Đẩy mạnh phát triển du lịch Thủ phủ đất Sen hồng
UBND tỉnh Đồng Tháp vừa ban hành Kế hoạch phát triển du lịch trên địa bàn TP. Cao Lãnh nhằm khai thác tối đa lợi thế tuyến bờ kè trên sông để xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, kết nối với các điểm du lịch tạo điểm nhấn đặc trưng trong phát triển du lịch thành phố.
Một góc phố tại TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Thời gian thực hiện từ năm 2020 – 2025, tập trung vào khai thác dịch vụ du lịch tuyến bờ kè trên sông thành phố Cao Lãnh: trang trí cảnh quan, tạo các tiểu cảnh dọc 2 bên bờ và trên sông tạo điểm nhấn, ấn tượng thu hút khách tham quan, thưởng lãm, chụp ảnh lưu niệm; kêu gọi đầu tư vào các dịch vụ du lịch trên sông: bơi thuyền Kayak, đua xuồng, du thuyền trên sông kết hợp dịch vụ ẩm thực, thưởng thức đờn ca tài tử, hát dân ca và hò Đồng Tháp…; tổ chức các hoạt động thả đèn hoa đăng, biểu diễn nghệ thuật trên sông phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của người dân địa phương và khách du lịch; nâng cấp bến đò xã Hòa An qua Làng du lịch Tân Thuận Đông phục vụ nhu cầu đi lại của người dân địa phương và khách tham quan du lịch, trải nghiệm; đầu tư nâng cấp điểm dừng chân, cơ sở sản xuất hàng quà tặng, quà lưu niệm, nhà hàng, bãi đỗ xe…
Bên cạnh đó, sẽ định hướng đầu tư xây dựng sản phẩm, dịch vụ du lịch tại Công viên Hai Bà Trưng như đầu tư xây dựng khu phố đi bộ, khu phố ẩm thực, khu phố bán hàng đặc sản, quà lưu niệm, quà tặng du lịch, sản phẩm khởi nghiệp phục vụ khách du lịch tại khu vực Công viên Hai bà Trưng và Chợ đêm Cao Lãnh.
Video đang HOT
Song song đó là đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước và ngoài nước. Quy hoạch thành phố Cao Lãnh là trung tâm đô thị phát triển du lịch tỉnh, cửa ngõ đón khách, trung chuyển khách du lịch và kết nối tour tuyến du lich nội tỉnh; phát triển theo hướng du lịch xanh, du lịch đô thị, ứng dụng công nghệ thông minh, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, ẩm thực Nam bộ với các hoạt động vui chơi giải trí, giải trí về đêm, du lịch mua sắm, du lịch MICE, tìm hiểu và khám phá các di tích văn hóa, lịch sử, Bảo tàng tỉnh và các công trình kiến trúc độc đáo tại thành phố Cao Lãnh; tăng cường liên kết với các địa phương trong việc xây dựng sản phẩm và quảng bá điểm đến du lịch; triển khai các hoạt động liên kết với thành phố Hội An đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tăng cường công tác phối hợp, kết nối phát triển sản phẩm du lịch, tour tuyến du lịch, góp phần thu hút du khách từ các tỉnh, thành khu vực miền Trung, miền Bắc đến với thành phố Cao Lãnh.
Nguyễn Toàn
Theo toquoc.vn
Ấn Độ nới lỏng visa nhằm thu hút thêm khách Trung Quốc
Từ tháng 10/2019, thời hạn tối đa của visa du lịch sẽ được kéo dài thành 5 năm, thay vì 1 năm như trước đây.
Ấn Độ là đất nước Phật giáo với phong cảnh đẹp, văn hóa đa dạng, ẩm thực đặc sắc vì vậy đây sẽ là điểm đến lý tưởng cho du khách, đặc biệt là sản phẩm du lịch tâm linh.
Mới đây, Ấn Độ đã nới lỏng đáng kể quy định về cấp thị thực du lịch cho công dân Trung Quốc trong nỗ lực nhằm thu hút thêm du khách từ nước láng giềng.
