Đẩy lùi nhiệt miệng mùa nắng nóng bằng thực phẩm
Nhiệt miệng là bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, không nguy hiểm nhưng rất khó chịu, gây đau rát. Sau đây là một số thực phẩm giúp “đánh bay” chứng nhiệt miệng nhanh chóng.
Chứng nhiệt miệng do nhiều nguyên nhân gây nên:
- Áp lực tinh thần lớn, công việc căng thẳng stress khiến cho chức năng miễn dịch bị suy giảm; các rối loạn bài tiết bên trong, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt; dị ứng với thuốc hoặc thực phẩm… trong đó suy giảm miễn dịch được xem là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhiệt miệng.
Vào mùa nóng, chúng ta rất dễ mắc nhiệt miệng.
- Do cảm phải nhiệt độc từ bên ngoài như nắng nóng… xâm nhập vào tỳ, vị. Hỏa độc, nhiệt độc bốc lên sinh lở loét, đau nóng rát, miệng hôi, khô miệng, lưỡi đỏ.
- Do ăn uống nhiều chất béo, cay, khó tiêu… nhiệt độc cộng với tân dịch (nước miếng) ở miệng, lâu ngày nung đốt niêm mạc miệng, lưỡi (gọi là thấp nhiệt) gây nên những vết loét, nứt nẻ, những đám nấm trắng ở miệng lưỡi.
- Các trường hợp suy giảm chức năng khử độc của gan, các chất độc tích tụ lại ở niêm mạc đường tiêu hóa (chủ yếu là niêm mạc miệng ) khi lượng chất độc đủ lớn tạo nên ổ hoại tử rồi vỡ ra tạo thành vết loét nhiệt miệng.
- Yếu tố nội tiết: Thể hiện khá rõ ở phụ nữ dễ bị nhiệt miệng trong thời kỳ sau sinh nở, thời kỳ mãn kinh hoặc trong khi mang thai.
Chè tươi, nước cam, bột sắn dây, hoa quả mát…là những thực phẩm bạn nên bổ sung để giúp cơ thể thanh mát, đẩy lùi chứng nhiệt miệng.
Sau đây là những thực phẩm bổ dưỡng giúp “xua tan” chứng nhiệt miệng, xoa dịu cơ thể khi bạn bị nóng trong người.
1. Chè tươi
Video đang HOT
Uông nươc chè tươi hang ngay co tac dung thanh nhiêt, giai đôc, đông thơi co tac dung bao vê răng miêng rât hiệu qua do ban chât chông oxy hoa. Co thê dung ông hut khi uông nươc đê giam đau.
2. Nước cam
Trong nước cam có chứa hàm lượng vitamin C cao, rất có lợi trong việc thúc đẩy hệ thống miễn dịch, chống oxy hóa, kháng viêm. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong nước cam có chứa chất folate, loại vitamin B đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của các tế bào mới, thúc đẩy quá trình làm lành các vết thương, vết lở loét. Với đặc tính chống viêm có hiệu quả, do đó sẽ rất có ích cho những người bị nhiệt miệng.
3. Bột sắn dây
Theo Đông Y, bột sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình, đi vào tỳ, vị, phế, bàng quang có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Đối với những người bị nhiệt miệng thì nên dùng 10 – 15 g/ngày, tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng, pha loãng với nước đun sôi để nguội, không cho đường là tốt nhất, với trẻ nhỏ cho uống chính tốt hơn uống sống.
4. Rau má
Rau má là có khả năng làm lành vết thương và giảm stress, do đó mà nó có tác dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nhiệt miệng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia về sức khỏe, trong cây rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có tác dụng làm lành vết thương, vết lở loét rất nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, vết lở loét. Nếu bị nhiệt miệng thì cách tốt nhất là chúng ta giã nhuyễn, vắt lấy nước uống mà không cần phải tuân thủ nguyên tắc về số lượng hay thời gian sử dụng.
5. Cà chua sống
Ăn cà chua sống là một cách chữa nhiệt miệng một cách hiệu quả. Hoặc bạn cũng có thể ngậm nước ép cà chua mỗi ngày khoảng 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa được nhiệt miệng.
6. Ngậm chất chát trong miệng
Chất chát có tính sát trùng và làm săn da. Tốt nhất là ngậm nước chè tươi, trà đen đặc, quả sung, rau dấp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, làm săn da, trừ thấp nhiệt ở bộ tiêu hóa, khử mùi hôi.
7. Nhân trần
Theo các y thư cổ, nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng da viêm nề và ngứa nhiều, dùng nhân trần 30g, lá sen 15g sấy khô, tán bột, mỗi ngày uống 3g với nước lọc có pha chút mật ong.
8. Nước khế chua
Khế tươi 2 – 3 quả, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi thuốc nguội thì ngậm và nuốt dần, ngậm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, giúp sinh tân dịch nhiều hơn, thanh nhiệt cũng tốt hơn khế ngọt.
9. Ăn sữa chua
Sữa chua giúp cân bằng vi khuẩn trong miệng và trong cơ thể. Ăn sữa chua sẽ giúp nhanh liền vết loét miệng và phòng tránh vết nhiệt miệng mới.
10. Củ cải trắng
Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày sẽ khỏi.
