Đẩy nhanh tiến độ thu phí không dừng
Đẩy nhanh tiến độ thu phí không dừng góp phần minh bạch trong quản lý phí BOT, giúp các cơ quan chức năng dùng công nghệ giám sát được các trạm thu phí, tránh tiêu cực. Công nghệ thu phí không dừng sẽ tiết kiệm thời gian, chỉ mất một vài giây so với vài phút khi thu phí thủ công, góp phần giảm tiêu hao nhiên liệu và ô nhiễm môi trường.
Theo số liệu từ Tổng cục ĐBVN, đến hết tháng 12/2018, toàn quốc đã lắp đặt tổng số trạm/số làn thuộc dự án là 44/506 làn, trong đó có 18 trạm/432 làn mới được Bộ GTVT bổ sung vào dự án. Số trạm/số làn đã vận hành là 26/91 làn, đang vận hành kiểm thử 7 trạm/18 làn. Đến nay, Tổng cục đã tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hoàn thành các hạng mục hạ tầng công nghệ thông tin trung tâm dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông tin trung tâm giám sát điều hành tập trung NOC và 12 trạm/24 làn; đã có 364 điểm cung cấp dịch vụ dán thẻ đầu cuối (trong đó có 134 điểm tại các trung tâm đăng kiểm, 24 điểm dịch vụ tại trạm thu phí, 210 đại lý và cộng tác viên lưu động, số lượng thẻ được dán tính đến ngày 20/12/2018 là 680.000 thẻ.
Đối với việc thực hiện dự án giai đoạn 2 theo hình thức hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh (BOO giai đoạn 2), đến nay Bộ GTVT đã ban hành Quyết định số 2637/QĐ-BGTVT ngày 10/12/2018 về việc phê duyệt điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ tự động không dừng trên toàn quốc (giai đoạn 2) theo hình thức hợp đồng BOO.
Thời gian qua, Tổng cục ĐBVN đã làm việc với 17 sở GTVT các tỉnh, thành có trạm thu phí do địa phương làm cơ quan nhà nước thẩm quyền để triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng. Bên cạnh đó, Tổng cục đã góp ý về hồ sơ thiết kế, dự toán đầu tư hệ thống thu phí tự động không dừng trên các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ do địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Video đang HOT
Để đẩy nhanh tiến độ thu phí không dừng, theo ông Tô Nam Toàn – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Môi trường và Hợp tác quốc tế (Tổng cục ĐBVN), thời gian tới cần triển khai kết nối Back-end giữa hai nhà cung cấp dịch vụ thu phí. “Hiện nay, Việt Nam chưa có kinh nghiệm về vấn đề này, trên thế giới cũng không có nhiều nước thực hiện theo mô hình như Việt Nam hiện nay. Bên cạnh đó, cần đàm phán ký phụ lục hợp đồng BOT để thực hiện chi phí tổ chức thu ETC theo Văn bản 1317/TTg-CN ngày 27/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ với nội dung yêu cầu nhà đầu tư BOT bàn giao toàn bộ trạm thu phí cho Nhà nước cung cấp dịch vụ thu phí để triển khai thu phí tự động không dừng. Tiếp đó, cần sửa đổi, bổ sung các văn bản QPPL để thực hiện các giải pháp thanh toán mới trong thu phí tự động không dừng, đưa ra các chế tài xử lý trong hoạt thu phí tự động không dừng đối với nhà cung cấp dịch vụ thu phí, nhà đầu tư BOT và chủ phương tiện”, ông Toàn nhấn mạnh.
