Đây là thói quen dùng muối nguy hiểm mà các gia đình Việt cần bỏ ngay trước khi làm tổn thương nhiều cơ quan và “rước” đủ thứ bệnh
Bên cạnh nước mắm thì muối là loại gia vị không thể nào thiếu trong mâm cơm của người Việt. Chế độ ăn thừa muối hay thiếu muối đều sẽ đem đến những hệ lụy nhất định.
Muối ăn không đơn thuần chỉ là một loại gia vị để cải thiện chất lượng món ăn, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng nước trong và ngoài tế bào, duy trì áp lực thẩm thấu, duy trì điện thế tế bào…
Ở Việt Nam, một nghiên cứu do Bộ Y tế tiến hành năm 2015 cho thấy người Việt Nam tiêu thụ trung bình 9,4g muối/người/ngày – gần gấp đôi lượng muối khuyến cáo của WHO là 5g muối/ngày.
Chế độ ăn thừa muối làm hại dạ dày, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Nguy hiểm hơn, đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh trầm trọng hơn.
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần bỏ ít muối hơn khi nấu ăn thì chúng ta đã hạn chế được số muối mình tiêu thụ, nhưng thực tế chúng ta còn cần từ bỏ những thói quen dùng muối dưới đây nữa nếu không muốn gây hại cho cả gia đình.
1. Dùng muối để chấm mọi loại thực phẩm
Mọi gia đình Việt đều có thói quen đặt một bát nước chấm như mắm, muối, xì dầu, tương ớt… trên mâm cơm để chấm dù món ăn đã khá mặn hay đã được tẩm ướp. Chính những thói quen này đã khiến cho lượng muối chúng ta tiêu thụ hàng ngày tăng cao quá mức, từ đó tăng rủi ro về bệnh dạ dày, tim mạch, huyết áp…
Theo các chuyên gia, để hạn chế lượng muối ăn, mọi người cần tập thói quen không để bát chấm, gia vị trên mâm cơm. Thay vào đó, có thể dùng các gia vị khác như chanh, tỏi, tiêu, ớt… để tăng cảm giác ngon miệng. Nếu vẫn muốn chấm đồ ăn vào gia vị mặn trước khi ăn thì bạn nên chấm nhẹ nhàng.
Video đang HOT
2. Lạm dụng các thực phẩm chứa nhiều muối mà không biết
Nhiều người đang hiểu sai về khái niệm tiêu thụ muối. Cho rằng tiêu thụ muối nghĩa là sử dụng muối trắng, mà không biết muối còn có mặt trong nước mắm, mắm tôm, nước tương… cùng rất nhiều loại thực phẩm khác, điều đó khiến cho bản thân tiêu thụ vượt quá lượng muối cho phép mà không biết.
Một số món ăn chứa nhiều muối mà bạn chưa chắc đã biết:
- Các món muối thực phẩm để lên men (dưa muối, cà muối, kiệu, dưa chuột muối…) là thực phẩm chứa nhiều muối. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g dưa chuột muối chứa khoảng 2,5gr muối.
- Dù đem lại cảm giác ngon miệng cho người ăn xong các loại thực phẩm ăn liền như giò, chả, ruốc, xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp, cá hộp… cũng có chứa muối.
- Trong 1 bát nước phở, nước bún cá, bún riêu cua (tương đương 200ml nước dùng) chứa khoảng 2-4gr muối.
- Trong gói bim bim 48g có tới gần 900mg muối. Trong 1 chiếc bánh gạo chỉ nặng 3g có tới 195mg muối.
Ngoài ra pizza, nước sốt cà chua đóng hộp cũng là những thực phẩm chứa “đẫm” muối.
3. Sử dụng muối để rửa và ướp thực phẩm
Muối không chỉ được người Việt sử dụng để nêm nếm món ăn mà còn được dùng để khử trùng (ngâm rau sống) hay khử mùi hôi, tanh của thịt, cá. Thực tế, thói quen này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Lượng muối sử dụng để ngâm hay ướp sẽ ngấm vào thực phẩm, khi chế biến, chúng ta tiếp tục nêm nếm muối/mắm vào món đó khiến lượng muối trong món ăn bị nhân lên gấp đôi.
4. Loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi chế độ ăn
Dùng muối quá nhiều chắc chắn sẽ gây hại cho sức khỏe nhưng ngược lại, nếu ăn quá ít muối sẽ khiến cơ thể bạn trở nên mệt mỏi, chán ăn và suy giảm các chức năng nội tạng.
Theo Dan Zuccarello (một chuyên gia thực phẩm, tác giản của cuốn sách American Test Kitchen) cho biết: Muối cực kỳ quan trọng vì nó có tác dụng điều vị, cải thiện chất lượng món ăn. Hiện có nhiều người ăn kiêng cực đoan đến mức loại bỏ hoàn toàn muối ra khỏi chế độ ăn, điều này vừa khiến bạn cảm thấy không ngon miệng, lại vừa gây suy kiệt cơ thể. Tốt nhất bạn nên sử dụng muối dưới 5g/ngày theo khuyến cáo của WHO.
