Dậy sóng câu chuyện “chữ hiếu thời hiện đại”: Mới ra trường lương 6 triệu bị mẹ bắt gửi tiền về, giải thích “không có” thì mẹ lạnh lùng cúp máy
Lương tháng ít ỏi nhưng tháng nào mẹ cũng dặn nhớ gửi tiền về, tân cử nhân biết xoay sở thế nào?
Cuộc sống sống của chúng ta đang dần thay đổi sự phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, nhưng có một thực tế phũ phàng mà qua bao tháng năm vẫn không thay đổi, đó là đa phần sinh viên thời nào cũng khổ, mà khổ nhất là những bạn mới ra trường phải tự mình bươn chải nuôi sống bản thân.
Thế nên mới sinh ra việc “chênh vênh tuổi 22″ khi nhiều bạn trẻ ra đời cảm thấy bế tắc khi đồng lương ít ỏi chỉ 6-7 triệu/tháng nhưng biết bao chi phí đổ vào đầu như tiền thuê nhà, điện nước, xăng xe… khi đã không còn được bố mẹ chu cấp.
(Ảnh minh họa)
Tiền bạc vốn là vấn đề nhạy cảm có thể gây ra bất hòa với gia đình và những bạn sinh viên mới ra trường, điển hình như câu chuyện dưới đây của 1 cô bạn tâm sự trong group tuyển dụng.
“ Có ai cũng đang trong tình trạng đi làm bị áp lực về chuyện tiền bạc không tâm sự chút ạ. Mình sinh năm 98, vừa mới ra trường. Lương tổng tất cả nếu 1 tháng đi làm đầy đủ không nghỉ là 6 triệu (nghỉ ngày nào mất lương ngày đó).
Đi làm được 3 tháng cứ đúng mùng 10 mẹ gọi điện hỏi lương. Gây áp lực chuyện gửi tiền về. Vì nhà mình có bà chị họ đi làm cứ gửi tiền về đều đều nên tháng nào mẹ mình cũng gọi điện hỏi chuyện lương lậu. Rồi thì bắt về quê không cho sống ở Hà Nội. Bảo mẹ là vừa ra trường từ từ con cố gắng thì tắt bụp máy không để mình kịp chào một câu mọi người ạ…“.
Video đang HOT
Câu chuyện “chữ hiếu thời hiện đại” trên đã dậy sóng mạng xã hội khi nhiều bạn trẻ cũng thấy bản thân mình trong đó. Lương mới ra trường 6-7 triệu eo hẹp chỉ vừa đủ trang trải chi phí cá nhân, ăn không dám ăn, tiêu không dám tiêu nhưng cha mẹ lại gọi điện.
Bên cạnh động viên tinh thần, nhiều người cũng chia sẻ hoàn cảnh cô bạn vẫn còn tốt chán vì thực ra kiếm được công việc giữa mùa dịch đối với tân sinh viên là điều không dễ dàng. Mức lương 6-7 triệu/tháng mới ra trường cũng không phải quá thấp, nếu thật sự chăm chỉ và nỗ lực nhất định sẽ có ngày được hưởng lương cao hơn.
“ Nhớ hồi mình mới làm giáo viên được nhận lớp chính thức có 2,1 triệu/tháng. Nhưng mẹ mình luôn kể con nhà người ta làm tháng kiếm được bao nhiêu, rồi nghĩ mình lương cao mà chẳng đưa đồng nào cho mẹ… Thật sự mấy năm đi làm giáo viên áp lực cơ quan còn không bằng những câu nói ‘xé lòng’ này của gia đình“, bạn Mai Linh bình luận.
“Nên nói thẳng với bố mẹ, chứ đừng cố nhịn hoặc giả vờ bản thân kiếm được nhiều tiền. Có thể mẹ bạn nghĩ bạn lương cao giấu nên mới thế. Thông cảm cho bạn có người mẹ không tâm lý, cùng cố lên nhé!”, bạn Tuyết Anh góp ý.
“Sợ về quê thật sự, cũng sợ nghe điện thoại gia đình luôn. Cứ 2 tháng mới dám về quê 1 lần. Lần nào cũng áp lực chuyện tiền bạc. Xong nghe bố kể con A, cháu B kiếm được 15 triệu/tháng mà mày không đưa được đồng nào. Cảm giác bao nhiêu cố gắng của mình đều đổ xuống sông xuống bể hết“, bạn Anh Dũng tâm sự.
