Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Sáng 9-9, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng chủ trì buổi làm việc với các bộ, cơ quan liên quan về việc tích hợp thanh toán trực tuyến (TTTT) nghĩa vụ tài chính trong thực hiện dịch vụ công trên Cổng Dịch vụ công quốc gia ( DVCQG).
Tại cuộc họp, báo cáo kết quả triển khai thanh toán trực tuyến, Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (VPCP) Ngô Hải Phan cho biết, với sự phổi hợp, tham gia tích cực của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính (Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế), Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, các bộ, ngành, địa phương và các ngân hàng, trung gian thanh toán, Hệ thống TTTT của Cổng DVCQG đã được xây dựng và chính thức đưa vào vận hành từ tháng 3-2020.
Đến nay, đã có 45/63 địa phương, bảy bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam hoàn thành tích hợp, sử dụng Hệ thống TTTT của Cổng DVCQG; có bốn ngân hàng (VietcomBank, VietinBank, AgriBank, BIDV), bốn tổ chức trung gian thanh toán (VNPTPay, Ngân lượng, Momo, Payoo) hoàn thành tích hợp bảo đảm việc cung ứng dịch vụ thanh toán thông qua tài khoản của 38/46 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Để tiếp tục mở rộng việc tích hợp, cung ứng dịch vụ TTTT trên Cổng DVCQG của các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng thương mại, trung gian thanh toán tập trung ưu tiên triển khai thực hiện, trong đó riêng Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) phải hoàn thành kết nối, tích hợp trong tháng 9-2020.
Hiện nay, Cổng DVCQG đã cung cấp TTTT cho các loại hình thu như: phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác trong thực hiện thủ tục hành chính; đóng BHXH, BHYT; nộp phạt xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; nộp thuế; thu tiền điện. Theo ông Ngô Hải Phan, loại hình thanh toán hiện đang được người dân, doanh nghiệp quan tâm thực hiện nhiều nhất là đóng BHXH, BHYT, chiếm khoảng 56%; phí, lệ phí chiếm khoảng 23,6%, thu phạt chiếm khoảng 18%.
Để tiếp tục triển khai TTTT trong thời gian tới, Cục Kiểm soát TTHC đề nghị Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế và các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với VPCP trong quả trình xây dựng, vận hành Hệ thống TTTT của Cổng DVCQG bảo đảm đáp ứng tốt mục tiêu, yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Đề nghị Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp VPCP hướng dẫn danh mục mã loại hình thu, mã, tên đơn vị kho bạc nhà nước, tài khoản phục vụ việc thu phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác trong thực hiện thủ tục hành chính mà tài khoản thụ hưởng là tài khoản của Kho bạc Nhà nước tại các bộ, ngành, địa phương thống nhất, hiệu quả. Đề nghị Tổng cục Thuế tiếp tục phối hợp VPCP hoàn thiện nộp thuế trực tuyến trên Cổng DVCQG để bảo đảm thân thiện, thuận lợi, tăng số lượng người sử dụng. Bên cạnh đó, đề nghị các ngân hàng, trung gian thanh toán khẩn trương hoàn thành việc bổ sung các nội dung theo yêu cầu kỹ thuật kết nối với Cổng DVCQG.
Video đang HOT
Theo đại diện Bộ Tài chính, việc cung cấp TTTT trên Cổng DVCQG được người dân đánh giá khá tích cực. Đại diện VietcomBank cho biết, đơn vị đã phối hợp các cơ quan liên quan để triển khai từ năm 2019 và đến tháng 3-2020 chính thức hoạt động TTTT trên Cổng DVCQG.
Đại diện các ngân hàng, trung gian thanh toán đều cho biết, hiện tại không có vướng mắc trong quá trình triển khai, việc phối hợp chặt chẽ của các cơ quan là điều quan trọng nhất trong triển khai TTTT, quá trình triển khai hiện đáp ứng được nhu cầu của người dân.
