Đẩy mạnh triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm bảo đảm hiệu quả, thực chất
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào…
Sản phẩm cà phê đạt chuẩn OCOP 3-4 sao cấp tỉnh của Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang, huyện Đăk Đoa (Gia Lai). Ảnh minh họa: Hồng Điệp/TTXVN
Xét đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả triển khai Chương trình OCOP và công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2020, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 vừa có ý kiến chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm đẩy mạnh công tác truyền thông, giới thiệu, quảng bá và xúc tiến thương mại cho các sản phẩm OCOP cấp quốc gia đối với thị trường trong nước và quốc tế; ưu tiên sử dụng các sản phẩm OCOP cấp quốc gia tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cấp quốc gia, hội chợ, diễn đàn quốc tế; sử dụng làm quà tặng, quà biếu trong các hoạt động đối ngoại và các sự kiện cấp quốc gia, cấp ngành.
Phó Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP bảo đảm hiệu quả, thực chất, tránh hình thức, phô trương, làm theo phong trào; xây dựng tiêu chí cụ thể để bình xét, lựa chọn các hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm đạt OCOP cấp quốc gia năm 2020 tiêu biểu, tổng hợp hồ sơ khen thưởng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Quyết định số 490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (OCOP), Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ này có nguồn gốc từ địa phương, hoặc được thuần hóa, đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương. Sản phẩm OCOP được đánh giá theo 5 hạng, trong đó hạng 5 sao là cao nhất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
Bình Dương: Nông sản được gắn một loại tem để "soi" được trồng ở đâu, chất lượng ra sao
Truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ tăng khả năng theo dõi, nhận diện được sản phẩm thông qua các giai đoạn, từ việc tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất, chế biến đến vận chuyển và phân phối ra thị trường.
Video đang HOT
Bình Dương là một trong các tỉnh, thành đã ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) từ năm 2019.
Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030.
Theo ông Lý Thái Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương, truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm thông qua tất cả các giai đoạn, từ quá trình tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất, chế biến đến vận chuyển và phân phối ra thị trường.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP" được UBND tỉnh Bình Dương quan tâm, nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển song song cùng với các ngành nghề khác. Ảnh: Văn Dũng
Để thực hiện tốt cả quá trình đó, trên mỗi sản phẩm cần có mã định danh riêng, còn gọi là tem truy xuất nguồn gốc. Hay còn gọi là phần nhận diện chuỗi liên kết các giá trị từ khâu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng, từ vùng trồng, đất trồng, phân bón, con giống đến quá trình thu hoạch, bảo quản, vận chuyển hàng hóa và đóng gói.
Hiện nay, Bình Dương có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong quá trình sản xuất và phát triển hệ thống phân phối.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP" được UBND tỉnh Bình Dương quan tâm, nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển song song cùng với các ngành nghề khác. Trong đó, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.
Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm được gắn mã và quản lý bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Văn Dũng
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Chương trình OCOP không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở nông thôn như giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.
Chương trình còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương thông qua các chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục. Trình độ người nông dân hiện nay về công nghệ thông tin còn rất thấp, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế, hệ thống phần mềm và việc kết nối các dữ liệu tại các vùng trồng hiện nay còn chưa triển khai đồng loạt và thống nhất, khả năng tích hợp với các phần mềm khác, ứng dụng trên smartphone còn chưa cao.
Ngoài ra, vấn đề đầu tư hạ tầng mạng và đường truyền internet trên diện rộng chưa cao, nhất là các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng sâu, vùng xa, khiến cho công tác chuyển tải thông tin còn nhiều hạn chế.
Sản phẩm, hàng hoá được truy xuất nguồn gốc có rất nhiều lợi ích mang lại. Ảnh Văn Dũng chụp năm 2020
Thời gian tới, Bình Dương sẽ tập trung tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị, liên kết giữa các "mắt xích" của chuỗi từ việc trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ; thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí trung gian hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, hướng dẫn truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức và các cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương cũng đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai thí điểm truy xuất nguồn gốc với 5 chuỗi sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp như trứng, thịt gia cầm, rau, trái cây. Sau quá trình thí điểm, sẽ ứng dụng nhân rộng kết quả sang các chuỗi sản phẩm khác.
Lãnh đạo Chi Cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Dương khẳng định, sản phẩm, hàng hoá được truy xuất nguồn gốc có rất nhiều lợi ích mang lại.
Cụ thể, đối với người tiêu dùng, người dân, tra cứu được thông tin chi tiết sản phẩm hàng hóa và thông tin truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng.
Tra cứu thông tin về tiêu chuẩn quy trình nuôi trồng, sản xuất và thông tin chứng nhận thử nghiệm; tra cứu thông tin chi tiết về thương hiệu sản phẩm, thông tin doanh nghiệp; chống hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đối với doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu khi xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang các thị trường có yêu cầu truy xuất nguồn gốc; tránh bị ép giá; nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tăng tính minh bạch, sẵn sàng cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc trong khâu sản xuất, kinh doanh phân phối của doanh nghiệp; tăng hiệu quả truyền thông và kinh doanh, kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo vệ sản phẩm và thương hiệu.
Nghệ An: Tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp của Nghệ An sẽ được lựa chọn đưa vào tiêu thụ tại hệ thống chuỗi siêu thị Winmart, chuỗi cửa hàng Winmart trên toàn quốc. Nhằm tìm kiếm thị trường, kết nối tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản Nghệ An, chiều nay 12/11, dưới sự chủ trì của đồng chí Hoàng Nghĩa...