Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế tài chính, đáp ứng hiệu quả công cuộc phát triển đất nước
Sáng ngày 22/04, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã chủ trì cuộc họp của lãnh đạo Bộ Tài chính với một số đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính về tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý chi ngân sách nhà nước.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đã chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Ảnh: Đức Hưng
Nhiều kết quả nổi bật về tài chính – ngân sách
Tại cuộc làm việc, lãnh đạo các đơn vị: Vụ Ngân sách nhà nước, Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Vụ Đầu tư, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Dự trữ Nhà nước… đã báo cáo về kết quả công tác đạt được trong thời gian qua, những khó khăn tồn tại và kiến nghị giải pháp để thực hiện tốt các nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn tới.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc: Để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính cần tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đáp ứng ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước, trong đó về thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cần chú trọng đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại NSNN, nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia…
Theo ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN, kết quả tích cực từ quá trình cơ cấu lại NSNN giai đoạn 2016-2020 đã tạo dư địa quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, cho phép nước ta chủ động, kịp thời thực hiện hệ thống các giải pháp miễn, giảm, giãn, gia hạn, bảo đảm nguồn đáp ứng nhu cầu chi phòng chống đại dịch Covid-19, chi cứu trợ cứu nạn, bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động bị giảm sâu thu nhập, khắc phục hậu quả thiên tai, phục hồi sản xuất; đảm bảo nguồn chi các nhiệm vụ chính trị quan trọng theo dự toán, trong đó có chi đầu tư phát triển để hỗ trợ nền kinh tế, trong khi vẫn thực hiện được mục tiêu giảm bội chi và kiểm soát nợ công thấp hơn nhiều so với trần quy định.
Video đang HOT
Về công tác quản lý nợ công, theo ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, điểm nổi bật trong giai đoạn vừa qua là Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TƯ về cơ cấu lại NSNN và nợ công. Đây là nghị quyết quan trọng, đảm bảo sự vững vàng trong cơ cấu lại ngân sách và nợ công. Nhờ có hướng đi đúng này, công tác quản lý nợ công được thực hiện theo đúng nghị quyết và tiếp cận các thông lệ quốc tế tốt. Nợ công của Việt Nam được kiểm soát tốt từ 63,7%GDP năm 2016 xuống 55,3% năm 2020.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp. Ảnh: Đức Hưng
Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính đã tham mưu trình Chính phủ nhiều giải pháp nhằm đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, trong năm 2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt kết quả rất khả quan.
Bên cạnh kết quả đạt được, theo báo cáo của đại diện các đơn vị, thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, như: công tác phân bổ ngân sách còn chậm; áp lực chi thường xuyên còn lớn trong khi phải điều chỉnh mức lương cơ sở theo lộ trình, đáp ứng chi cho an sinh xã hội; việc giải ngân vốn đầu tư công, vốn ODA và vốn vay ưu đãi còn chậm; tính chủ đạo của ngân sách trung ương có xu hướng giảm…
Thúc đẩy tăng trưởng, tạo nguồn thu bền vững
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh, để tiếp tục thực hiện hiệu quả vai trò định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, nhiệm vụ quan trọng của ngành Tài chính trong giai đoạn tới cần tập trung xây dựng và phát triển nguồn lực tài chính quốc gia vững mạnh, đáp ứng ngày càng hiệu quả vào sự nghiệp phát triển, đổi mới của đất nước, trong đó về thực hiện nhiệm vụ quản lý chi NSNN cần chú trọng đổi mới, hoàn thiện thể chế tài chính, cơ cấu lại NSNN, nợ công; siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách; củng cố dư địa tài khóa, nâng cao khả năng chống chịu của nền tài chính quốc gia…
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể cần tập trung thực hiện, đó là:
Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tập trung rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính – NSNN, đẩy mạnh cơ cấu lại chi NSNN trên cơ sở phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, khơi thông và phân bổ các nguồn lực tài chính theo tín hiệu thị trường để thúc đẩy sự phát triển. “Thực hiện quản lý điều hành ngân sách chủ động, bám sát các nhiệm vụ chi, đặc biệt là chi tiết kiệm hiệu quả, chú ý chi cho con người, cho bộ máy; đảm bảo an sinh xã hội, chi phòng chống thiên tai dịch bệnh, thực hiện các nhiệm vụ cấp bách phát sinh; đặc biệt là chủ động tham mưu Chính phủ trình Quốc hội sửa các luật và ban hành các nghị định để giải phóng tối đa, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực đầu tư ngoài nhà nước nhằm tăng tốc phát triển kinh tế đất nước, góp phần tạo nền tảng vững chắc đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, đồng thời củng cố, phát triển nền quốc phòng, an ninh vững mạnh…”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.
Bộ trưởng nhấn mạnh yêu cầu tiếp tục đảm bảo quản lý nợ công chặt chẽ, vay trả nợ đúng hạn, kiểm soát chặt chẽ vay về cho vay lại; không tham mưu vay các dự án tính khả thi không cao, hiệu quả dự án kém không có cơ sở, đồng thời kiểm soát chặt các công trình, dự án để thực sự phát huy hiệu quả đầu tư công.