5. Bảo quản muối không đúng cách
Theo tờ Eathis, thành phần của muối ăn có chứa natri clorua (NaCl), ngoài ra chúng còn chứa các khoáng chất vi lượng khác. Nếu muốn giữ được dinh dưỡng và chất lượng của muối, bạn cần bảo quản chúng đúng cách. Muối cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh nơi có nhiều hơi ẩm, nếu không các phân tử trong muối sẽ hút các phân tử nước và biến chất, hư hỏng.
Bệnh nhân viêm gan phải nhập viện khẩn cấp do uống thuốc nam
Do cả tin và mệt mỏi với việc điều trị kéo dài, nhiều bệnh nhân tìm đến thuốc nam không rõ nguồn gốc dẫn đến tình trạng nguy kịch.
Vừa qua, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cơ sở Kim Chung (Hà Nội) tiếp nhận bệnh nhân K.T.T. (nam, 51 tuổi, trú tại Sông Công, Thái Nguyên) trong tình trạng vàng da, vàng mắt, suy gan, thận, xơ gan tối cấp.
Ông T. từng đến khám tại cơ sở y tế này với chẩn đoán viêm gan B và được chỉ định dùng thuốc kháng virus. Nghe giới thiệu về một vị thầy lang tự xưng là "danh y" thuộc Hội Y học Cổ truyền, Đại học Y, ông T. bỏ thuốc và uống "đại kiện cam" do đối tượng này bán.
Sau một tháng uống loại thuốc trên, sức khỏe ông T. bị ảnh hưởng rõ rệt, triệu chứng bệnh nặng dần và phải nhập viện. Trước đó, bệnh nhân đã gọi điện cho "danh y" trên để nói về những triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, đối tượng này lập tức tắt máy và không nghe các cuộc gọi sau đó.
Bệnh nhân viêm gan B đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Quốc Toàn.
Thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Nguyên Huyền, Trưởng khoa Khám bệnh, sau khi tiếp nhận đã chỉ định ông T. nhập viện khẩn cấp tại khoa Viêm gan. Tại đây, bệnh nhân được điều trị lọc máu, can thiệp nội khoa, tình trạng sức khỏe tạm thời ổn định.
Tuy nhiên, thạc sĩ, bác sĩ Mai Đình Cửu, Phó trưởng khoa Viêm gan cho biết tiên lượng sức khỏe của bệnh nhân T. khá xấu, buộc phải ghép gan trong thời gian tới và khó có thể hồi phục hoàn toàn.
Một trường hợp viêm gan khác cũng vừa nhập viện điều trị do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc là ông P.A.T. (49 tuổi, trú tại Thái Nguyên). Bệnh nhân được phát hiện viêm gan B cách đây 5 năm qua một lần khám định kỳ tại nhà máy, nơi ông làm việc.
Tuy nhiên, qua thông tin truyền miệng, ông tìm tới một gia đình chuyên cắt thuốc nam tại thị trấn Trại Cau (Đồng Hỷ, Thái Nguyên) để điều trị. Sau 5 năm, ông được phát hiện có 2 khối u gan, đồng thời gan bị xơ hóa nghiêm trọng.
Tại Bệnh viện K (Hà Nội) ông được mổ cắt bỏ khối u gan thành công và hiện tiếp tục điều trị xơ gan tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, sức khỏe ổn định.
Bác sĩ Cửu cho biết thời gian gần đây, khoa Viêm gan thường xuyên tiếp nhận các trường hợp được phát hiện viêm gan B nhưng không tới bệnh viện để thăm khám, điều trị hoặc tự ý uống thuốc nam. Đa số trường hợp này đều tiến triển thành xơ gan, ung thư hóa gan. Một số người thậm chí đang điều trị nhưng tự ý bỏ thuốc khiến virus viêm gan bùng phát, dẫn đến diễn biến nặng, không qua khỏi.
Theo vị chuyên gia này, các bệnh nhân viêm gan B nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thăm khám định kỳ nhằm sớm phát hiện bất thường, qua đó có cách xử lý phù hợp. Ngoài ra, khi có những triệu chứng bất thường như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, vàng mắt, tiểu vàng, bệnh nhân cần đến những cơ sở y tế uy tín để được khám, tư vấn và xử lý kịp thời.
Ngoài ra, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc nam, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc do có thể ảnh hưởng hiệu quả điều trị, tác động xấu tới chức năng gan.
"Tất cả chất khi vào cơ thể đều được gan khử độc. Do đó, khi gan gặp vấn đề, quá tải và không thể khử độc, virus sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển và gây tổn thương gan nghiêm trọng", bác sĩ Cửu giải thích.
Bác sĩ Huyền cũng khuyến cáo các bệnh nhân viêm gan B cần hiểu quá trình điều trị căn bệnh này sẽ kéo dài, mục đích là để bệnh nhân nâng cao sức khỏe và kéo dài sự sống. Do đó, mọi người không nên lo lắng và tin vào quảng cáo các loại thuốc trên Internet chưa được Bộ Y tế kiểm duyệt, quản lý, dẫn đến thiệt hại về sức khỏe và kinh tế.
Chớ xem nhẹ bệnh gan nhiễm mỡ vì có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan Bệnh gan nhiễm mỡ là tình trạng thường thấy ở những người béo phì hoặc thừa cân. Gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến các bệnh về gan nghiêm trọng và thường gây tử vong, kể cả ung thư. - ẢNH: SHUTTERSTOCK Đây là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng vì nó có thể dẫn đến các bệnh về...