Các bác sĩ khuyên rằng: Để phòng ngừa bệnh , cần ăn nhiều rau, trái cây, uống nước, tránh tình trạng cơ thể bị nóng gây ra bệnh hoặc làm cho bệnh nặng thêm.
Đời Sống Pháp Luật
Mùa nắng nóng trẻ vẫn rất dễ bị viêm phổi
Một khi trẻ có những biểu hiện của việc như thở khò khè hay chảy nước mũi, cha mẹ cần nghĩ ngay tới trường hợp con mình rất có thể đã bị viêm phổi.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm phổi ở trẻ
Những ngày hè nắng nóng, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều có nhu cầu giải nhiệt cho cơ thể. Thế nhưng giải nhiệt như thế nào, bằng cách nào thì lại là vấn đề đang được nhiều người quan tâm, bởi nếu sử dụng không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không thể phủ nhận sự dễ chịu do điều hòa nhiệt độ mang lại, nhưng lạm dụng cũng dẫn tới những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ em. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa phòng lạnh và ngoài trời quá lớn khiến trẻ em khó thích nghi, hơn nữa, việc ngồi trong phòng điều hòa quá lâu khiến da trẻ bị khô, khô họng khiến trẻ dễ bị viêm đường hô hấp trên. Hơn nữa, trẻ dễ bị các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn gây viêm đường hô hấp như H. influenzae, phế cầu, liên cầu ...Nếu không được chăm sóc tốt cũng có thể làm trẻ bị viêm phổi.
Cũng tại nóng nực, trẻ thích tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước với thời gian lâu... Đó cũng là nguyên nhân làm trẻ rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Một số trẻ sau khi tắm xong thấy sốt cao, đau họng, chảy nước mũi, thậm chí khó thở, đó là dấu hiệu của viêm đường hô hấp cấp tính.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm phổi
- Trẻ sốt rất cao và dai dẳng: Sốt cao thường là do virus và vi khuẩn gây ra. Sốt cao sẽ gây ra co giật, mệt mỏi, mất nước, trẻ quấy khóc, bỏ bú, ngủ không sâu. Sốt cao chính là nguyên nhân góp phần làm nặng thêm các rối loạn của bệnh. Khi đang điều trị thuốc mà liên tục từ 3 ngày trở lên trẻ có biểu hiện sốt cao trên 39 độ C thì nên đưa ngay đến bệnh viện để kiểm tra.
- Thở nhanh: Quan sát nhịp thở của bé bằng cử động của lồng ngực. Bạn có thể đặt tay lên lồng ngực của trẻ để đếm từng nhịp thở. Nếu tần số thở trong 1 phút là trên 60 lần/phút với trẻ sơ sinh thì hãy coi chừng, đó là dấu hiệu bệnh đang tiến triển nặng và rất nặng. Không chần chừ, đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.
- Tím tái: Tím tái là biểu hiện cơ thể bé từ mặt, chân, tay cho đến thân mình đều có biểu hiện da nhợt nhạt và tím lại thì đó là dấu hiệu của rối loạn hô hấp. Viêm phổi lúc này đã xảy ra khá nặng, cần đưa bé đi cấp cứu càng sớm, càng tốt.
- Bé không mở mắt phản ứng với mẹ hay không có cảm giác tiếp xúc với mẹ. Như thế là bé đang quá mệt hoặc là bé đang rơi vào trạng thái thần kinh u ám. Không có lí do gì giữ bé ở nhà trong trường hợp này.
Các biểu hiện của bệnh diễn ra nhanh, cấp tập, trầm trọng và chỉ trong một thời gian ngắn khoảng 1-2 ngày.
Chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho trẻ
Mùa nắng nóng, cơ thể thường bài tiết nhiều mồ hôi hơn, cơ thể có nguy cơ thiếu nước và các chất điện giải. Việc bổ sung đủ nước cho trẻ đồng thời cho ăn các loại rau củ quả, trái cây là rất cần thiết vừa bồi phụ nước, cung cấp thêm dinh dưỡng và vi chất.
Để hạn chế trẻ mắc bệnh trong mùa hè, nhất là bệnh viêm phổi, trước hết trẻ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế cho trẻ dùng nước đá, hoa quả lạnh trong tủ lạnh. Khi sử dụng máy điều hòa nên điều chỉnh nhiệt độ hợp lý không quá chênh lệch với nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Không nên để gió của máy điều hoà quạt thẳng vào người trẻ. Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho tắm nước lạnh.
Trong các trường hợp nhẹ, mới chớm bệnh, các mẹ có thể nhỏ mũi bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ, cho trẻ súc miệng bằng dung dịch súc họng hoặc nước muối loãng ấm hằng ngày. Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu, đủ chất.
Nếu thấy các triệu chứng viêm phổi nặng hơn, trẻ cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Không nên tự cho trẻ uống thuốc, đặc biệt là các loại thuốc giảm ho, kháng sinh.
Theo Giáo dục Việt Nam
Kinh nghiệm chữa nhiệt miệng bằng rau ngót của một đấng mày râu Theo đó, tôi tự tước lá rau ngót tươi, rửa sạch. Sau đó mang giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Tiếp đó, tôi dùng tăm bông thấm hỗn hợp này và thoa vào chỗ sưng đau, lở trong miệng của mình. Khi nghe đến phương pháp chữa nhiệt miệng đơn giản và rẻ bèo của tôi, tôi nghĩ...