Đầy rẫy rủi ro khi tham gia sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cảnh báo tình trạng đầu tư chứng khoán quốc tế tại Việt Nam khiến nhiều người bị sập bẫy lừa.
Chứng khoán giao dịch trên các sàn này chủ yếu bao gồm chỉ số chứng khoán và các hợp đồng phái sinh (CFD) cổ phiếu trên sàn chứng khoán của các nền kinh tế lớn. Hoạt động đầu tư trên các sàn giao dịch chứnkhoán g quốc tế trực tuyến hiện chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ.
Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thời gian qua có hiện tượng một số tổ chức, cá nhân tự nhận là công ty chứng khoán quốc tế hoặc đại diện sàn giao dịch chứng khoán quốc tế hoặc tự tổ chức sàn giao dịch chứng khoán quốc tế (BE Exchange, DK-Trade, FTXtrade.com, LCM, Multibankfx,…) để kêu gọi, mời chào nhà đầu tư mở tài khoản, gửi tiền vào các ví điện tử, đầu tư vào các loại chỉ số chứng khoán, hợp đồng phái sinh chứng khoán quốc tế trên các sàn giao dịch chứng khoán không phải do Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Việt Nam và công ty con tổ chức, vận hành.
Hình thức kêu gọi đầu tư phổ biến là thông qua mạng xã hội và trực tiếp điện thoại, nhắn tin, các đối tượng này hướng dẫn nhà đầu tư mở tài khoản, nạp tiền và thực hiện giao dịch thông qua các website, ứng dụng do các đối tượng này tổ chức, vận hành (MT4, MT5, Tradingview…).
Hoạt động đầu tư trên các sàn giao dịch chứng khoán quốc tế trực tuyến hiện chưa được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo vệ. (Ảnh minh họa)
Theo thông tin từ các cơ quan Cảnh sát điều tra và đơn từ khiếu nại của nhà đầu tư, một số đối tượng đã thực hiện can thiệp vào giá mã chứng khoán thông qua ứng dụng do họ vận hành dẫn đến nhà đầu tư bị thua lỗ rồi lợi dụng chiếm đoạt tiền đầu tư của họ.
Video đang HOT
Hiện nay, các nhà đầu tư ở Việt Nam tham gia giao dịch, đầu tư vào các sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến dưới 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp. Đối với phương thức giao dịch đầu tiên, nhà đầu tư mở tài khoản trực tiếp trên website của sàn giao dịch và tự thực hiện hoạt động mua, bán chứng khoán quốc tế.
Trong khi đó, nhà đầu tư đầu tư gián tiếp vào chứng khoán trên sàn giao dịch chứng khoán nước ngoài sẽ gửi lệnh mua, bán thông qua cá nhân hoặc tổ chức tự nhận là đại diện của sàn tại Việt Nam và cá nhân, tổ chức này sẽ thay nhà đầu tư chuyển tiền, rút tiền và nhập lệnh lên sàn; thông báo lãi, lỗ cũng như yêu cầu nhà đầu tư chuyển thêm tiền nếu tài khoản bị lỗ dẫn đến thiếu hụt tài sản ký quỹ.
Theo quy định pháp luật hiện hành, ngoài SGDCK Việt Nam và công ty con không tổ chức, cá nhân nào được phép tổ chức và vận hành thị trường chứng khoán. Công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam phải được UBCKNN cấp phép, các cá nhân thực hiện hoạt động môi giới cần đáp ứng tiêu chuẩn nghiệp vụ cũng như được UBCKNN cấp chứng chỉ hành nghề. Các loại chứng khoán được phép giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được pháp luật về chứng khoán quy định và phải đáp ứng các điều kiện về niêm yết và đăng ký giao dịch trước khi được đưa vào giao dịch trên các SGDCK.
Nhận thấy rủi ro từ các sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến, UBCKNN khuyến cáo nhà đầu tư trên phương tiện thông tin đại chúng cần cẩn trọng khi tham gia đầu tư trên các sàn giao dịch không phải do SGDCK Việt Nam và công ty con tổ chức, vận hành. Khi tham gia các sàn giao dịch chứng khoán trực tuyến nêu trên, nhà đầu tư hoàn toàn tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình và không được pháp luật bảo vệ.
Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm vận hành hệ thống KRX
Đẩy nhanh quá trình thử nghiệm, sớm hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin KRX để đưa vào vận hành, tạo điều kiện triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới cho thị trường chứng khoán trong thời gian tới.
Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi tại Hội nghị công tác chỉ đạo điều hành 5 tháng đầu năm 2022 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa tổ chức.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi ghi nhận những kết quả và nỗ lực của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 5 tháng đầu năm, đặc biệt là triển khai quyết liệt, kịp thời, có hiệu quả các biện pháp cấp bách nhằm trấn an tâm lý nhà đầu tư, hỗ trợ thị trường chứng khoán sớm ổn định trở lại.
