Đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí không dừng
Dự án thu phí tự động không dừng (ETC) là bước đột phá trong việc ứng dụng công nghệ của ngành giao thông nhằm giảm đến mức thấp nhất tình trạng ùn tắc tại các trạm thu phí, thúc đẩy tính minh bạch của việc thu phí.
Tuy nhiên, ở hầu hết các trạm thu phí hiện nay vẫn xảy ra tình trạng xe không dán thẻ E-tag ( thẻ thu phí tự động) đi vào làn thu phí tự động.
Ùn tắc tại làn ETC, Trạm BOT Hà Nội – Bắc Giang.
Không dừng vẫn… phải dừng
Vì đã dán thẻ E-tag cho nên khi đến Trạm thu phí BOT Hà Nội – Bắc Giang, anh Hoàng thoải mái đánh lái chiếc bán tải BKS 29C-721.48 vào làn ETC (làn thu phí tự động) và đinh ninh sẽ nhanh chóng đi qua trạm thu phí không cần phải dừng lại lấy vé. Nhưng thực tế, anh vẫn phải chờ đợi, xếp hàng giống các làn thu phí bình thường bên cạnh vì phía trước anh, hàng loạt phương tiện đang đỗ để chờ đợi trả tiền. Anh Hoàng bức xúc chia sẻ: Nhiều xe không có thẻ E-tag vẫn cố tình “chen” vào làn ETC rồi gây ùn tắc khiến xe có thẻ “không dừng” vẫn phải dừng chờ đợi. Như vậy đâu có sự thuận tiện của việc dán thẻ. Trước mặt anh, lái xe ô-tô BKS 30F-751.50 nhàn nhã kéo kính, chờ đợi nhân viên trạm thu phí trả lại tiền thừa. Khi được hỏi vì sao không có thẻ E-tag vẫn đi vào làn ETC, lái xe này thật thà cho biết: Vì làn ETC “vắng” hơn các làn khác cho nên dù biết không được đi nhưng vẫn quyết định đi vào để khỏi phải xếp hàng lâu. Mặt khác, vào làn này vẫn trả được tiền, không bị phạt hay nhắc nhở, tội gì không “chen vào” cho nhanh. Hơn nữa, hiện các trạm thu phí BOT, có trạm có ETC, trạm lại không, cánh lái xe vẫn chưa thật sự cảm nhận được sự tiện lợi dẫn đến thiếu “mặn mà” trong việc dán thẻ.
Thực tế này không chỉ diễn ra tại Trạm thu phí BOT Hà Nội – Bắc Giang mà còn ở hầu hết các tuyến đường trên cả nước. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam (DRVN) Nguyễn Mạnh Thắng thừa nhận: Thời gian vừa qua, DRVN và các cơ quan liên quan đã phối hợp chặt chẽ triển khai dự án ETC, bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia giao thông cũng như minh bạch cho quá trình thu phí. Tuy nhiên, do đây là dự án đặc thù, có độ phức tạp về công nghệ cũng như tính pháp lý, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam trên diện rộng cho nên vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể, số lượng phương tiện sử dụng thẻ E-tag còn ít, như thống kê tại Trạm thu phí Hà Nội – Bắc Giang chỉ được khoảng 10%; nhiều xe dù đã có thẻ nhưng lại chưa nạp tiền vào tài khoản. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng “xe một dừng” đi vào làn ưu tiên và gây ùn tắc. Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC) Hồ Trọng Vinh cho biết: Giai đoạn 1 của dự án đã qua 5 năm triển khai (từ tháng 11-2014), nhưng đến nay trên cả nước mới có khoảng 812 nghìn xe được dán thẻ E-tag. Trong đó, tỷ lệ chủ xe nạp tiền vào tài khoản để sử dụng cũng chỉ đạt khoảng 30%, một con số quá thấp so với kỳ vọng. Theo hợp đồng ký với Bộ Giao thông vận tải, VETC đã cung cấp dịch vụ thu phí không dừng cho các nhà đầu tư BOT. Tuy nhiên, đến nay phương án tài chính chỉ đạt 10% so với phương án tài chính giá trị hợp đồng. Do VETC không thu được phí để vận hành cho nên đến nay lỗ lũy kế của dự án đã lên tới 300 tỷ đồng. Do đó, đơn vị đề xuất Bộ Giao thông vận tải tìm hướng giải quyết, thí dụ triển khai quyết liệt việc phân làn ETC để lái xe thấy rõ sự thuận lợi, ưu tiên từ đó lượng xe dán thẻ sẽ tăng lên và thấy rõ hiệu quả của dự án.