Theo một tuyên bố của Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh, kể từ tháng Mười, thời hạn tối đa của visa du lịch sẽ được kéo dài thành 5 năm, thay vì 1 năm như trước đây.
Đền Taj Mahal - điếm đến du lịch Ấn Độ nổi tiếng trên thế giới - Ảnh minh họa
Lệ phí xin cấp visa cũng giảm đáng kể. Theo đó, visa 1 năm nhiều lần nhập cảnh giảm từ 80 USD xuống còn 40 USD, và visa 30 ngày một lần nhập cảnh có mức phí 25 USD.
Trong mùa ít khách từ tháng 4-6, du khách có thể xin cấp visa điện tử 30 ngày với chi phí chỉ 10 USD.
Mục đích của những thay đổi này là nhằm thúc đẩy các hoạt động giao lưu nhân dân giữa Ấn Độ và Trung Quốc cũng như khuyến khích thêm người Trung Quốc lựa chọn Ấn Độ làm điểm đến du lịch.
Ấn Độ đã cố gắng thu hút thêm các du khách Trung Quốc trong nhiều năm qua. Năm 2014, nước này áp dụng visa điện tử để khuyến khích khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, lượng du khách đến từ Trung Quốc vẫn không tăng nhiều.
Theo số liệu từ Bộ Du lịch Ấn Độ, năm 2018, Ấn Độ đón khoảng 10,56 triệu lượt khách nước ngoài, trong đó có 31.427 khách đến từ Việt Nam với mức tăng 32,21%. Hiện Ấn Độ áp dụng cơ chế cấp thị thực điện tử cho 169 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, có giá trị tại 28 cửa khẩu hàng không và 5 cửa khẩu tại các cảng biển, góp phần thu hút khách nước ngoài tới đây.
Theo báo cáo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), Ấn Độ xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng Power Ranking và nhảy từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 3 trong năm 2018.
Ấn Độ là điểm đến của sự khám phá với văn hóa và di sản cổ đại, phương pháp điều trị bệnh cổ truyền như Ayurveda, Unani, Siddha, Naturopathy, điểm đến tự nhiên với 70% địa điểm thuộc dãy núi Himalaya và hơn 7.500 km đường bờ biển, hệ động thực vật đa dạng, cơ sở khám chữa bệnh chất lượng quốc tế và rất nhiều yếu tố khác làm cho Ấn Độ trở thành địa điểm du lịch yêu thích với khách du lịch.
Các hồ nước, thảo nguyên và quang cảnh mê hoặc lòng người làm nên một Ấn Độ xinh đẹp. 38 di sản văn hóa thế giới UNESCO là một phần của vẻ đẹp quốc gia và là nơi thu hút khách du lịch từ khắp thế giới. Bộ Du lịch cũng đã đưa ra sáng kiến nhận diện, đa dạng hóa, phát triển và phổ biến sản phẩm du lịch. Ngoài Đất Phật và những nơi hành hương của hàng ngàn Phật tử mỗi năm, Ấn Độ còn có nhiều sản phẩm du lịch như các gói du lịch đến vùng nông thôn, du lịch mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch đánh Golf, du lịch MICE, du lịch y tế và du thuyền. Những chương trình du lịch theo chủ đế để phát triển cơ sở hạ tầng trong nước đã được Bộ Du lịch phát động để khách du lịch có trải nghiệm hoàn thiện nhất.
Thủy Bích (t/h)
Theo toquoc.vn
Chuyên gia: BĐS du lịch đang bước vào chu kỳ tăng trưởng mạnh, khó xảy ra bong bóng Đó là khẳng định của nhiều chuyên gia và nhà đầu tư BĐS tại hội thảo "Đầu tư vào đâu lợi nhuận cao và bền vững?" do Báo Thanh Niên tổ chức hôm qua 28/5. Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), cho biết năm 2018, lượng khách du lịch trong và...