Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Việc triển khai Dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được Công an tỉnh Đắk Nông thực hiện hiệu quả, bảo đảm tiến độ đề ra; trong đó lực lượng Công an xã, phường, thị trấn đóng vai trò nòng cốt, góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ thu thập, cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư.
Xã Đắk Wil, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông là xã biên giới, có địa bàn rộng, đông dân cư với hơn 2.200 hộ, trên 10.500 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 60% dân số của xã.
Thời gian qua, thực hiện dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Công an xã Đắk Wil đã cùng với lực lượng tăng cường của Công an tỉnh, Công an huyện thường xuyên bám sát địa bàn, đi từng ngõ, gõ từng nhà, nhất là các hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số để tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách ghi thông tin một cách đầy đủ, chi tiết tờ khai thông tin nhằm đảm bảo tính chính xác theo đúng yêu cầu của dự án. Qua đó giúp người dân hiểu rõ về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của dự án và tạo sự đồng thuận, ủng hộ cao trong nhân dân.
Ông Nguyễn Đức Điềm – Bí thư Chi bộ thôn 5, xã Đắk Wil, huyện Cư Jút cho biết: “Thôn 5 là địa bàn rộng, dân cư thưa thớt với 6 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đa số. Có không ít trường hợp người dân là đồng bào dân tộc thiểu số từ các tỉnh phía Bắc vào sinh sống không có giấy tờ tùy thân nên khi lực lượng Công an triển khai thực hiện dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, lực lượng Công an thường xuyên xuống cơ sở phối hợp với thôn làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các bước kê khai thông tin dữ liệu quốc gia về dân cư nên người dân trên địa bàn đã hiểu được những lợi ích dự án này và rất đồng tình ủng hộ việc làm của lực lượng Công an và các cấp, các ngành”.
Mặc dù công tác tại địa bàn vùng biên, vùng sâu, vùng xa với rất nhiều khó khăn, thêm vào đó là trình độ nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, nhưng Công an xã Đắk Wil đã vượt khó, tích cực phối hợp với lực lượng Công an cấp trên được tăng cường và các ban, ngành, đoàn thể đến “từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để tập trung tuyên truyền, giúp người dân hiểu rõ về tầm quan trọng, ý nghĩa của dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và dự án cấp thẻ căn cước công dân.
Đồng thời hướng dẫn người dân cách viết phiếu thu thập, kê khai thông tin về dân cư đảm bảo tính chính xác, tránh sai sót, sai lệch về dữ liệu thông tin, vận động người dân thực hiện tốt quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân, các quy định về Luật Cư trú… Đối với người dân đi làm cả ngày không về nhà, Công an xã đã cử cán bộ trực tiếp đến nhà dân vào buổi tối hay ngày cuối tuần để thu thập đầy đủ dữ liệu thông tin.
Với tinh thần trách nhiệm cao. Công an xã Đắk Wil đã cơ bản đã thu thập xong phiếu thông tin dân cư, đảm bảo công tác cập nhập, chỉnh sữa, bổ sung thông tin kịp tiến độ theo yêu cầu, góp phần bảo đảm đúng tiến độ của Dự án.
Video đang HOT
Công an huyện Cư Jút đến tận nhà dân tuyên truyền, thu thập thông tin dân cư.
Thiếu tá Đàm Minh Hải – Trưởng Công an xã Đắk Wil, huyện Cư Jút cho biết thêm: “Xác định được tầm quan trọng của Dự án, Công an xã Đắk Wil đã huy động toàn bộ lực lượng phối hợp với các lực lượng liên quan chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp, trong đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân hiểu được ý nghĩa và lợi ích của việc triển khai dự án là giảm tải thủ tục hành chính, giảm tải chi phí đi lại cho người dân, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý dân cư….
Xác định tầm quan trọng và tính cấp thiết của dự án này, thời gian qua, Công an huyện Cư Jút đã chủ động tham mưu Ban chỉ đạo Đề án 896 huyện chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn phối hợp với lực lượng Công an để tuyên truyền, phổ biến đến 100% các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thu thập, cung cấp thông tin dân cư, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đồng thời huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ dân phố, thôn, buôn phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an tự kiểm tra, phúc tra các phiếu thu thập thông tin dân cư. Đến nay, Công an Cư Jút đã thu thập được 105.996 phiếu thông tin dân cư, trong đó số phiếu phải kiểm tra, phúc tra là 96.616 phiếu; số phiếu cập nhật, chỉnh sửa đã thu thập được 31.710 phiếu.
Theo Thiếu tá Nông Thị Thùy Linh – Đội trưởng Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Cư Jút, qua triển khai có những khó khăn như: Địa bàn rộng, dân cư đông, có một số xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đi lại khó khăn; trình độ nhận thức của một bộ phận người dân đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế nên ảnh hưởng đến quá trình thu thập thông tin.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Công an huyện, sự vào cuộc của các cấp các ngành, với tinh thần làm việc khẩn trương, nghiêm túc, không quản ngày đêm, ngày nghỉ thứ 7, chủ nhật, đến nay, Công an huyện Cư Jút cơ bản đã thu thập xong phiếu thông tin dân cư, đảm bảo công tác cập nhập, chỉnh sữa, bổ sung thông tin kịp tiến độ theo yêu cầu, góp phần bảo đảm đúng tiến độ của Dự án, nhằm sớm đi vào hoạt động phục vụ hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực và ANTT, cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân sinh sống, học tập và làm việc.