Sẽ xử phạt xe vi phạm?
Vừa qua, DRVN đã phối hợp các lực lượng Cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và các nhà đầu tư triển khai ra quân thí điểm việc phân làn ETC tại Trạm thu phí BOT Hà Nội – Bắc Giang, tuyến huyết mạch nằm ở cửa ngõ phía bắc của Hà Nội; đồng thời, tiến hành tuyên truyền, nhắc nhở các phương tiện đi đúng làn đường theo quy định. Ông Nguyễn Mạnh Thắng cho biết: Lực lượng chức năng sẽ vừa tuyên truyền, vừa gửi văn bản cho các đơn vị liên quan, nếu có vướng mắc sẽ tiếp tục tháo gỡ. Sau đó, trường hợp xe nào không dán thẻ E-tag vẫn cố tình đi vào làn không dừng, gây ùn tắc và khó khăn cho phương tiện dán thẻ, có thể sẽ xử phạt ngay. Về chế tài, tại các trạm có triển khai ETC hiện nay đều đã cắm biển, kẻ sơn vạch phân làn và có thông báo hướng dẫn trên giá long môn để các phương tiện đi đúng làn đường khi qua trạm. Vì thế, xe vi phạm có thể bị xử phạt theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể, Điều 5 của Nghị định này quy định ba mức phạt, bao gồm: phạt không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo, vạch kẻ đường từ 100 đến 200 nghìn đồng; phạt đi không đúng phần đường hoặc làn quy định từ 800 nghìn đến 1,2 triệu đồng; phạt từ 1,2 đến 2 triệu đồng đối với hành vi không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn cửa người điều khiển giao thông. Tuy nhiên, chủ trương của Bộ Giao thông vận tải vẫn chủ yếu tập trung vào việc tuyên truyền, hướng dẫn với mong muốn người dân tự chủ động chấp hành. Việc xử phạt chỉ là bất đắc dĩ đối với các trường hợp cố tình vi phạm. Cũng theo ông Thắng, việc tổ chức phân làn quyết liệt thực tế đã mang lại những kết quả nhất định. Như tại Trạm thu phí BOT Đồng Nai, việc tổ chức hai làn thu phí dành riêng cho xe không dừng rất hiệu quả. Nhờ đó, tỷ lệ xe dán thẻ E-tag lưu thông qua trạm này từ 10%, nay đã tăng lên 25 đến 30%. Hy vọng, sau đợt ra quân lần này, tỷ lệ xe dán thẻ qua Trạm BOT Hà Nội – Bắc Giang sẽ được cải thiện, từ đó lan tỏa ra cả nước.
Trước nhiều ý kiến cho rằng việc thu phí không dừng chưa đồng bộ, trạm làm, trạm không hoặc phải dùng nhiều loại thẻ cho nhiều tuyến đường, DRVN khẳng định, các xe sẽ chỉ phải dán một loại thẻ E-tag duy nhất để lưu thông qua tất cả các trạm thu phí trên cả nước theo đúng quy định của Bộ Giao thông vận tải. Cũng để tạo thuận lợi cho người dân khi dán thẻ, DRVN đã yêu cầu VETC tăng cường lực lượng, phối hợp trong việc tuyên truyền; bố trí thêm các vị trí dán thẻ, nộp tài khoản. Về lâu dài, sẽ phối hợp một số đơn vị triển khai hình thức ví điện tử, kết nối thẳng với tài khoản cá nhân của người dân nên sẽ không mất phí và thuận lợi hơn.
