Đẩy mạnh tuyên truyền, phòng ngừa tội phạm lừa đảo qua mạng
Trong 6 tháng trở lại đây, đã có gần 800 vụ người dân tố giác bị lừa đảo qua điện thoại, mạng xã hội, chiếm đoạt số tiền cả nghìn tỷ đồng. Bộ Công an liên tục đưa ra những cảnh báo trước loại tội phạm này.
Tại Hà Nội, Công an các phường, xã đã phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng để tuyên truyền và kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hàng trăm triệu đồng. Đáng chú ý, gần đây, đối tượng không chỉ mạo danh cán bộ Công an, còn liều lĩnh gọi video khoác sắc phục ngành yêu cầu chuyển tiền…
Trở về đơn vị sau cuộc họp nhanh với các ngân hàng đóng trên địa bàn để phổ biến các nội dung mới, quan trọng, nhằm giúp người dân phòng, tránh bị các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Trung tá Phạm Mạnh Cường, Trưởng Công an phường Quang Trung cho biết, việc các đối tượng sử dụng internet để tham gia mạng xã hội (facebook, zalo,…) lừa đảo diễn biến ngày càng phức tạp.
Để chủ động phòng tránh, đơn vị đã phối hợp với các ngân hàng đề nghị người dân khi sử dụng mạng xã hội phải thận trọng, tránh để lộ, lọt thông tin cá nhân khi đăng ký, tham gia. Nhất là khi chia sẻ thông tin, làm quen, kết bạn trên mạng xã hội nên cảnh giác những tài khoản lạ, tài khoản là người nước ngoài, chủ động kết bạn; không cung cấp thông tin cá nhân, chuyển tiền cho người khác khi chưa kiểm tra, xác thực thông tin chính xác của người được nhận, nhất là các trường họp chuyến tiền, nạp thẻ điện thoại, mua bán hàng online trên mạng.
Đại úy Lê Nam Cường giải thích cho bà Đ hiểu về thủ đoạn cũng như phương thức của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
“Khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, phải bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại. Không được cung cấp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, thẻ tín dụng… trong các trường hợp không quen biết đối tượng, nhất là các đối tượng yêu cầu cung cấp thông tin qua điện thoại.
Video đang HOT
Trước những thông tin đe dọa, uy hiếp không nên vội vàng chuyển tiền vào các tài khoản theo yêu cầu của các đối tượng mà trao đổi với người thân, bạn bè hoặc thông báo với lực lượng Công an gần nhất để chủ động phòng ngừa, đấu tranh…” – Trung tá Phạm Mạnh Cường nhấn mạnh.
Cũng theo Trung tá Phạm Mạnh Cường, trước các tin tức, tiêu đề “hot”, “hấp dẫn” có biểu hiện giả mạo, nhiều người xem trên mạng internet và mạng xã hội, không nên truy cập vào xem. Trong trường hợp đã truy cập vào đường link, cần nhanh chóng thay đổi mật khẩu của trang cá nhân để tránh mất tài khoản.
Cũng từ sự phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng trong công tác tuyên truyền, mới đây, Công an phường Quang Trung đã kịp thời ngăn chặn một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đáng chú ý, đối tượng không chỉ mạo danh cán bộ Công an, còn liều lĩnh gọi video khoác sắc phục ngành yêu cầu chuyển tiền…
Theo đó, hồi 15h30, ngày 7-10, Công an phường Quang Trung, quận Hà Đông nhận được thông báo từ chi nhánh ngân hàng Eximbank trên địa bàn về việc 1 khách hàng tới làm thủ tục chuyển tiền có dấu hiệu bị lừa đảo. Bà Đ, SN 1963, trú tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, người tới giao dịch tại ngân hàng cho biết: Sáng cùng ngày, bà nhận được 1 cuộc điện thoại, đầu dây bên kia là một người đàn ông, tự giới thiệu là cán bộ Công an đang công tác tại Bộ Công an. Người này có nói bà đang liên quan tới một vụ án ma túy nên yêu cầu bà rút hết toàn bộ số tiền tiết kiệm để chuyển vào một tài khoản mà đối tượng yêu cầu để chứng minh mình vô tội.
Để tạo lòng tin, đối tượng đã gọi video cho thấy đang mặc sắc phục Công an nhưng không cho bản thân bà nhìn thấy mặt. Do sợ hãi cũng như chưa hiểu biết đầy đủ về các thủ tục, quy định của cơ quan Công an khi làm việc nên bà đã chủ động tới ngân hàng để yêu cầu rút toàn bộ số tiền tiết kiệm mình đang có là gần 200 triệu đồng và yêu cầu chuyển tiền vào số tài khoản của đối tượng đã cung cấp trước đó…
Rất may cho bà Đ, vì tại ngân hàng nơi bà thực hiện giao dịch, các nhân viên tại quầy giao dịch ở đây đều đã được Công an tuyên truyền về các phương thức, thủ đoạn chiếm đoạt tài sản sử dụng công nghệ cao nên khi thấy nhiều biểu hiện nghi ngờ đã tạm thời ngưng yêu cầu giao dịch của bà và ngay lập tức báo tin cho Công an phường Quang Trung.
Ngay sau khi tiếp nhận tin báo, Đại úy Lê Nam Cường, cán bộ Tổ Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an phường Quang Trung cùng các cán bộ, chiến sỹ đơn vị đã nhanh chóng có mặt để xác minh vụ việc. Thấy có động, các đối tượng lừa đảo ngay lập tức tẩy, xóa các dấu vết nhằm huỷ bỏ các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến hành vi vi phạm của mình.
