Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng khu Nam
Sở GTVT TPHCM có văn bản báo cáo UBND TPHCM về việc tăng cường đầu tư hạ tầng cho khu Nam. Nội dung chủ yếu là tham mưu việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông khu Nam thành phố phù hợp với yêu cầu thực tế, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của TPHCM.
Ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ sẽ đầu tư xây dựng nút giao thông. Ảnh: CAO THĂNG
Ngày 7-8, trao đổi với phóng viên Báo SGGP về các thông tin xoay quanh bài “Ngột ngạt khu Nam” (đăng ngày 26-7), ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TPHCM, cho biết vừa ký văn bản báo cáo UBND TPHCM về việc tăng cường đầu tư hạ tầng cho khu Nam, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP. Nội dung chủ yếu là tham mưu việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông khu Nam thành phố phù hợp với yêu cầu thực tế, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của TPHCM.
Bước đầu hình thành các trục giao thông chính
Theo Sở GTVT, hiện tại, hệ thống hạ tầng giao thông chính của khu Nam cơ bản là những tuyến đường đã được đầu tư hình thành khá lâu trước đây, như đường Nguyễn Văn Linh (vừa có chức năng là đường vành đai vừa là đường đô thị), đường Nguyễn Văn Cừ, quốc lộ 50, Phạm Hùng, Nguyễn Hữu Thọ, đường Bắc – Nam, đường Nguyễn Tri Phương nối dài, cầu Tân Thuận 2, đường Huỳnh Tấn Phát…
Cùng với việc đầu tư, thay thế các cầu yếu trên tuyến đường Lê Văn Lương đã hình thành các trục đường chính kết nối khu Nam với các khu đô thị hiện hữu nội thành, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của thành phố.
Theo đề xuất của Sở GTVT, thành phố cần tiếp tục quan tâm, tập trung huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối khu vực phía Nam với các khu vực khác, tạo nên mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội khu vực phía Nam và góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của TPHCM.
Xây dựng kịch bản thứ tự cho khu Nam
Video đang HOT
Trong thời gian tới, Sở GTVT tiếp tục tham mưu đầu tư hạ tầng giao thông khu Nam thành phố đáp ứng nhu cầu đi lại thuận tiện của người dân ứng với kịch bản phát triển đô thị theo thứ tự ưu tiên, có trọng tâm, trọng điểm (trong khi nguồn lực đầu tư còn hạn chế).
Về đường bộ, đối với các dự án đã có chủ trương đầu tư, đã có kế hoạch đầu tư hoặc đang thực hiện đầu tư, sẽ đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Cụ thể: Dự án Nâng cấp mặt đường Huỳnh Tấn Phát (từ đường Trần Xuân Soạn đến phà Bình Khánh); Xây dựng mới 3 cầu (thay thế các cầu yếu Rạch Đỉa, Long Kiểng, Rạch Tôm) trên đường Lê Văn Lương; Xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; Xây dựng, cải tạo, mở rộng nút giao thông Huỳnh Tấn Phát – Lưu Trọng Lư; Nâng cấp đường Nguyễn Hữu Thọ (từ cầu Kênh Tẻ đến đường Nguyễn Văn Linh).
Tiếp tục đẩy nhanh thủ tục đề xuất chủ trương đầu tư đối với các dự án: Xây dựng cầu đường Nguyễn Khoái (vượt Kênh Tẻ và rạch Bến Nghé) nối các quận 1, 4, 7; Nâng cấp quốc lộ 50 (đoạn từ Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An); Xây dựng mới cầu Rạch Dơi trên đường Lê Văn Lương; Nâng cấp đường Phạm Hữu Lầu (đoạn từ đường Huỳnh Tấn Phát đến cầu Phước Long); Xây dựng đường Nhơn Đức – Phước Lộc nối dài (đoạn từ cầu Kênh Cây Khô đến quốc lộ 50); Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh – Phạm Hùng; Xây dựng cầu vượt nút giao đường Nguyễn Văn Linh – quốc lộ 50.
Kế tiếp, tăng cường kêu gọi đầu tư, đẩy nhanh thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công – tư (PPP). Đó là: Xây dựng cầu đường Bình Tiên; Xây dựng tuyến đường trục Bắc – Nam (từ đường Hoàng Diệu đến cầu Bà Chiêm) giai đoạn 3; Xây dựng tuyến đường Lê Văn Lương; Xây dựng đường Vành đai 2, đoạn 4 (từ quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh); Mở rộng đường Nguyễn Văn Linh (từ Nguyễn Thị Thập đến Huỳnh Tấn Phát); Xây dựng cầu Phú Xuân 2B và đường 15B (trên trục đường Nguyễn Lương Bằng kéo dài); Đầu tư xây dựng các cầu lớn như cầu Cần Giờ thay phà Bình Khánh, cầu Thủ Thiêm 4 (nối quận 2 với quận 7).
Đối với đường sắt, Sở GTVT sẽ phối hợp cùng Ban Quản lý đường sắt đô thị kêu gọi đầu tư xây dựng tuyến xe điện mặt đất số 2 (quốc lộ 50 – Nguyễn Văn Linh – Trần Não – Xuân Thủy – Khu đô thị Bình Quới); Tuyến đường sắt đô thị số 4a (Thạnh Xuân – Khu đô thị Hiệp Phước); Tuyến đường sắt đô thị số 5 giai đoạn 2 (Bến xe Cần Giuộc mới – ngã tư Bảy Hiền).