Đối với những điểm còn tồn tại, hạn chế, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi yêu cầu cần nhanh chóng khắc phục, hoàn thiện để đảm bảo quản lý điều hành thị trường đạt hiệu quả cao hơn, tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định, thông suốt, an toàn.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cho biết, nhiệm vụ năm 2022 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các đơn vị còn rất lớn, do đó phải tiếp tục nỗ lực, đặt quyết tâm cao nhất để hoàn thành tốt kế hoạch công tác đã đặt ra từ đầu năm.
Đối với diễn biến của thị trường chứng khoán, dù đã có nhịp phục hồi tích cực trong những tuần gần đây và về trung dài hạn vẫn được hỗ trợ từ các yếu tố nền tảng vĩ mô, cũng như yếu tố nội tại của thị trường, nhưng bối cảnh chung trên toàn cầu đang gặp nhiều thách thức và biến động khó lường. Do vậy, Ủy ban Chứng khoán cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ, tăng cường dự báo để chủ động hơn các giải pháp nhằm hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển ổn định.
Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi cũng đã yêu cầu các đơn vị cần tập trung thực hiện từ nay tới cuối năm 2022 và thời gian tới. Cụ thể, khẩn trương rà soát, nghiên cứu các quy định pháp lý và các cơ chế, chính sách để kịp thời đề xuất Bộ Tài chính trình các cấp sửa đổi, bổ sung kịp thời, đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển của thị trường chứng khoán, nhất là qua 2 năm COVID-19 vừa qua.
Các đơn vị trong ngành chứng khoán tăng cường quản lý, giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng khoán, đảm bảo các tổ chức này hoạt động lành mạnh, đúng quy định pháp luật, từ đó phát huy tích cực vai trò là đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ, sản phẩm trên thị trường chứng khoán. Đồng thời, đẩy mạnh việc giám sát thị trường chứng khoán, nâng cao vai trò giám sát các tuyến, nhất là các đơn vị giám sát tuyến đầu để kịp thời phát hiện các giao dịch có dấu hiệu bất thường.
Đối với giám sát công ty đại chúng, các đơn vị tiếp tục tăng cường giám sát chặt chẽ về công bố thông tin, đặc biệt là thông tin tài chính, báo cáo tài chính kiểm toán, cũng như chấn chỉnh, tăng cường chất lượng kiểm toán của các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán. Cùng đó, các đơn vị rà soát, giám sát, kiểm tra và có biện pháp thúc đẩy, xử lý sai phạm đối với các doanh nghiệp không tuân thủ quy định về cổ phần hóa gắn với niêm yết/đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống tiêu chí giám sát, xây dựng hệ thống cảnh báo đối với các giao dịch chứng khoán có dấu hiệu bất thường; đồng thời, nghiên cứu, đề xuất để sửa đổi một số tiêu chí của chỉ số VN30.
Về nâng hạng thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí, chủ động đề xuất với Bộ Tài chính để trao đổi, làm việc với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được xem xét nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi.
Các đơn vị chức năng trong ngành chứng khoán tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm để đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trên thị trường; khi phát hiện các dấu hiệu sai phạm có yếu tố hình sự cần chủ động và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Tại hội nghị, đại diện các đơn vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã báo cáo về tình hình triển khai nhiệm vụ và các kết quả đạt được trong những tháng đầu năm 2022.
Theo đó, trong 5 tháng đầu năm 2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai các nhiệm vụ được giao như: xây dựng văn bản pháp quy theo chương trình năm 2022; triển khai các đề án liên quan đến thị trường chứng khoán; tăng cường quản lý giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, hoạt động chào bán chứng khoán, tuân thủ nghĩa vụ của công ty đại chúng, tăng cường kiểm tra nâng cao tính tuân thủ các quy định của các công ty kiểm toán, tổ chức các đoàn kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm đối với các vi phạm theo quy định của pháp luật...
Về diễn biến của thị trường chứng khoán, tiếp nối xu hướng năm 2021, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong thời gian đầu năm, nhưng sau đó biến động theo xu hướng giảm cả về điểm số, giá cổ phiếu, thanh khoản...
Cùng chung với xu thế biến động của thị trường chứng khoán thế giới và trước tác động tâm lý của một số yếu tố trong nước đã khiến chỉ số VN-Index có thời điểm giảm mạnh về mức dưới 1.200 điểm từ đỉnh hơn 1.500 điểm xác lập trong tháng 1/2022.
Tuy nhiên, nhờ nhiều giải pháp tích cực, kịp thời của cơ quan quản lý nhà nước, tâm lý nhà đầu tư đã được cải thiện và trên thực tế, thị trường chứng khoán đã có nhịp hồi phục khá tích cực vào 2 tuần cuối của tháng 5/2022.
Ai sở hữu Chứng khoán Kenanga vừa bị kiểm soát đặc biệt? Việc tăng gấp 3 vốn điều lệ và chào đón cổ đông chiến lược từ Malaysia vào năm 2009 được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của KVS. Dù vậy, trong giai đoạn 2009 - 2014, tình hình tài chính KVS vẫn gặp nhiều vấn đề, thậm chí gặp rủi ro về khả năng hoạt động liên tục. Chứng...