Phát biểu ý kiến tại cuộc họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, cuộc họp nhằm đánh giá việc tích hợp TTTT trên Cổng DVCQG, xác định những điểm còn vướng mắc để tiếp tục triển khai. Tuy thời gian không dài nhưng sau sáu tháng hoạt động, đến ngày 7-9, đã có hơn 11 nghìn hồ sơ giao dịch TTTT, trong đó tập trung chủ yếu trong tháng 7 và 8-2020 khoảng 4.000 giao dịch với giá trị khoảng 5 tỷ đồng/tháng. Như vậy, thủ tục TTTT ngày càng tốt hơn, đây là việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Năm 2020, mục tiêu đặt ra là cung cấp 30% dịch vụ công mức độ 3,4 lên Cổng DVCQG, vì vậy vấn đề TTTT trên Cổng DVCQG để tạo thuận lợi cho người sử dụng là rất quan trọng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị đến ngày 15-9 hoàn thành kết nối TTTT trên Cổng DVCQG. Vì vậy, đề nghị các bộ, cơ quan khẩn trương hoàn thành việc kết nối, tích hợp; đề nghị các đơn vị tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hoàn thiện hệ thống để hoàn thành mục tiêu đặt ra; đề nghị các bộ, ngành, cơ quan, ngân hàng, trung gian thanh toán tích cực tuyên truyền để người dân, DN biết và thực hiện TTTT. Cũng theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm, VPCP sẽ lấy mốc thời gian ngày 15-9 để cáo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hoàn thành tích hợp TTTT nghĩa vụ tài chính trong thực hiện dịch vụ công trên Cổng DVCQG.
Thanh toán trực tuyến ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng
Trước tác động nặng nề của dịch Covid-19 lên nền kinh tế, xét ở một góc độ tích cực, dịch Covid-19 đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đua của các ngân hàng và các doanh nghiệp công nghệ tài chính trong tiến trình triển khai số hóa dịch vụ và thanh toán điện tử. Thanh toán trực tuyến được đặc biệt quan tâm và ghi nhận con số tăng trưởng ấn tượng kể từ khi dịch Covid-19 diễn ra.
Trong dịch bệnh, khách đến trực tiếp cửa hàng mua sắm sụt giảm. Tuy nhiên, tại một số cửa hàng khoảng 10 người mua thì 3 - 4 người chọn quét mã thanh toán hoặc chuyển khoản. Khách trả tiền mặt giảm 1/3 từ đầu dịch đến nay.
"Hình thức thanh toán không tiền mặt giảm thiểu rủi ro lây nhiễm khi tiếp xúc gần với khách. Ngoài ra, việc tổng kết sổ sách cuối ngày cũng nhanh hơn, dễ hơn", chị Phạm Thị Nhiên - cửa hàng trưởng Aristino, Thái Hà nói.
Còn với người lái taxi như anh Nguyễn Văn Hưng (Hà Nội), kết thúc một chuyến xe bây giờ không còn thường xuyên phải chạy đi đổi tiền lẻ bù cho khách nữa.
"Với nhiều chức năng mới như mã QR, thẻ không chạm, thẻ chip... sẽ giúp lái xe thanh toán nhanh hơn", anh Hưng cho hay.
Theo Ngân hàng Nhà nước, trong nửa đầu năm nay, chỉ riêng thanh toán qua mobile banking tăng gần 180%, với giá trị lên tới 4,9 triệu tỷ đồng.
Từ đầu năm nay các ngân hàng đưa ra khoảng 1.000 tỷ đồng hỗ trợ tiền phí dịch vụ thanh toán và ưu đãi dưới dạng hoàn tiền nhằm tận dụng đà chuyển biến tích cực thói quen thanh toán từ dịch Covid-19.
Ngoài ra, việc hợp nhất, đơn giản hoá, các nền tảng cũng buộc phải đẩy nhanh tiến độ để giữ chân người dùng trên đà chuyển biến tích cực hiện nay.
Người dùng tăng giao dịch qua di động nhờ phương thức thanh toán an toàn, tiện ích và nhanh chóng. Ảnh minh họa.
Hiện cũng có 34 tổ chức không phải là ngân hàng được phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Cách làm của các đơn vị này khá đa dạng như: Kết hợp thanh toán với hệ sinh thái công nghệ, từ gọi xe, giao đồ ăn hoặc giao hàng không tồn tại tiền mặt.
Tiện ích xoay quanh chiếc điện thoại là một định hướng công nghệ buộc các ngân hàng và tổ chức thanh toán cũng phải liên tục thay đổi.
Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần tiếp tục xây dựng, bổ sung hành lang pháp lý cho thanh toán điện tử, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ.
Vietcombank- ngân hàng tiên phong triển khai thanh toán trực tuyến cho dịch vụ công thứ 1.000 Với chủ trương đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, sáng ngày 19/08/2020, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Lễ khai trương Hệ thống thông tin báo cáo Quốc gia, Trung tâm thông tin, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và công bố Dịch vụ công trực tuyến thứ 1.000 trên Cổng dịch vụ công Quốc...