục vụ cho nhu cầu của rất nhiều người nên càng cần hơn sự tự ý thức đến từ từng cá nhân.
Theo vietnamnetjsc.vn
Bé trai nhà nghèo nhặt được túi vàng ngồi đợi trả lại người mất, nhìn số vàng mà cảm phục em vô cùng Đứng đợi không thấy người nào đến nhận, cậu bé Đinh Thế Dũng đã mang 3 chiếc nhẫn vàng, 1 bông tai vàng và 1 dây chuyền vàng nhặt được đến đồn công an trình báo. Cuộc sống là vậy, đôi khi người ta bị ma lực của đồng tiền và vật chất che mờ lý trí mà có những hành động lừa...