“Tự tin lên cô gái ơi, mức lương 6-7 triệu ra trường năm nay là giỏi lắm rồi. Nhất định phải thẳng thắn với mẹ nhé gái, sinh hoạt trên này bao nhiêu thứ còn điện nước, xăng xe, giao lưu đồng nghiệp… Nhắn bao giờ con có nhất định sẽ gửi về cho cha mẹ“, bạn Diệp Lan chia sẻ.
“ Mỗi người một cuộc sống, bạn biết cố gắng là được. Bạn có so bố mẹ với bố mẹ chị họ đâu mà bố mẹ so đo buồn cười vậy. Bạn cứ chi tiêu sinh hoạt, có gì gửi trong mức vừa phải, đừng biến thành 1 thủ tục lạnh lùng cứ đến ngày đó là giao nộp tiền cho bố mẹ. Thư thả một chút bạn à, công việc đã căng thẳng lắm rồi“, bạn Hà Phương bình luận.
Chồng đưa vẻn vẹn 20 nghìn đi chợ và mắng "khéo co thì ấm" tới khi nhìn mâm cơm vợ nấu "cực chất" mà anh đứng hình
"Sáng qua đi chợ, trong ví không còn đồng nào, em nhắc chồng đưa thêm mà anh cằn nhằn lên lớp mắng vợ đàn bà phải biết chi tiêu...", người vợ kể.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến rạn nứt hôn nhân là vấn đề kinh tế tài chính. Khi hai vợ chồng không thống nhất chuyện quản lý kinh tế, phân chia tiền anh tiền tôi, thiếu sự tôn trọng giữa bên bên, chắc chắn xảy ra cãi vã.
Như câu chuyện mới được người vợ chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây chẳng hạn. Vì chồng sống quá tính toán, chặt chẽ khiến cô mệt mỏi than thở: " Ngày con gái em ghét nhất đàn ông keo kẹt kiểu 'đong ly nước mắm, đếm củ dưa hành'. Nhưng hình như ở đời ghét của nào trời trao của ấy hay sao ấy. Cuối cùng em vớ ngay được anh chồng keo có hạng luôn.
Ảnh minh họa
Chồng em làm sale, thu nhập trung bình một tháng được khoảng 15 tới 17 triệu. Tháng nào đạt kpi, có thêm thưởng nữa thì khoảng được 20 triệu song không bao giờ anh ấy đưa tiền cho vợ quản. Từ lúc cưới, chồng em đã quy định lương hai đứa chia làm 2 khoản rõ ràng, em được 12 triệu dùng cho chi tiêu sinh từ tiền thuê nhà, ăn uống, đối nội đối ngoại. Lương của anh giữ lại tiết kiệm lo việc lớn.
Tuy nhiên, sau khi em sinh bé đầu lòng, vì chưa nhờ được ai trông con, chồng em yêu cầu vợ ở nhà chăm bé cứng cáp đến khi gửi trẻ được thì em quay lại đi làm. Kinh tế tự anh lo được, coi như mất một thời gian không tích lũy. Con lớn tính sau.
Ban đầu mỗi tháng chồng đưa cho em 15 triệu, sau anh dần co bớt xuống còn 10 triệu rồi 7, 8 triệu. Hai tháng nay thì đưa cho đúng 5 triệu. Em hỏi, chồng giải thích công việc làm ăn ngày một khó, không về được số, lương giảm. Thực tế, thi thoảng em mở xem tin nhắn nhận lương của anh lại hoàn toàn không phải vậy. Bực mình em nói, chồng lại gắt gỏng: 'Sao đàn bà các cô chỉ thích tiêu tiền hoang tàn thế nhỉ. Cứ kiếm bao nhiêu tiêu bấy nhiêu thì tôi có làm còng lưng, gẫy xương cũng không phục vụ được cho vợ tiêu xài'.