Người dân muốn biết rõ diện tích rừng tự nhiên hiện nay
Nhiều bạn đọc mong muốn đại biểu Quốc hội tiếp tục chất vấn, làm rõ về tình trạng sử dụng, khai thác đất rừng tại nước ta hiện nay.
Trong hai ngày 5 và 6-11, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã dành sự quan tâm đặc biệt trước các báo cáo, trả lời của Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường về diện tích rừng.
Ngôi làng nóc Ông Đề, thôn 1, xã Trà Leng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) vừa bị sạt lở, rừng đầu nguồn đã bị thay bằng rừng keo lá tràm, cứ năm năm lại thành đồi trọc. Ảnh: HẢI HIẾU
Rừng làm nóng nghị trường Quốc hội
Trong phiên thảo luận kinh tế - xã hội cuối ngày 5-11,nữ ĐB Ksor H'Bơ Khăp (Gia Lai) đã tranh luận với Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Theo nữ ĐB này, chỉ riêng trong nhiệm kỳ QH khóa 14, mỗi kỳ họp, QH liên tục được nghe những dự án, công trình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tức là chuyển đổi rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ. Đây đều là diện tích rừng tự nhiên.
Từ dẫn chứng này, ĐB Ksor H'Bơ Khăp cho rằng giải trình của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trước QH cho biết diện tích và độ che phủ rừng của Việt Nam đã tăng lên trong 30 năm qua là "thấy sai sai".
Nữ ĐB này cũng cho rằng Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cần nghiên cứu lại các dự án chuyển đổi đất rừng.
Trong phiên chất vấn vào sáng 6-11, ĐB Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cũng đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường với nội dung: "Qua Google Maps có thể thấy rõ chất lượng rừng nhiều nơi ở nước ta rất thấp so các nước có chung đường biên giới, nhất là Lào và Campuchia. Phải chăng năng lực bảo vệ rừng của chúng ta không tốt bằng các nước trên?".
Trước câu hỏi trên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định bản đồ Goolge Maps là hoàn toàn chính xác.
Tỉ lệ che phủ rừng của Lào hiện nay là 58%, của Campuchia hiện nay là 47%, trong khi của chúng ta thì ít hơn. Việt Nam bây giờ là 41,89%, xấp xỉ 42%.
Tại Việt Nam, rừng tự nhiên phục hồi từ năm 1990, từ chỗ có 9 triệu ha đến nay đạt được 10,3 triệu ha.
"Đến bây giờ chất lượng rừng chúng ta là non, chất lượng chưa đảm bảo, có tính chất lịch sử như vậy. Đương nhiên cũng có trách nhiệm về công tác quản lý nhà nước" - Bộ trưởng Cường nói.
Một quả đồi trồng cây keo lá tràm ở Đà Nẵng bị trọc sau khi khai thác tại xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng). Ảnh: HẢI HIẾU
Phải rõ ràng trong diện tích rừng
Theo dõi các phiên họp và các chất vấn của ĐBQH, nhiều bạn đọc cũng bày tỏ quan điểm xoay quanh câu chuyện bảo vệ đất rừng.
"Tôi hết sức tán đồng ý kiến phát biểu của ĐB tỉnh Gia Lai Ksor H'Bơ Khăp. Không thể tính diện tích trồng cây cao su, cây cà phê, cây tiêu... vào tỉ lệ che phủ rừng được.
Ngoài ra, với tư cách là cử tri, tôi cũng muốn hỏi ông Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường có nắm được số diện tích rừng nguyên sinh của nước ta bị mất do "chuyển đổi mục đích sử dụng rừng" là bao nhiêu không, vì đó có thể là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt, lở đất như ở miền Trung vừa qua" - bạn đọc Trần Văn Hét viết.
"Là người dân, tôi mong QH cần làm rõ diện tích rừng tự nhiên hiện nay. Đồng thời, tra cứu về số lượng thực vật, động vật rừng. Đặc biệt là các loại cây trong rừng. Theo tôi, cây cao su, cây keo hay cây tiêu không thể tính vào độ che phủ. Các cây này rễ cọc, không cho bóng mát, không có khả năng giữ nước lũ" - bạn đọc Nguyễn Vũ Sang bày tỏ ý kiến.
"Nhìn bão lũ miền Trung, tôi thấy Nhà nước cần quan tâm đến việc bảo vệ rừng hơn. Cần thực hiện khảo sát thực tế, kiểm đếm về sản lượng, chất lượng rừng hiện nay. Tôi muốn có những số liệu rõ ràng, biện pháp phục hồi rừng tự nhiên cụ thể" - bạn đọc Lâm Ngọc Huy nêu.
Chưa chốt thời điểm bỏ hộ khẩu giấy Do ý kiến còn khác nhau về việc bỏ sổ hộ khẩu giấy, nên Dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) đưa ra 2 phương án trình Quốc hội quyết định. Luật Cư trú (sửa đổi) dự kiến có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021, nhưng có thể sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và...