Đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 dự án cao tốc trên địa bàn Khánh Hòa và Bình Định
Khánh Hòa dốc sức đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng đoạn Nha Trang- Cam Lâm, trong khi Bình Định đang phối hợp với Bộ GTVT khảo sát kỹ để tối ưu hướng tuyến của đoạn Quảng Ngãi-Tuy Hòa.
.
Tăng tốc mặt bằng
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn tỉnh có hai tuyến cao tốc là Nha Trang – Cam Lâm và Cam Lâm – Vĩnh Hảo, trong đó, đoạn Nha Trang – Cam Lâm đã phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ đối với 2.353 trường hợp đã đạt gần 76% và đã giải ngân cho giải phóng mặt bằng được hơn 500 tỷ đồng.
Đối với đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo, cơ quan chức năng đã hoàn thành việc phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ cho hơn 100 trường hợp; giải ngân cho công tác giải phóng mặt bằng được gần 30 tỷ đồng và đã triển khai 6/7 khu tái định cư (TĐC) phục vụ dự án.
Theo quy hoạch, Dự án xây dựng cao tôc Cam Lâm – Vinh Hao tuyến có chiều dài 104 km, quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 – 120 km/h, chiều rộng nền đường 32 – 33 m.
Video đang HOT
Theo thống kê của UBND tỉnh Khánh Hòa, các khu TĐC đã hoàn thành từ 85 – 90% khối lượng công việc, riêng khu TĐC Suối Tiên (huyện Diên Khanh) cơ bản đã hoàn thành. UBND tỉnh Khánh Hòa yêu cầu các huyện Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh đẩy nhanh tiến độ thi công, nhưng phải đảm bảo chất lượng công trình các khu TĐC và phải đặc biệt quan tâm đến việc xây nhà cho đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi Dự án.
Tối ưu hướng tuyến
Bên cạnh tuyến cao tốc Nha Trang – Vĩnh Hảo đang được giải phóng mặt bằng, đoạn Quảng Ngãi – Bình Định (chiều dài khoảng 170 km) cũng đã được định hướng đầu tư trong giai đoạn năm 2020 – 2025. Hiện nay, việc xác định hướng tuyến của đoạn tuyến này đang được các đơn vị liên quan của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) phối hợp với chính quyền địa phương có dự án đi qua khảo sát hướng tuyến để trình cấp có thẩm quyền.
Theo Phó giám đốc Ban Quản lý dự án 2 (Bộ GTVT) Bùi Văn Rạng, để có cơ sở triển khai dự án và hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc đoạn Quảng Ngãi – Quy Nhơn trên tuyến cao tốc Bắc – Nam, Ban Quản lý dự án 2 đã phối hợp cùng Sở Giao thông – Vận tải Bình Định và UBND các huyện có dự án đi qua khảo sát toàn tuyến.
Sau khi xem xét, phía địa phương có ý kiến đoạn qua các huyện Phù Cát, Tây Sơn, Thị xã An Nhơn đề nghị điều chỉnh hướng tuyến và điểm cuối. Theo đó, hướng đi sát và cùng hành lang tuyến với tuyến đường sắt tốc độ cao (đã được UBND tỉnh Bình Định thỏa thuận cùng dự án đường sắt tốc độ cao) hướng tuyến đi qua huyện Tuy Phước, TP. Quy Nhơn và kết thúc tại hầm Cù Mông nhằm kết nối đồng bộ các tuyến đường từ trung tâm TP. Quy Nhơn vào đường cao tốc để tăng hiệu quả khai thác.
Đối với đoạn tuyến này, UBND tỉnh Bình Định đã từng đề xuất để địa phương được đảm nhiệm vai trò chủ đầu tư. Tuy nhiên, trong công văn vừa gửi tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Bình Định, Bộ GTVT cho biết, từ tháng 10/2019, bộ này đã giao nhiệm vụ cho các Ban Quản lý dự án trực thuộc Bộ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư xây dựng đường cao tốc các đoạn Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, Hoài Nhơn – Quy Nhơn và Quy Nhơn – Tuy Hòa thuộc tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông dự kiến trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT.
Cũng theo Bộ GTVT, Nghị quyết số 52/2017/QH14, Quốc hội đã giao Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc triển khai tiếp các đoạn tiếp theo trên tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông và Bộ GTVT giao các đơn vị trực thuộc Bộ tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để làm cơ sở báo cáo Chính phủ trình Quốc hội trong thời gian tới theo quy định tại Điều 23, Luật Đầu tư công.