Không được may mắn như bà Đ, cách đó chỉ một tuần (ngày 1-10), ông K, SN 1953, cán bộ hưu trí trú tại địa bàn nhận được một cuộc điện thoại gọi tới số máy cố định của gia đình ông. Đối tượng xưng là cán bộ Công an và thông báo ông K đang liên quan tới đường dây buôn bán ma túy xuyên quốc gia. Là người thật thà, muốn chứng minh mình hoàn toàn không liên quan gì tới hành vi phạm tội nên ông đã đến chi ngành ngân hàng GP Bank trên địa bàn rút toàn bộ số tiền 500 triệu đồng và chuyển vào tài khoản đối tượng yêu cầu.
Khi phát hiện mình bị lừa đảo, ông K tới trụ sở Công an phường Quang Trung để trình báo thì mọi thông tin về đối tượng đã lừa đảo ông K gần như không hề có do đối tượng liên hệ với ông K qua số thuê bao cố định…
Là địa bàn đang phát triển mạnh, có 19 trụ sở chi nhánh các ngân hàng hoạt động. Nhận thấy tình trạng các đối tượng sử dụng công nghệ cao và mạng viễn thông để thực hiện hành vi phạm tội có chiều hướng gia tăng và ngày càng phức tạp, Công an phường Quang Trung đã báo cáo đề xuất với lãnh đạo Công an quận Hà Đông khẩn trương tiến hành các biện pháp cấp bách để có biện pháp ngăn chặn phòng ngừa về loại tội phạm tinh vi này.
Theo Đại úy Lê Nam Cường, việc ngăn chặn phòng ngừa loại tội phạm này gặp rất nhiều khó khăn do các đối tượng chủ động đánh vào tâm lý và sự thiếu hiểu biết cụ thể của quần chúng nhân dân. Hiện, ngoài đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền tới các nhân viên giao dịch tại các chi nhánh ngân hàng, Công an phường Quang Trung cũng đã phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của quận tiến hành in các mẫu tờ rơi với nội dung “Cảnh báo về thủ đoạn hoạt động của đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản sử dụng mạng viễn thông và công nghệ cao” để yêu cầu dán niêm yết tại tất cả các quầy giao dịch của các chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn phường nhằm mục đích khuyến cáo người dân biết và đề phòng về thủ đoạn hoạt động của các đối tượng phạm tội.
Mặt khác Công an phường đã tiến hành tuyên truyền trực tiếp và yêu cầu 100% các nhân viên tại các quầy giao dịch cần phải hỏi toàn bộ khách hàng tới thực hiện việc giao dịch chuyển tiền cần kiểm tra thật kỹ về thông tin số tài khoản được chuyển tới, nếu có yếu tố về nội dung như “chuyển tiền để cho cơ quan Công an phục vụ công tác điều tra…” thì ngay lập tức tạm dừng yêu cầu của khách hàng và báo ngay kịp thời cho Công an phường nắm bắt để có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và đấu tranh với loại tội phạm này.
Không khởi tố vụ chồng bạo hành vợ ở Tây Ninh
Công an thị xã Trảng Bàng không khởi tố vụ án chồng bạo hành vợ do nạn nhân thương tích chỉ 4%. Cơ quan điều tra cho rằng hành vi của người chồng chưa cấu thành tội phạm.
Ngày 19/10, Công an thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự vụ chồng bị tố đánh vợ, ép quan hệ tình dục.
Người chồng bị tố cáo trong vụ án là B.Q.T. (39 tuổi), nạn nhân là chị L.T.S. (27 tuổi, vợ T., cùng ngụ xã An Tịnh).
Theo công an, việc không khởi tố vụ án hình sự do hành vi của ông T. chưa cấu thành tội phạm, thương tích trên người chị S. chỉ 4%.
Quyết định này được Công an thị xã Trảng Bàng gửi đến VKSND cùng cấp, Công an phường An Tịnh, ông T. và chị S.
Như Zing.vn đưa tin, tối 8/2, nhận được tin cầu cứu của chị S. (27 tuổi, đi xuất khẩu lao động bên Singapore và mới về quê ăn Tết), Đội cứu nạn giao thông Tây Ninh đã đến xã An Tịnh (huyện Trảng Bàng) đưa chị ra khỏi nhà. Lúc đó, trên người nạn nhân đầy thương tích.
Nguyên nhân vụ việc được xác định do ông T. phát hiện vợ có nhắn tin điện thoại với người khác nên ghen.
Người chồng đã dùng dây nịt và tay, chân đánh liên tiếp lên người chị S.. Cha, mẹ nạn nhân từ An Giang lên khuyên ngăn nhưng không được.
Chị S. sau đó đã làm đơn tố cáo bị người chồng bạo hành và ép quan hệ tình dục lên Công an xã An Tịnh, Công an thị xã Trảng Bàng.
Công an tạm đình chỉ giải quyết vụ 7 phụ nữ 'tố' bị bạn trai lừa tình, tiền Do hết thời hạn điều tra, xác minh tin báo tố giác tội phạm, Công an TP.Hà Nội đã tạm đình chỉ giải quyết vụ 7 phụ nữ "tố" bị 1 người đàn ông lừa tình, lừa tiền tổng cộng 2,5 tỉ đồng. Công an TP.Hà Nội đã tạm đình chỉ giải quyết vụ 7 phụ nữ tố bạn trai lừa tình, tiền...