Dạy nông dân kiểu “Cầm tay chỉ việc”, dễ làm theo, dễ thành công
Từ đầu năm 2019 đến nay, Trung tâm Dạy nghề và hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức được 12 lớp dạy nghề về kỹ thuật thâm canh cây ăn quả, nuôi cá nước ngọt, trồng và bảo quản nấm cho tổng số 420 học viên trên địa bàn tỉnh.
Trao đổi với PV, bà Cao Thị Tuyết Lan – Chủ tịch Hội ND tỉnh Điện Biên cho biết: Xác định công tác đào tạo nghề cho nông dân là một khâu then chốt để thúc đẩy phát triển sản xuất, 6 năm qua (giai đoạn 2013 – 2019), Hội ND tỉnh đã hướng dẫn các cấp Hội thực hiện và tổ chức phối hợp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hệ thống hội; đặc biệt là đã quan tâm đào tạo nghề cho nông dân trên địa bàn.
Với mục đích tạo điều kiện cho bà con nắm được kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật vào lao động sản xuất. Hội ND tỉnh đã chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tổ chức các lớp dạy nghề cho hội viên nông dân trong tỉnh.
Sau học nghề, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tuần Giáo, Điện Biên đã phát triển mô hình nuôi bò hiệu quả. Ảnh: Tuấn Anh
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tiến Dũng- Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Điện Biên cho biết: “Hiện nay, ở một số địa phương trong tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa, quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún; việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn hạn chế; địa bàn các xã phần lớn cách xa trung tâm huyện, tỉnh nên rất khó tập trung nông dân để học nghề. Trong khi các đối tượng trên 60 tuổi và dưới tuổi lao động không có kinh phí hỗ trợ học nghề nên càng khó thu hút học viên đến học… Mặc dù còn nhiều khó khăn như vậy nhưng trung tâm đã rất nỗ lực để tổ chức các lớp đào tạo nghề, giúp bà con có cơ hội để nâng cao thu nhập” – ông Dũng nhấn mạnh.
Ngoài ra, đơn vị cũng yêu cầu giảng viên chuẩn bị tài liệu phục vụ giảng dạy sao cho ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và áp dụng dạy song hành giữa lý thuyết với thực hành “cầm tay chỉ việc” trên mô hình, cây trồng, vật nuôi.
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Điện Biên có gần 80.000 hội viên nông dân. Riêng trong nhiệm kỳ 2013 – 2018, Hội ND tỉnh đã tiến hành đào tạo nghề cho gần 13.000 hội viên. Trong đó, Trung tâm Day nghề va Hỗ trơ nông dân tỉnh đã dạy nghề cho gần 800 hội viên; các cấp hội phối hợp với các ngành tổ chức dạy nghề cho hơn 12.000 hội viên.
Song song với công tác tổ chưc day nghề cho lao động nông thôn, Hội ND Điện Biên con gắn day nghề vơi việc phối hợp các hoạt động dịch vụ nhằm hỗ trợ nông dân sau khi hoc nghề như: chuyển giao KHKT; cung ứng vật tư, máy móc nông nghiệp trả chậm theo chính sách trợ cước của tỉnh; tín chấp vay vốn hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi…
Theo Danviet
Khai mạc Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt - Trung
Hội chợ lần này có 400 gian hàng của doanh nghiệp hai nước giới thiệu những sản phẩm thế mạnh có thể tạo điều kiện xuất khẩu.
Sáng 1/12, tại Quảng trường Trung tâm Truyền thông và Văn hóa TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh khai mạc Hội chợ thương mại, du lịch quốc tế Việt - Trung (Móng Cái- Đông Hưng) năm 2019 với chủ đề: "Mở rộng hợp tác- Phát triển bền vững".
Hội chợ sẽ diễn ra từ ngày 1 - 7/1 với sự tham gia của 400 gian hàng, trong đó trên 300 gian hàng của các doanh nghiệp Việt Nam, 100 gian hàng của doanh nghiệp Trung Quốc cùng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam và Trung Quốc. Đặc biệt là các mặt hàng của tỉnh Quảng Ninh có thế mạnh xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; các gian hàng giới thiệu, quảng bá du lịch Việt Nam và du lịch Trung Quốc; các mặt hàng nông lâm, hải sản có thế mạnh xuất khẩu của cả hai bên.
Hội chợ thu hút hơn 400 gian hàng của hai nước tham gia với nhiều sản phẩm phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã.
Sau 13 lần tổ chức, Hội chợ là một trong những chương trình hợp tác thiết thực, hiệu quả có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển thương mại - du lịch - đầu tư của khu vực kinh tế năng động Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc).
Kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu hai chiều giữa 2 nước qua cặp cửa khẩu Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng( Trung Quốc) ngày càng tăng. Trong ngày đầu tiên khai mạc, Hội chợ Thương mại, Du lịch quốc tế Việt- Trung đã thu hút đông đảo sự tham gia của người dân và du khách.
Chị Nguyễn Thị Kim Ngân, du khách đến từ Hà Nội cảm nhận, nhiều người đến với hội mục đích là để xem, ngắm những gian hàng, những sản phẩm tiện lợi, đồ dùng sinh hoạt của Trung Quốc và Việt Nam. "Tôi thấy giá cả hàng hóa tại hội chợ rất phù hợp và được công khai tạo sức hút lớn cho du khách vừa được thăm quan, du lịch lại vừa được mua sắm", chị Ngân cho biết.
Trong khuôn khổ hội chợ lần này còn diễn ra nhiều hoạt động thiết thực như triển lãm trưng bày thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương hai nước Việt-Trung; Hội nghị kết nối xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam-Trung Quốc; Diễn đàn quảng bá xúc tiến du lịch, thu hút đầu tư kết nối nối tuyến du lịch "2 quốc gia, 5 thành phố"; Cùng với đó là các Hoạt động giao lưu liên hoan văn hóa văn nghệ hát đối trên sông biên giới giữa hai địa phương...
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Móng Cái cho biết, hội chợ là cầu nối để các doanh nghiệp hai bên tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết mở rộng thị trường, tăng cường hoạt động xúc tiến, mở rộng đầu tư và phát triển du lịch.
"Thông qua các hoạt động tại hội chợ sẽ làm phong phú hơn nữa bản sắc văn hóa đặc sắc riêng có của nhân dân hai bên biên giới, tiếp tục làm sâu sắc mối quan hệ láng giềng, hữu nghị hợp tác cùng phát triển giữa các địa phương biên giới đi vào thực chất, chiều sâu và hiệu quả, góp phần vào sự thịnh vượng chung của mỗi địa phương, mỗi quốc gia", ông Dũng nêu rõ./.
Theo Duy Thái/VOV-Đông Bắc
Cần khảo sát mức độ lãng phí trung tâm giáo dục thường xuyên, dạy nghề cả nước Hà Giang họ cần dạy nghề, nhưng Vĩnh Phúc lại cần giáo dục thường xuyên, vậy nên phải có đặc thù riêng. Đã làm Chính sách thì phải thật chuẩn, không thể ồ ạt. Đến dự buổi Tọa đàm "Khó khăn, lãng phí và xu hướng phổ thông hóa các trung tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề", do Báo điện tử...