Thật sự gần 1 năm ở nhà sống cảnh kinh tế phụ thuộc, em như người bị buộc chân trói tay cảm giác như lời ăn tiếng nói cũng không còn được chồng tôn trọng. Nhiều lúc ức chế, em chỉ muốn đi làm ngay. Có điều con nheo nhóc quá, đành cắn răng nín nhịn thêm thời gian nữa.
Mấy hôm trước con ốm, nguyên tiền thuốc thang, hút rửa mũi, long đờm cho thằng bé đã hết gần 1,5 triệu thành ra tháng này tiêu bị âm từ giữa tháng. Sáng qua đi chợ, trong ví không còn đồng nào, em nhắc chồng đưa thêm mà anh cằn nhằn lên lớp mắng vợ đàn bà phải biết chi tiêu kiểu 'khéo ăn thì no khéo co thì ấm'. Nói 1 thôi 1 hồi như tát nước vào mặt vợ, chồng em rút ví đưa cho đúng 20k với lý do hết tiền.
Lần này em không thèm lèo nhèo, nói thêm mà vui vẻ cầm tiền chồng đưa. Mọi việc trong ngày diễn ra như thường lệ. Dọn dẹp xong em đi chợ. Đến tối anh đi làm về, em giục tắm giặt ra ăn cơm. Tuy nhiên vừa ngồi vào mâm, chồng em trợn mắt quát: 'Cơm nước kiểu gì thế này, có tí rau tí trứng ai ăn ai đừng? Cô nấu nướng kiểu gì thế?'.
Chỉ đợi câu này của chồng, em đáp luôn: 'Ô hay, 20k anh đưa em sắm được như vậy là tốt lắm rồi đó. Anh chẳng nói 'khéo ăn thì no, khéo co thì ấm' đó thôi. Công nhận tiêu khéo thì 20 nghìn cũng đủ thức ăn trong ngày, bó rau muống 7k chia 2 bữa, 2 quả trứng vịt 6k. Chiều 7 nghìn lạc rang hoặc tép khô thì cũng ổn. Nếu anh có cao kiến gì để tiêu 20k mà được nhiều thức ăn hơn thì bày em cách hoặc từ mai tự anh chợ búa mua sắm. Em ở nhà chỉ việc nấu thôi, chứ 1 tháng 5 triệu lo từ tiền nhà, điện nước, con cái em chịu không co không kéo nổi'.
Ảnh minh họa
Nói xong em tỉnh bơ ngồi ăn ngon lành. Anh trước giờ quen ăn ngon nên cơm không có thức ăn là không ăn được. Lúc sau em dọn dẹp rửa ráy bát đĩa xong, tự nhiên chồng lại đưa cho thẻ ATM nhẹ nhàng bảo:
'Từ mai em giữ kinh tế để tiện chi tiêu. Anh đi làm suốt không biết mua sắm thế nào cho đủ'.
Đấy, phụ nữ mình cứ gồng sức chiều lòng chồng con song đổi lại chẳng được tin tưởng, tôn trọng. Thế nên đôi khi phải thẳng thắn xử lý vấn đề cho vợ chồng hiểu nhau, thậm chí căng thẳng cãi vã tí cũng được bởi nếu mâu thuẫn không được đả thông thì vợ chồng khó vui vẻ được".
Trong cuộc sống gia đình, kinh tế phải thực hiện đúng nguyên tắc "của chồng công vợ", tôn trọng, tin tưởng bạn đời chính là yếu tố đầu tiên, cơ bản nhất tạo lên 1 cuộc hôn nhân hạnh phúc, bền chặt. Đôi khi căng thẳng, cãi vã không phải là tiêu cực, đáng lo mà ngược lại nó giúp vợ chồng hiểu nhau hơn giống như "sau cơn mưa trời lại sáng" vậy.
Bị tạch phỏng vấn, nữ sinh bức xúc nghi nhà tuyển dụng ưu tiên người quen, nào ngờ bị chỉ ra lỗi sai ai cũng gặp Thế mới thấy muốn vào được một công ty, nhiều bạn sinh viên mới ra trường phải trải qua nhiều vòng thử thách công việc khó nhằn. Để trở thành nhân viên chính thức của bất kỳ một công ty hay tập đoàn nào đó, hầu hết các ứng viên phải trải qua vòng đầu tiên nhất là nộp CV và chờ đợi...