Đẩy mạnh dịch vụ môi trường rừng
Thời gian qua, hoạt động dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trong cả nước đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào công tác bảo vệ và phát triển rừng bền vững ở nhiều địa phương.
Tuy nhiên, việc gắn DVMTR với đẩy mạnh trồng rừng sản xuất, đáp ứng nhu cầu cho ngành chế biến gỗ vẫn chưa được triển khai hiệu quả tại nhiều địa phương. Đây là những hạn chế cần sớm khắc phục trong thời gian tới…
Chăm sóc giống cây keo lá tràm giâm hom tại Công ty TNHH một thành viên U Minh Hạ (Cà Mau). Ảnh: VĂN SINH
Theo báo cáo của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam (VNFF), năm 2020, tổng diện tích rừng được hỗ trợ quản lý bằng tiền DVMTR là 6,5 triệu ha, chiếm 44% tổng diện tích rừng toàn quốc, trong đó 2,7 triệu ha của chủ rừng là tổ chức khoán quản lý bảo vệ cho 30.233 cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, nhóm hộ và tổ chức khác. Tiền DVMTR đã góp phần hỗ trợ cho chủ rừng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng; hỗ trợ các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng khi dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên và hỗ trợ kịp thời cho người dân miền núi bảo vệ rừng có tiền nâng cao đời sống. Về kết quả thu chi tiền trồng rừng thay thế, từ năm 2015 đến nay, VNFF đã tiếp nhận 11,5 tỷ đồng tiền trồng rừng thay thế các tỉnh Bình Dương, Hà Nam để ủy thác trồng rừng tại các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang và Bắc Kạn. Hiện nay, 9,6 tỷ đồng đã được giải ngân để trồng 178,7 ha tại các địa phương trên. Số tiền còn lại sẽ tiếp tục được giải ngân trong năm 2021 và chăm sóc vào các năm tiếp theo. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, hiện nay đã có thêm hai loại DVMTR mới là cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ nuôi trồng thủy sản được áp dụng triển khai rộng rãi trên toàn quốc. Riêng đối với cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước, hiện đã có 25 tỉnh, thành phố xác định được danh sách các cơ sở phải nộp tiền DVMTR, ký được 214 hợp đồng với số tiền thu được là 3,65 tỷ đồng, nâng tổng số hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR trên cả nước lên 871 hợp đồng.
Tuy vậy, theo phản ánh của ngành lâm nghiệp các địa phương, hiện nay, tại nhiều nơi, công tác thu phí DVMTR để chi trả cho các hộ nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn. Hiện năng lực sử dụng DVMTR của ngành thủy điện vẫn là chủ yếu, trong khi tại nhiều địa phương có rừng, do không có doanh nghiệp thủy điện sử dụng dịch vụ nên không có khoản thu. Mặt khác, ngoài số ít địa phương có các doanh nghiệp thủy điện lớn, thì còn lại hầu hết là nhà máy thủy điện vừa và nhỏ, công suất thấp nên tiền đóng góp cho DVMTR không nhiều. Để đẩy mạnh công tác trồng rừng sản xuất, nhiều hộ gia đình phải vay vốn ngân hàng, trong khi việc thu hồi vốn đối với rừng sản xuất khá lâu, có khi còn gặp rủi ro do thiên tai, cháy rừng… Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng Đặng Hùng Chương, hiện tỉnh có hơn 670.000 ha rừng, trong đó có 218.000 ha rừng sản xuất, chủ yếu được giao cho các hộ dân và cộng đồng dân cư. Toàn tỉnh chỉ có hơn 10 tỷ đồng mỗi năm từ Quỹ DVMTR, cho nên với việc chi trả mức nhận khoán khoảng 400.000 đồng/ha/năm đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của người dân nếu họ không có thêm nghề phụ. Trước yêu cầu nâng cao chất lượng rừng sản xuất, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có rừng, tập trung tạo nguồn giống cây có chất lượng, năng suất cao để phục vụ công tác trồng rừng mới và trồng rừng thay thế. Sau lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ, một số nơi, từ tập quán vào rừng khai thác gỗ làm củi, cây thuốc nam để tăng thu nhập, nay đã chuyển sang chăm sóc, bảo vệ rừng, nuôi gia súc, gia cầm dưới tán cây rừng và trồng xen canh cây dược liệu. Nhờ vào nguồn thu nhập từ tiền DVMTR, cùng với việc vay vốn ngân hàng, đến nay, nhiều hộ gia đình đã đầu tư vào những cánh rừng nhận khoán. Với chủ trương khuyến khích phát triển kinh tế, khoanh nuôi gia súc, gia cầm, nhiều hộ gia đình và cộng đồng dân cư đã có thu nhập cao, sống ổn định với nghề rừng.
