Dạy online gọi học sinh mãi không thấy, giáo viên đang định đánh vắng thì nam sinh lật đật vào lớp: Nghe lý do mà cô ĐỨNG HÌNH
Nghe lý do đầy tinh thần trách nhiệm thế kia thôi thì cô đành bỏ qua chứ biết làm sao được.
Công việc giảng dạy cho sinh viên luôn rất áp lực, giảng bài online còn áp lực nhiều lần cho giảng viên. Bởi lẽ bên cạnh yếu tố con người, giảng bài online sẽ có nhiều yếu tố khác chi phối, gây ảnh hưởng đến việc giảng dạy như: không gian học, chất lượng thiết bị học của sinh viên, đường truyền Internet…
Ức chế nhất trong đó phải kể đến chuyện đang học thì học sinh “biến mất”, “tiếng cô vang rừng núi nhưng không ai trả lời”. Đứa thì ngủ quên, đứa thì đói bụng đi ăn, đứa chán không buồn học. Hoặc cũng có trường hợp vắng mặt mà giáo viên không thể trách phạt như cậu bé dưới đây, nghe mà thương không thể tả.
Cô giáo chia sẻ: Gọi con trả lời, gọi hoài không thấy, lát sau vào và bảo: Cô ơi nhà con sửa nhà, bố mẹ con không ai ở nhà, bác thợ nhờ con khênh hộ bao xi măng ạ. Nghe lý do đầy tinh thần trách nhiệm thế kia thôi thì cô đành bỏ qua chứ biết làm sao được.
Trước đó, một cô sinh viên đã nghĩ ra một lý do vô cùng bá đạo, đọc xong giận mấy cũng phải phì cười: “Thầy ơi, chỗ em mưa giông lớn quá, hồi kia yêu đương thề thốt với người yêu cũ nhiều quá sợ sét đánh, thầy cho em off 1 chút nha thầy, hết giông em vô lại ạ”.
Quả thực trong cơn say tình yêu ai mà chẳng thề thốt đủ điều. Nhưng nếu biết hôm nay phải học… online giữa lúc trời nổi bão giông thì ngày đó nhiều cô cậu sinh viên đã không dám thề “phản bội anh/em bị… sét đánh”. Lo xa như cô sinh viên trên kể ra cũng đúng, nhưng tốt hơn là yêu đến đâu cũng cần tiết chế lại lời nói bởi ai biết ngày mai ra sao mà vội trao câu thề bên nhau mãi mãi.
Trên thực tế, học trực tuyến không có môi trường sư phạm quen thuộc như thầy giáo, cô giáo, bạn học xung quanh cho nên động lực và nhân tố tác động bên ngoài bị hạn chế. Vì thế, các học sinh phải học bằng sự tự giác và tập trung cao độ. Do vậy, để việc học trực tuyến hiệu quả, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường; sự đồng hành của các bậc cha mẹ và nhất là sự tự giác của mỗi học sinh.
Hãy sắp xếp cho con khi học trực tuyến một khu vực riêng trong nhà, nếu có điều kiện thì là một phòng riêng. Sự yên tĩnh của căn phòng sẽ giúp cho con có thể lắng nghe, cũng như tập trung nhiều hơn vào bài giảng của thầy cô.
Đang giảng bài, thầy giáo bỗng dừng lớp học, rủ học sinh chứng kiến cảnh tượng hiếm có
Xác suất xuất hiện cầu vồng tương đối thấp nên thầy giáo muốn chia sẻ cảnh đẹp đến học sinh của mình.
Cách đây vài ngày, tại một ngôi trường trung học thuộc tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), một thầy giáo dạy môn Địa lý đã cho học sinh tạm ngừng giờ tự học để chứng kiến cầu vồng ở hướng Đông và ráng chiều ở hướng Tây. Các sắc màu sau khi Mặt Trời lặn rất đẹp và rực rỡ được gọi là ráng chiều.
Sau sự việc, thầy giáo đã nhận được nhiều lời khen ngợi của mọi người về việc dạy học theo cách thực tế.
Thầy giáo Lương tiết lộ với phóng viên rằng, thời điểm đó trời vừa đổ cơn mưa, một cầu vồng tuyệt đẹp xuất hiện trên bầu trời vào lúc xế chiều. Xác suất xuất hiện cầu vồng tương đối thấp nên thầy giáo muốn chia sẻ cảnh đẹp đến học sinh của mình.
Cầu vồng ở hướng Đông.
Ráng chiều ở hướng Tây.
Ngay trong giờ tự học, thầy Lương đã nói rằng: 'Được rồi, các em có thể tạm ngừng việc giải đề'. Khi học sinh ngơ ngác không hiểu ngụ ý của thầy, thầy giáo liền nói thêm: 'Các em hãy nhìn ra cửa sổ, hướng Đông, có cầu vồng'.
Khi nhìn thấy cầu vồng, học sinh trong lớp đều tỏ ra phấn khích và reo lên vui mừng trước cảnh tượng thiên nhiên đẹp đẽ.
Thầy Lương cho biết: 'Nếu tôi là giáo viên dạy môn văn, tôi sẽ cho học sinh viết bài cảm nhận sau khi ngắm cầu vồng. Tuy nhiên, tôi là giáo viên dạy môn Địa lý nên tôi yêu cầu học sinh suy nghĩ về nguyên nhân hình thành cầu vồng. Tôi muốn sử dụng phong cảnh để mở rộng kiến thức liên quan cho học sinh, dành một tiết tự học để đổi lấy khoảnh khắc đẹp đẽ này là điều rất đáng quý'.
Qua sự việc này, thầy giáo Lương muốn nhắn nhủ rằng kiến thức tồn tại ở khắp mọi nơi trong cuộc sống. Ngoài việc giảng dạy nội dung trong sách giáo khoa, dạy học sinh biết trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, cảm nhận cuộc sống thú vị từ nhiều góc độ, và cuối cùng phát triển thành tình yêu thiên nhiên, hiểu cuộc sống, đó là cách giáo dục thực tế mà giáo viên nên dành cho học sinh của mình.
Bài kiểm tra có câu: "Nếu là nông dân gặp phải tình trạng thua lỗ thì em làm gì", cậu bé viết 4 từ mà cô không thốt nên lời Câu trả lời bá đạo của em học sinh khiến dân tình cười chảy nước mắt. Mới đây, một bài kiểm tra của học sinh tiểu học ở Trung Quốc được chia sẻ lên mạng xã hội khiến dân tình cười lăn lộn. Biết rằng trẻ nhỏ luôn có những suy nghĩ cực kỳ lầy lội và bá đạo nhưng cậu bé trong...