Về phân cấp ngân sách, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý, thời gian tới cần tập trung xây dựng đề án đổi mới phân cấp ngân sách, hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền, ủy quyền theo hướng Chính phủ quản lý các cân đối lớn, giữ vai trò định hướng phát triển chung cho cả nước, phải đảm bảo giữ vững vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương và sự chủ động của ngân sách địa phương; giảm chi thường xuyên hợp lý, ưu tiên tăng chi cho đầu tư phát triển.
Về công tác quản lý nợ công, theo Bộ trưởng, cần chú trọng tái cơ cấu nợ công hiệu quả, đặc biệt là vốn vay nước ngoài và vay ưu đãi, tăng cường phát hành trái phiếu chính phủ. Đối với công tác giải ngân vốn đầu tư công, bên cạnh việc tham mưu Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, cần chủ động có các giải pháp sát sao quản lý nguồn vay về cho vay lại; nghiên cứu phát hành trái phiếu quốc tế…; Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại chủ động tham mưu cho Bộ trong phân bổ, giám sát đúng mục tiêu, hiệu quả.
Về công tác quản lý dự trữ quốc gia, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc yêu cầu Tổng cục Dự trữ Nhà nước đảm bảo đầu tư, quy hoạch hệ thống kho tàng hiện đại, phù hợp với thực tế; hoàn thiện trình danh mục mặt hàng dự trữ phù hợp; thường xuyên nâng cấp kho tàng đảm bảo công tác dự trữ; mua bán, bảo quản đúng quy định hợp lý, tối ưu và tiết kiệm.
Cho ý kiến chỉ đạo với Kho bạc Nhà nước, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đề nghị cần tiếp tục huy động vốn hiệu quả thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ; tập trung quyết toán NSNN và lập Báo cáo tài chính nhà nước. Bộ trưởng lưu ý, hệ thống Kho bạc Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh cải cách cơ chế chính sách, triển khai hiện đại hóa công tác quản lý thu, chi NSNN qua KBNN theo hướng đơn giản, công khai, minh bạch về quy trình, thủ tục; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại phục vụ người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững.
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc lưu ý, cùng với triển khai công tác chuyên môn, các cơ quan thuộc và trực thuộc Bộ cần chủ động phối hợp, triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh công tác truyền thông chính sách nhằm đảm bảo các cơ chế, chính sách của ngành Tài chính nhanh chóng đi vào cuộc sống, góp phần tích cực tạo sự đồng thuận trong toàn xã hội về việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành.
Hỗ trợ gạo cho công tác bảo vệ rừng tại các huyện Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Như Xuân và Mường Lát
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành quyết định về việc hỗ trợ gạo dự trữ Quốc gia cho công tác bảo vệ, phát triển rừng tại các huyện: Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Như Xuân và Mường Lát.
Cụ thể, diện tích trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng là 14.660,54 ha, số gạo thực hiện hỗ trợ đợt 1 năm 2021 (từ tháng 1 đến tháng 3) là 752.382 kg. Trong đó, huyện Quan Sơn được hỗ trợ 145.365 kg, diện tích chăm sóc, bảo vệ rừng là 4.044,08 ha; huyện Quan Hóa được hỗ trợ 239.065 kg, diện tích trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng là 6.580,46 ha; huyện Lang Chánh được hỗ trợ 50.453 kg, diện tích trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng là 739,5 ha; huyện Như Xuân được hỗ trợ 317.499 kg, diện tích trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng là 3.296,5 ha.
Riêng huyện Mường Lát có tổng số hộ được hỗ trợ là 2.597 hộ với 12.252 nhân khẩu, diện tích bảo vệ, nhận khoán bảo vệ rừng tự nhiên được hỗ trợ là 20.026 ha và số gạo thực hiện hỗ trợ đợt 1 năm 2021 (từ tháng 1 đến tháng 2) là 367.560 kg.
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa có trách nhiệm vận chuyển, giao gạo hỗ trợ cho các đơn vị thụ hưởng theo quy định về quy trình xuất cấp, giao nhận, phân phối, sử dụng hàng dự trữ Quốc gia xuất để cứu trợ, viện trợ và quản lý kinh phí đảm bảo cho công tác xuất cấp, giao nhận hàng để cứu trợ, viện trợ và theo đúng văn bản hướng dẫn của Tổng cục Dự trữ Nhà nước và các quy định hiện hành.
UBND các huyện nêu trên lập kế hoạch phân bổ tiếp nhận cụ thể và phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Thanh Hóa tiến hành giao nhận, cấp phát gạo kịp thời đến các đối tượng được thụ hưởng đảm bảo đúng định mức, không trùng lắp với các chính sách khác và đúng các quy định Nhà nước hiện hành.
Bộ Tài chính giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV Ông Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính được 100% cử tri cơ quan Bộ Tài chính đồng ý giới thiệu tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV. Chiều ngày 11/3/2021, Bộ Tài chính tổ chức Hội nghị lấy ý kiến nhận xét của cử tri tại Bộ...