Cũng như tỉnh Cao Bằng, hiện nhiều địa phương khác như Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang… cũng gặp khó khăn tương tự. Các hộ gia đình nhận khoán bước đầu đã phát triển thêm các nghề phụ như trồng cây dược liệu, chăn nuôi gia súc, gia cầm… trong khu vực rừng nhận khoán để nâng cao thu nhập. Luật Lâm nghiệp quy định các loại DVMTR, bao gồm: bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết, duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn, con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản. Nhưng thực tế nguồn thu của các loại hình dịch vụ này mới tập trung chủ yếu vào hai loại chính là thủy điện và du lịch. Hai loại DVMTR mới là cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ nuôi trồng thủy sản thì mới được áp dụng để triển khai rộng rãi trên phạm vi toàn quốc.
Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị đánh giá DVMTR là một trong những tiềm năng lớn của rừng, đóng góp cho ngành lâm nghiệp phục vụ phát triển bền vững của đất nước. Do đó, năm 2021 sẽ tiếp tục rà soát hồ sơ để trình Chính phủ ban hành quyết định thí điểm chi trả DVMTR đối với dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là việc chi trả tiền DVMTR đến tận người dân; đôn đốc, hướng dẫn thu các loại DVMTR mới, cùng với đó là nghiên cứu, mở rộng quan hệ hợp tác với đối tác để phát triển thêm các nguồn thu mới; hoàn thiện cơ chế chia sẻ lợi ích đối với nguồn thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ.
Video đang HOT
Chi trả tiền Dịch vụ môi trường ở Kon Tum: Mở tài khoản ngân hàng, thuận tiện cho người dân
Thay vì nhận tiền mặt, người dân và các cộng đồng nhận bảo vệ rừng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng được mở tài khoản ngân hàng. Nhờ vậy bà con luôn nhận đủ tiền, an toan, thuân tiên.
100% chi trả qua tài khoản
Theo thống kê của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng (BVPTR) tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có trên 387.000ha rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Tính đến nay, đơn vị đã thực hiện chi trả hơn 255 tỷ đồng tiền DVMTR năm 2019 cho các chủ rừng. Riêng các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đã được chi trả trên 32 tỷ đồng.
Ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum cho biết: "Tư khi thưc hiên chính sach đến nay, viêc thanh toan tiền DVMTR cho cac chu rưng la tổ chưc, UBND xa, thị trấn thực hiên qua tai khoan ngân hang, Kho bac Nha nươc.
Đối vơi cac hô gia đình và ca nhân, đến nay đã có 94% hộ gia đình, cá nhân được mở tài khoản ngân hàng và nhận tiền DVMTR qua kênh này. Riêng đối với các cộng đồng đã được mở 100% tài khoản. Phấn đấu trong năm nay sẽ hoàn tất việc chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng 100%".
Người dân phấn khởi khi nhận tiền DVMTR qua ngân hàng. Ảnh: P.V
Theo ông Hoàng, số tiền chi trả DVMTR rất lớn nên việc chi trả đúng, chi trả đủ, chính xác và đảm bảo an toàn cần phải hết sức thận trọng. Trước đây, việc chi trả tiền cho chu rưng la hô gia đình, ca nhân, cộng đồng dân cư thôn đươc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum chuyển khoan cho cac Ban chi tra dịch vu môi trương rưng huyên, thanh phố (do cac hạt kiểm lâm huyên, thanh phố kiêm nhiệm), sau đo cac Ban chi tra DVMTR huyên, thanh phố chi tra bằng tiền măt cho ngươi dân.
Hoạt động chi trả này tồn tại nguy cơ rủi ro trong quá trình vận chuyển tiền, tốn thời gian, công sức... Thay vì người dân nhận tiền mặt thông qua Ban chi tra DVMTR huyên, thanh phố chi trả, thì nay người dân được mở tài khoản đứng tên mình trong ngân hàng, rất thuận tiện.
"Chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng đảm bảo tính thuân tiên, công khai, minh bạch và an toàn. Tài khoản do người dân đứng tên nên họ có thể kiểm tra số tiền nhận được chính xác là bao nhiêu và có thể tùy ý rút ra sử dụng bất cứ lúc nào. Nếu không có nhu cầu sử dụng ngay có thể gửi trong ngân hàng để lấy lãi"- ông Hoàng nói.
Trước đó (năm 2018), thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chu tich UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản "về việc trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử".
Đây là văn bản chỉ đao Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum, các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng, UBND các xã, thị trấn có khoán quản lý bảo vệ rừng chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng hoặc giao dịch thanh toán điện tử cho các hộ gia đình, ca nhân, cộng đồng đươc nha nươc giao đất, giao rưng hoăc nhận khoán bao vê rưng.
Tuy ban đầu còn nhiều khó khăn, vướng mắc, nhưng sau hơn 1 năm triển khai, hình thức chi trả tiền DVMTR mới đã có sự thay đổi rõ rệt: 100% cộng đồng dân cư được mở tài khoản; 94% hộ dân gia đình, cá nhân được mở tài khoản. Đến ngay 29/5/2020, Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum đa hoàn thanh chi trả tiền DVMTR cho tất cả chủ rừng.
Theo ông Hoàng, lúc đầu một số người dân chưa hiểu về chính sách này nên có ý kiến phản đối. Họ cho rằng, "nông dân ở vùng sâu vùng xa làm sao biết sử dụng thẻ tài khoản ngân hàng, ở xã làm gì có cây ATM mà rút..." nhưng bây giờ đã hiểu đúng về lợi ích, tiện dụng và an toàn của hình thức này.
"Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum không có chủ trương mở thẻ, mà là mở tài khoản ngân hàng. Tiền được chuyển vào tài khoản của từng người, người dân có thể nhận tiền khi ngân hang chi tra lưu động tai UBND xa hoặc có thể cầm chứng minh nhân dân ra ngân hàng để rút tiền khi có nhu cầu. Việc rút nhiều hay ít hoặc gửi trong ngân hàng là quyền của người dân"- ông Hoàng lý giải.
Phat triển sinh kế cho người dân
Theo ông Hồ Thanh Hoàng - Giám đốc Quỹ BVPTR tỉnh Kon Tum, trong năm nay đơn vị tiếp tục tuyên truyền sâu rộng về chính sách chi trả DVMTR, quản lý bảo vệ rừng và hướng dẫn quản lý, sử dụng tiền DVMTR một cách hiệu quả nhất. Qua đó, sẽ tổ chức khoảng 50 hội nghị tuyên truyền đến cấp xã, đồng thời giám sát 15 đơn vị chủ rừng va 45 UBND xa, thị trấn trên địa bàn.
Đến cuối năm sẽ phối hợp với cơ quan chức năng đi kiểm tra, xac định diện tích rừng để xác định số tiền phải chi trả đúng.
Nhờ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng, ông A Re nhận được 17 triệu đồng tiền DVMTR thông qua ngân hàng. Ảnh: P.V
Ông Hoàng cho biết, thông qua các đợt tuyên truyền, đơn vị còn cho lồng ghép và đưa vào nhiều mô hình sinh kế thiết thực để người dân học hỏi, lựa chọn phù hợp cho từng gia đình. Mục tiêu giúp mọi người dân, nhất là người dân ở các khu vực cung ứng dịch vụ hiểu về chính sách và sử dụng nguồn tiền cung ứng DVMTR hiệu quả nhất.
Có mặt tại điểm nhận tiền lưu động do Ngân hàng Bưu điện Liên Việt chi trả, anh A Rin (thôn 3, xã Đăk Psi, huyện Đăk Hà) vui mừng nói: "Trước đây mình nhận tiền mặt, nay được chi trả qua ngân hàng. Giờ tài khoản nhận tiền mang tên mình, mình không nhận bây giờ thì tiền vẫn còn gửi trong ngân hàng, không lo mất tiền".
Theo A Rin, anh được Nhà nước giao đất, giao rưng hơn 20ha rừng, được chi trả số tiền cung ứng DVMTR năm 2019 la 17,8 triệu đồng. Có số tiền này, gia đình đỡ khó khăn hơn, thoải mái mua lúa, trồng thêm mì và mua bò về chăn nuôi để có thêm thu nhập. Hàng tháng, ngoài công việc gia đình, anh dành thời gian đi tuần tra rừng, khi phát hiện lâm tặc phá rừng thi gọi cán bộ lên can thiệp.
Lần đầu được nhận tiền qua ngân hàng, ông A Re (thôn 8, xã Đăk Psi) cũng chia sẻ: "Đợt này gia đình mình được ngân hàng chi trả 17 triệu đồng tiền nhận bảo vệ rừng nên rất vui. Mình sẽ dùng số tiền này để mua phân bón 200 gốc cà phê và mua bò... Mình không dám dùng tiền này để uống rượu đâu. Giờ mình có tài khoản ngân hàng rồi, cảm thấy rất thoải mái, mình có tiền có thể gửi tiết kiệm vào đây mà không lo mất".
Ông Nguyễn Phúc Đoan - Chủ tịch UBND xã Đăk Psi cho biết: "Nhờ chính sách chi trả DVMTR, ý thức của người dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng được nâng lên, người dân biết lo lắng hơn cho diện tích rừng được giao bao vê. Qua đó, đời sống của bà con được cải thiện đáng kể, họ biết sử dụng nguồn tiền để phát triển sinh kế. Đó là đầu tư con giống, cây trồng, mua phân bón cho việc sản xuất nông nghiệp, chăm lo việc học hành của con cái, cuộc sống gia đình tốt hơn".
Theo ông Đoan, đối với số tiền chi trả DVMTR cho cộng đồng dân cư được người dân tổ chức họp và sử dụng rất hiệu quả: 50% cho công tác tuần tra bảo vệ rừng, 30% dành cho bà con trong làng vay vốn phát triển kinh tế và số còn lại phục vụ chung cho sinh hoạt cộng đồng. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo của xã Đăk Psi là 64,37% thì đến cuối năm 2019 giảm xuống còn 42,5%.
Nhà máy thủy điện A Lưới gặp sự cố: Từng ghi nhận nhiều cơn rung chấn Trong quá trình vận hành từ năm 2012 đến nay, trong khu vực công trình đã ghi nhận trên 60 lần rung chấn và động đất, trong đó trận động lớn nhất vào ngày 15/5/2014 có cường độ 4,7 độ richter. Ngày 6/1, Công ty CP Thủy điện miền Trung, chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện A Lưới (đóng ở huyện A...