Đoạn tuyến này, được dự kiến đầu tư theo hình thức PPP có phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ khoảng 14.045 tỷ đồng. Theo quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công đây là dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư, Bộ GTVT là chủ đầu tư hoặc là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sử dụng nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Ngoài ra, một lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, nếu UBND tỉnh Bình Định thay thế Bộ GTVT làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Dự án, phần vốn ngân sách hỗ trợ phải sử dụng ngân sách địa phương – đây sẽ là điều khó khăn đối với tỉnh Bình Định. Đồng thời, dự án là một phần của đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông có tính chất kỹ thuật phức tạp và mang tính đồng bộ trên toàn tuyến, đặc biệt, hệ thống giao thông thông minh (ITS), thu phí phải kết nối thống nhất trên toàn tuyến, nên việc tách các dự án độc lập để giao cho các chủ đầu tư khác nhau thực hiện sẽ gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Miền Trung sẽ tiếp tục hứng chịu mưa bão: Đề phòng sạt lở đất
Mưa to sẽ diễn ra trên diện rộng ở nhiều tỉnh miền Trung, nhiều khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa đời sống người dân. Bên cạnh đó, cơn bão số 13 đã vào biển Đông, nguy cơ kèm theo mưa lớn, người dân miền Trung lại tiếp tục đối mặt với nhiều hiểm nguy.
Khu dân cư lo sạt lở
Sau cơn bão số 12, các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa gánh chịu nhiều thiệt hại. Hàng trăm căn nhà hư hỏng, nhiều tuyến đường, khu dân cư ngập sâu. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, các tỉnh này chỉ đạo thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của thời tiết để chủ động phòng tránh. Kiểm đếm tàu thuyền đang hoạt động trên biển, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Bão Etau (bão số 12) đổ bộ vào Phú Yên - Khánh Hòa hôm 10/11 mang theo mưa gió cấp 7 làm 2 người mất tích. Trong tháng 10, miền Trung hứng chịu 4 cơn bão và 1 áp thấp nhiệt đới. 3 đợt lũ cùng 13 vụ lở núi trong tháng qua làm 159 người chết, 71 người khác mất tích.
Rà soát, bảo đảm an toàn cho người dân, khách du lịch ở khu vực ven biển, nhất là thành phố Quy Nhơn (Bình Định); Nha Trang (Khánh Hòa); Tuy Hòa (Phú Yên) và các xã ven biển và đảo; kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là các tuyến đường ven biển.
Mưa lớn khi bão vào đất liền, các tỉnh Nam Trung Bộ tiếp tục tổ chức lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là các đoạn nước tràn qua đường, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết khi lũ lớn xảy ra; lực lượng xung kích phải có mặt tại các nơi xung yếu 24/24h, bố trí phương tiện, vật tư để ứng phó các sự cố.
Tại Khánh Hòa hơn 80 khu vực có khả năng sạt lở đất đá, lũ quét, có thể gây chết người. Tập trung nhiều ở phường Vĩnh Hòa; Phương Sài; Ngọc Hiệp; Vĩnh Nguyên và xã Phước Đồng; Vĩnh Trường (TP. Nha Trang).
Lo lắng như càng dâng lên khi ở nhiều khu dân cư trên đầu họ là những quả núi, dãy núi bị băm vằm nham nhở bởi các dự án. Ngay trên khu có nguy cơ sạt lở Thành Phát-Thành Đạt (Phước Đồng, Nha Trang) nhiều ngày nay, xe múc liên tục san ủi núi làm dự án, đất cát vương vãi khắp nơi ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống.
Bão số 12 đã gây nhiều ảnh hưởng đến người dân.
Cẩn trọng khi xả lũ
Sau bão số 12, tỉnh Phú Yên có nhiều vùng ngập sâu, người dân vừa gượng dậy sau lũ lại phải tiếp tục đối phó với bão 13 đang vào biển Đông.
Tỉnh Phú Yên ra chỉ đạo phải vận hành xả lũ an toàn, không gây ngập lụt nhân tạo khiến dân điêu đứng. Bên cạnh đó, hàng hóa, thuốc men phải điều động đến nơi ngập lụt để bảo đảm đời sống cho người dân. Các huyện như Phú Hòa, Tây Hòa, Đông Hòa phải cảnh báo đến người dân và có phương án chủ động sơ tán đến nơi an toàn khi xả lũ, không để xảy ra các tai nạn đau thương.
Để bảo đảm đời sống và tính mạng cho người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng yêu cầu triển khai ngay phương án sơ tán dân tại các khu vực thấp trũng, ngập lụt, chia cắt và các khu vực người dân sống ven các chân núi có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất (đặc biệt, khu vực chân núi Bà Hỏa, chân núi Vũng Chua, Quy Nhơn); phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống đê điều, công trình hồ đập và khu vực hạ du, nhất là 15 hồ xung yếu, các công trình đang thi công, xây dựng. Vận hành điều tiết liên hồ chứa, các hồ chứa theo quy trình đã được phê duyệt để bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du; tháo dỡ vật cản, các mảng bèo lớn trên sông, trục tiêu và tại các công trình trên sông (cầu, cống, đập dâng...); bảo đảm an toàn đê kè sông, đê kè biển.
Di dời dân trên lồng bè vào bờ tránh bão số 12 Tỉnh Khánh Hòa yêu cầu lực lượng chức năng vận động tất cả ngư dân trên các lồng bè vào bờ để tránh bão Etau. Chiều 9/11, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết tâm bão số 12 đang cách bờ biển các tỉnh từ Bình Định đến Ninh Thuận 290 km về phía đông. Sức gió mạnh...