BÀI VÀ ẢNH: CHÍ CÔNG
Theo NDĐT
Video đang HOT
Tỷ phú nông dân sôi nổi "bắt sóng", kết nối làm giàu giữa Thủ đô
Bên lề Diễn đàn nông dân Quốc gia lần thứ IV "Từ CPTPP tới EVFTA:
Cùng nông dân đi chợ thế giới" do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NNPTNT tổ chức ngày 11/10 tại Hà Nội, nhiều nông dân Việt Nam xuất sắc (NDVNXS) 2019 đã "bắt sóng", gặp gỡ các đồng nghiệp và chuyên gia, nhà khoa học nông nghiệp nhằm học tập, chia sẻ, tìm kiếm cơ hội hợp tác làm giàu.
Các nông dân nghiên cứu tài liệu tại Diễn đàn nông dân Quốc gia lần thứ IV ở Hà Nội.
Đến tham dự diễn đàn từ rất sớm, ông Nguyễn Mạnh Thắng, NDVNXS 2019 ở Tuyên Quang đã nhanh chóng tìm kiếm các đồng nghiệp của mình tại các tỉnh, thành để nói chuyện. Trong các câu chuyện của ông với mọi người luôn nhắc về các kiến thức làm nông nghiệp, các con số thu nhập "khủng" từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Vừa chia sẻ thông tin kinh nghiệm làm giàu của cá nhân, ông Thắng cố gắng đặt nhiều câu hỏi để "khai thác" các kinh nghiệm, kiến thức sản xuất mới từ các bạn đồng nghiệp của mình.
"Sự kiện Tự hào Nông dân Việt Nam 2019 do Trung ương Hội NDVN tổ chức năm nay rất thiết thực và ý nghĩa. Thông qua các diễn đàn, hội nghị của sự kiện này, tôi được gặp nhiều "siêu" nông dân rất giỏi, xuất sắc của cả nước và chúng tôi đã có những câu chuyện rất thú vị, hấp dẫn về cuộc sống và công việc nông dân", ông Thắng nói.
Dù mới gặp gỡ nhưng ông Thắng và Ngô Thành Đông, NDVNXS ở Yên Bái đã hợp nhau và bàn tán sôi nổi về kiến thức sản xuất, chăn nuôi hữu cơ.
Bên cạnh đó, 2 người đã thống nhất sau chuyến đi đặc biệt này sẽ chính thức bắt tay triển khai nghiên cứu, phát triển việc bảo tồn cây dược liệu lúc lác (còn gọi là núc nác, một loại cây dược liệu quý) và dồn sức vào làm mô hình du lịch sinh thái để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương, kết nối bán được nhiều sản phẩm hơn.
Ông Đông cho hay: Tôi rất tâm đắc với ý tưởng làm du lịch sinh thái của ông Thắng và hiện gia đình tôi đã đầu tư cho con trai mình tham gia học về du lịch ở trong và ngoài nước. Mong rằng, trong thời gian sắp tới, chúng tôi sẽ gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực này.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Chiến, tỷ phú ngư dân ở Đà Nẵng cho biết, đây là lần đầu tiên ông tham gia Diễn đàn nông dân Quốc gia nhưng ông thấy chủ đề của sự kiện này rất hay và thời sự.
"Chủ đề của diễn đàn là "Từ CPTPP tới EVFTA: Cùng nông dân ra chợ thế giới" rất thiết thực, các bài phát biểu, phân tích của các chuyên gia, nhà khoa học và lãnh đạo các bộ, ngành tại hội nghị đã giúp chúng tôi giải đáp được nhiều băn khoăn, lo lắng khi đất nước hội nhập, kí kết nhiều hiệp định thương mại tự do. Qua đây, chúng tôi sẽ tiếp thu và điều chỉnh sản xuất để phù hợp hơn với các tiêu chuẩn kỹ thuật, góp phần đưa nông sản của mình xuất khẩu nhiều hơn ra thế giới", ông Chiến bày tỏ.