Một trong những “điểm nghẽn” để đẩy nhanh tiến độ dự án thu phí không dừng, theo đại diện Công ty TNHH Thu phí tự động (VETC) thì các trạm tại cửa ngõ ở thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có lưu lượng xe lưu thông qua trạm lớn chưa được triển khai do các nhà đầu tư BOT chưa hợp tác để triển khai làn thu phí tự động. Một số chủ đầu tư BOT chưa hợp tác và phối hợp tốt trong công tác triển khai dịch vụ thu phí tự động không dừng tại các trạm thu phí; chưa có chế tài bắt buộc dán thẻ và thói quen dùng tiền mặt của chủ phương tiện nên số lượng khách hàng đã dán thẻ nhưng chưa nạp tiền sử dụng dịch vụ còn thấp. Bên cạnh đó, nhiều khách hàng phản ánh còn nhiều trạm thu phí thủ công nên việc lưu thông chưa đồng bộ dẫn đến chủ phương tiện chưa nhiệt tình hưởng ứng chủ trương thu phí tự động không dừng. Công tác truyền thông đến các chủ phương tiện còn hạn chế nên chủ phương tiện và người dân chưa hiểu về lợi ích của dịch vụ và cách sử dụng dịch vụ. Vì vậy, công tác triển khai dán thẻ chưa đạt được kế hoạch như kỳ vọng
Theo Tạp chí GTVT
Khởi công dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn ngay trong tháng 12
Tỉnh Quảng Ninh đang hoàn tất các điều kiện về giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư để có thể khởi công dự án cao tốc Móng Cái - Vân Đồn ngay trong tháng 12 này.
Tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng. Ảnh: Trung Nguyên/TTXVN
Dự án đường cao tốc Móng Cái - Vân Đồn, tuyến cao tốc nối tiếp với 2 cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và Hạ Long - Vân Đồn, dài 80,2 km có quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/giờ được triển khai trên diện tích 456,2 ha thuộc địa bàn các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và thành phố Móng Cái.
Dự án do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Vân Đồn làm chủ đầu tư (liên danh 3 đơn vị gồm: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển hạ tầng Long Vân, Công ty cổ phần Mặt trời Vân Đồn, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng giao thông Công Thành), theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Tổng mức góp vốn đầu tư của liên danh nhà đầu tư là hơn 11 nghìn tỷ đồng. Thời gian thi công hoàn thành dự án là 22 tháng.
Khi dự án cao tốc Móng Cái - Vân Đồn hoàn thành, Quảng Ninh sẽ có khoảng 200 km đường cao tốc, liên thông với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, góp phần hoàn thiện tuyến cao tốc kéo dài từ Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Móng Cái (Quảng Ninh), trở thành tuyến cao tốc dài nhất hiện nay ở Việt Nam; hình thành nên cửa ngõ giao thông quan trọng kết nối giao thương với ASEAN và Trung Quốc để thực hiện chiến lược tăng cường hoạt động thương mại biên giới, từng bước đưa Quảng Ninh trở thành trung tâm dịch vụ hàng đầu, cửa ngõ giao thương trong nước và quốc tế.
Theo thông tin từ các địa phương, đến nay tổng khối lượng mặt bằng sạch có thể bàn giao cho chủ đầu tư đạt 72,06 km trong tổng số 80,2 km cần bàn. Phần mặt bằng còn lại đang vướng mắc tại thành phố Móng Cái, do diện tích giải phóng mặt bằng lớn. Dự kiến, thành phố Móng Cái sẽ bàn giao toàn bộ mặt bằng tuyến chậm nhất vào cuối tháng 12/2018.
Theo Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Ninh, các cơ quan chuyên môn đang tiến hành thẩm định thiết kế kỹ thuật, tỉnh cũng đã thực hiện thỏa thuận xong quy chế nhà thầu đối với 16 gói thầu dự án.
Dự kiến, từ ngày 25 - 30/12, tỉnh Quảng Ninh cũng sẽ đưa tuyến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn và hoạt động. Trước đó, ngày 1/9 vừa qua, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào sử dụng đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng và cầu Bạch Đằng (cầu nối trực tiếp Quảng Ninh - Hải Phòng), rút ngắn 1/2 thời gian đi Hải Phòng, Hà Nội và chiều ngược lại so với trước đây.
Văn Đức (TTXVN)
Theo Tintuc
Đà Nẵng: Dừng xây dựng tuyến luồng Thọ Quang Thủ tướng Chính phủ đồng ý dừng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến luồng vào Khu bến cảng Thọ Quang, Cảng biển Đà Nẵng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến luồng vào Khu bến cảng Thọ Quang nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác của khu bến tổng hợp Thọ Quang. Ảnh: Kinh tế đô thị Được biết,...