Bên cạnh việc tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông trên bộ, vấn đề giao thông đường thủy của khu Nam cũng được chú trọng. Thành phố sẽ tăng cường kêu gọi đầu tư nạo vét luồng Soài Rạp theo quy hoạch được duyệt, để đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tàu có trọng tải 50.000 DWT (đầy tải) và trên 50.000 DWT (giảm tải) ra vào các khu cảng dọc sông Soài Rạp; phục vụ phát triển kinh tế – xã hội khu vực TPHCM, các tỉnh lân cận và phát triển hoàn chỉnh hệ thống cảng biển trên sông Soài Rạp.
QUỐC HÙNG – LƯƠNG THIỆN
Theo SGGP
Khối việc khổng lồ của 'siêu ban' giao thông
Với số dự án tiếp nhận là 409, khối lượng công việc của "siêu ban" giao thông TP.HCM vừa ra mắt được đánh giá là... khủng.
"Trong tổng số 409 dự án được ban tiếp nhận thì số dự án chuyển tiếp tiếp tục thi công trong năm nay là 112. Trong đó, có 25 dự án sẽ hoàn thành trong năm". Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, phát biểu trong buổi chuyển giao tổ chức chiều 16-5.
Những công trình hoàn thành trong năm 2019
Nói về các công trình sẽ hoàn thành trong năm 2019, ông Phúc cho biết trong quý II tới ban sẽ hoàn thành: Cải tạo dốc dọc đường đầu cầu Phạm Văn Chí; mở rộng đường Nguyễn Văn Luông (quận 6); nâng cấp mở rộng đường số 12 đoạn từ quốc lộ 1 đến Nghĩa trang TP.
Quý III sẽ có bảy công trình hoàn thành: Nâng cấp tỉnh lộ 10; mở rộng cầu chữ Y; mở rộng cầu Kênh Tẻ; cải tạo - nâng cấp - hoàn thiện mặt đường tuyến vành đai phía Đông (từ nút giao Mỹ Thủy đến cầu Rạch Chiếc, quận 2); tăng cường khả năng khai thác trên tuyến quốc lộ 1 (từ cầu Bình Phước đến ngã tư An Sương); mở rộng đường Lương Ngọc Quyến (quận Gò Vấp); nâng cấp tuyến đường nối từ nút giao cầu Bà Chiêm đến Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).
Ba tháng cuối năm, 16 công trình sẽ được làm xong, trong đó bốn công trình cầu gồm: Xây dựng mới cầu Ông Bồn (quận 9); xây dựng cầu tạm An Phú Đông (quận Gò Vấp); cầu vượt thép tại nút giao Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm; cầu Vàm Sát 2 (huyện Cần Giờ).
Năm dự án đường gồm: Nâng cấp - mở rộng 1,65 km quốc lộ 50 (huyện Bình Chánh); đường vào khu đất Học viện Phật giáo; đường nối từ Nguyễn Văn Hưởng (quận 2) vào xa lộ Hà Nội; tuyến đường nối từ nút giao cầu Bà Chiêm đến Khu công nghiệp Hiệp Phước (giai đoạn 2); đường ven rạch Lăng (quận Bình Thạnh)...
Ngoài ra, năm nay "siêu ban" cũng dự kiến khởi công mới 26 dự án mới. Trong số này có những dự án trọng điểm như sửa chữa "rốn ngập" đường Nguyễn Hữu Cảnh; cầu vượt Bến xe Miền Đông; xây cầu Phú Long mới; cầu đường Nguyễn Khoái (quận 4); hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7)...
Công trình mở rộng cầu Kênh Tẻ nối quận 4 với quận 7, một trong những dự án được hoàn thành trong năm nay của "siêu ban". Ảnh: KIÊN CƯỜNG
Mỗi tháng giải ngân trên 300 tỉ đồng
"Tổng mức đầu tư của 409 dự án mà ban tiếp nhận là 73.000 tỉ đồng. Áp lực công việc rất lớn, khối lượng công việc khủng khiếp và trải đều 24 quận/huyện, trên các lĩnh vực như bến bãi, đường thủy, bờ kè, cầu đường, nút giao, hầm..." - ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, cho biết trong buổi chuyển giao.
Theo ông Lâm, hiện TP đã bố trí vốn đợt 1 khoảng 2.800 tỉ đồng cho 122 dự án. "Như vậy mỗi tháng ban phải giải ngân hơn 300 tỉ" - ông Lâm nói.
Giám đốc Sở GTVT TP nhấn mạnh: Tới nay nhiệm vụ của ban sẽ rất nặng nề vì với TP, nhiệm vụ đầu tư phát triển hạ tầng là nhiệm vụ quan trọng nhất trong bảy chương trình đột phá của TP.
Ông Lương Minh Phúc cho rằng mỗi tháng giải ngân 300 tỉ đồng là rất khó khăn. "Dù rất khó khăn nhưng tôi xin hứa cùng cán bộ, nhân viên ban đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ" - ông Phúc khẳng định.
264 cán bộ, nhân viên
Cuối tháng 4, Sở GTVT TP.HCM đã chuyển giao chức năng quản lý các dự án xây dựng cầu, đường trên địa bàn TP sang Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.HCM. "Siêu ban" có một giám đốc; hai phó giám đốc; 264 cán bộ, nhân viên (178 nhân viên từ các khu quản lý giao thông đô thị, Sở GTVT chuyển qua); 10 ban điều hành dự án trực thuộc. Tổng số dự án được "siêu ban" tiếp nhận là 409 dự án.
KIÊN CƯỜNG
Theo Vietnamnet
Ông Trần Quang Lâm làm Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Ông Trần Quang Lâm vừa được UBND TP.HCM bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT), còn bà Lê Thị Huỳnh Mai làm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT). Sáng 12.4, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã trao quyết định phân công, bổ nhiệm vị trí mới cho 2 giám đốc sở. Theo quyết định,...