Nhiều nông dân đã quay phim, chụp ảnh lưu tư liệu về Diễn đàn để về nghiên cứu và chia sẻ với bà con ở địa phương cùng làm giàu.
Trong tâm trạng phấn khởi và tự hào, bà Vi Thị Thanh, tỷ phú đa canh ở ĐắK Nông cho biết, cách đây khoảng 1 tháng, khi nhận được thông tin mình được ra Thủ đô dự lễ tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 2019, bà và gia đình rất phấn khởi.
"Hôm nay được đến dự Diễn đàn nông dân Quốc gia, được gặp các đồng nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và các lãnh đạo Trung ương đề đạt tâm tư, nguyện vọng về khó khăn của gia đình, tôi thật sự thấy mãn nguyện và vui mừng", bà Thanh chia sẻ.
Bà Thanh cho biết thêm, sau 2 ngày có mặt ở Hà Nội, đến nay, bà đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm sản xuất vô cùng độc đáo của nhiều nông dân xuất sắc khác. Qua gặp gỡ, trò chuyện với mọi người, bà Thanh thấy rất khâm phục và tâm huyết với các nông dân sản xuất hữu cơ thuận tự nhiên, điển hình là đồng nghiệp ở Đắk Lắk, vị này đang sản xuất cây dược liệu hữu cơ và chế biến dược liệu rất thành công, có thu nhập "khủng".
"Sau chuyến đi này, tôi sẽ tiếp tục cải tiến công nghệ và phương thức sản xuất cà phê, cây ăn quả, rau... theo hướng hữu cơ và mong muốn sớm đưa được sản phẩm ra nước ngoài", bà Thanh tiết lộ.
Cũng theo bà Thanh, dù gia đình bà và mọi người ở địa phương đã thu được nhiều thành tựu trong lĩnh vực trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, tuy nhiên, các mô hình vẫn đang gặp nhiều khó khăn về vốn, đầu ra bấp bênh, tập quán canh tác còn hạn chế...
"Trong thời gian tới, chúng tôi rất mong Trung ương Hội NDVN và các bộ, ngành liên quan tiếp tục có chính sách, hỗ trợ tập huấn, dạy nghề và đưa thêm vốn về để tháo gỡ khó khăn, giúp bà con đồng bào ở quê tôi có thu nhập cao hơn", bà Thanh kiến nghị.
Bà Vi Thị Thanh, NDVNXS 2019 tại ĐắK Nông (giữa) nói chuyện với đồng nghiệp về kiến thức sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Các đại biểu trao đổi về kiến thức đưa nông dân, nông sản Việt ra chợ thế giới.
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy trao đổi với đại biểu về kiến thức, kinh nghiệm đưa nền nông nghiệp Việt Nam hội nhập thành công.
Nông dân Việt Nam xuất sắc sôi nổi trò chuyện, kết nối làm ăn bên lề diễn đàn.
Ông Nguyễn Mạnh Thắng, NDVNXS ở Tuyên Quang và ông Ngô Thành Đông, NDVNXS ở Yên Bái đã kết nối, thống nhất cùng hợp tác sản xuất hữu cơ và phát triển du lịch sinh thái ngay bên lề diễn đàn.
Các nông dân tranh thủ giờ giải lao chia sẻ về kinh nghiệm sản xuất, làm giàu.
Theo Danviet
Công nghệ hộ lan bánh xoay giúp giảm tai nạn giao thông đường đèo dốc Việc đưa ứng dụng công nghệ bánh xoay vào các cung đường đèo dốc sẽ hạn chế được những vụ tai nạn giao thông thương tâm xảy ra. Công nghệ hộ lan bánh xoay giúp giảm tai nạn giao thông đường đèo dốc. Đưa công nghệ mới vào Việt Nam Thời gian qua trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ...